Cụ chủ thử ngẫm nghĩ về con chó của Pavlov nhé:
-Con chó bình thường, mỗi khi được quăng cho miếng thịt hay khúc xương thì nó ứa nước miếng/nước bọt một cách bản năng, còn khi con chó nghe tiếng chuông thì nó lại không có phản ứng tiết nước bọt như vậy.
-Ông Pavlov mỗi lần cho con chó ăn thì ông ấy lại rung chuông, lặp đi lặp lại như thế nhiều lần.
-Sau một thời gian, mỗi khi nghe tiếng chuông, con chó lại tiết nước bọt ồ ạt như sắp được ăn, dù cho không hề có thức ăn ở đó.
-Sau một thời gian nữa, khi tiếng chuông không đi kèm với khúc xương hay miếng thịt nào, con chó lại dần dần mất đi phản xạ tiết nước bọt khi nghe chuông.
Nghĩa là:
-hoạt động của bộ não của con chó đã được ông Pavlov cài đặt lại mà không cần đụng vào, chỉ bằng cách sắp xếp một số tín hiệu bên ngoài giản đơn (tiếng chuông xuất hiện cùng thức ăn cho con chó)
-có thể hiểu "ông Pavlov cài đặt lại hoạt động của bộ não con chó" hoặc cũng có thể hiểu là "bộ não của con chó đã tự cài đặt lại khi xuất hiện các tác động từ bên ngoài của ông Pavlov"
-các cài đặt này cũng không phải là bền vững mãi mãi
Vấn đề đặt ra ở đây là: bộ não của con người cũng tương tự như của con chó nói trên, nó rất dễ dàng được/bị cài đặt lại chỉ bằng mốt số sắp xếp tín hiệu bên ngoài khá đơn giản.
Với cụ trước đây: tài sản (tiền, nhà, đồ vật đắt tiền sành điệu....) đóng vai trò như tiếng chuông của ông Pavlov đối với con chó, nó kích hoạt một số phản ứng trong não của cụ, làm cụ "ứa nước miếng"....nhưng đến nay thì cái "chương trình kích hoạt tiết nước bọt khi nghe chuông" của cụ đã không còn nhạy như lúc mới được cài đặt nữa.
Vậy cụ có nhiều lựa chọn:
-kệ nó, không tiếc nuối gì cái chương trình cũ từng được cài vào não mình, mặc kệ cho nó hết hiệu lực hoạt động
-tiếc nuối, tìm cách refresh, update lại cái chương trình cũ để nó chạy tiếp như xưa
-tìm cách cài một chương trình mới vào não mình cho nó chạy thay cho chương trình cũ.
Theo cụ thì cụ muốn chọn cách nào?