BĐS thì lúc nào cũng sôi động quanh năm vì hàng năm có trên 5 triệu người Việt Nam Ở nước ngoài gửi tiền về ~20 tỷ đô ( =~560 ngàn tỷ vnd) và 70% số tiền đó đều mua bđs để giữ tiền.
Cộng với trong nước lượng tiền cần cất giữ của những người ăn lên làm ra ~ 50 tỷ đô [=_~ 1 triệu 235 ngàn tỷ vnd- Mức này là tối thiểu vì tính mức 19 triệu dân =1/5 dân số Việt Nam * nhân với mỗi người tích trữ được 65 triệu vnđ/ 1năm = ~1 triệu 235 ngàn tỷ vnd/ 1năm]. Cụ thể như sau :
- 1 người mỗi năm tích trữ được 65 triệu vnd
-10 người = 650 triệu
-100 người = 6,5 tỷ
-1ngàn ngươì = 65 tỷ
-10 ngàn người =650 tỷ
-100 ngàn người = 6 ngàn 500 tỷ
-1 triệu người = 65 ngàn tỷ
- 10 triệu người = 650 ngàn tỷ
- 19 triệu người = 1 triệu 235 ngàn tỷ vnd =~ 50 tỷ đô la đó.
Và dòng tiền tích trữ trên sẽ dùng 70% số tiền đó để mua BĐS để giữ tiền nên bđs quanh năm sôi động và cứ tăng giá dần đều lên thôi vì đất không đẻ ra mà tiền thì ngày càng tích trữ nhiều hơn.
Đấy các cụ xem cách đây 20 năm qua mấy lần thăng trầm BĐS có những lúc giảm [ do 10% là đuối vốn phải bán lỗ lúc khủng hoảng còn lại 90% có lực nên họ để đó chứ không chịu bán lỗ nên sau đó BĐS lại tăng lên ] nhưng vẫn đi lên dần đều đó là do dân mình giàu lên , do kiều bào nước ngoài gửi tiền về cất giữ nhiều thì đương nhiên BĐS phải tăng giá thôi , chứ không phải như một số cụ không hiểu nói là do môi giới thổi giá lên mà đó là nhu cầu thực, nhu cầu bình thường khi người ta có tiền tích trữ người ta phải tìm cách cất giữ tiền của mình vào nơi an toàn nhất thôi. Và đương nhiên giờ hỏi 10 người là để tiền vào đâu cho an toàn thì 7 người bảo để vào BĐS
Vậy nên bắt được đáy thì hơi khó vì các ông có tiền mua rồi thì không chịu bán lỗ vì các ông có thực lực , chỉ còn lại 10% các ông bi đuối vốn không trụ được phải bán lỗ nhưng không đến mức lỗ 20% so với lúc ông ý mua đâu vì giảm nhiều thế thì nhiều ông khác sẽ múc ngay chứ chưa đến lượt mình