Nhận thức về “suy thoái kinh tế” ở Mỹ và châu Âu
Tính từ năm 1930 đến nay, Hoa Kỳ và châu Âu đã 8 cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Đó là chưa kể hàng chục cuộc suy thoái khác
1/ Đại suy thoái năm 1930
2/ Suy thoái năm 1947
3/ Suy thoái năm 1953
4/ Suy thoái năm 1958
5/ Khủng hoảng dầu mỏ những năm 1973
6/ Suy thoái đầu những năm 1980
7/ Suy thoái đầu năm 2000
8/ Và suy thoái năm 2022
Vấn đề đặt ra ở đây là gì? Và cho chúng ta thấy điều gì?
- Thứ nhất: Hoa Kỳ và châu Âu có yếu đi không? Ko hề. Trái lại họ vẫn mạnh lên và luôn dẫn đầu thế giới.
- Thứ 2: Các quốc gia kém và đang phát triển có tận dụng được cơ hội để tiến lên không? Không hề. Các quốc gia kém và đang phát triển vẫn chỉ là “vùng trũng” của kinh tế thế giới. Có chăng thì vẫn loay hoay trong cái bẫy “thu nhật trung bình”. Chỉ vài quốc gia như Hàn, Sing… bứt phá được nhưng vẫn là dưới sự hỗ trợ tối đa của Mỹ và phương Tây
- Thứ 3: Hậu quả suy thoái kinh tế ở Mỹ và châu Âu nhưng người gánh chịu nặng nề lại là các quốc gia đang phát triển.
- Thứ 4: Mỹ và châu Âu là nơi mà khởi nguồn tất cả các cuộc đại suy thoái và suy thoái nghiêm trọng trên toàn cầu. Nhưng chưa một nước nghèo nào hạ bệ được họ. Và cho đến tận bây giờ họ vẫn là nơi nắm giữ tiền bạc, công nghệ, khoa học kỹ thuật nhiều nhất thế giới. Họ cũng là những quốc gia cho vay và viện trợ cho các nước nghèo nhiều nhất thế giới (Phạm vi bài viết này ko đề cập đến Trung Quốc)
- Thứ 5: Tại sao các quốc gia nghèo không là nguyên nhân gây nên suy thoái kinh tế thế giới? Và vẫn phải phụ thuộc về ngoại giao, kinh tế, khoa học công nghệ… của Mỹ và châu Âu?
Thứ 6: Và qua 8 lần suy thoái kinh tế nhất trong lịch sử nêu trên thì đều liên quan đến chiến tranh và dầu mỏ. Kết quả là họ lại giàu thêm và mạnh hơn. Những liên minh hoặc đối trọng của họ đều bị gục ngã và tan rã để rồi lại phải “hợp tác” lại với họ
Vì vậy, mỗi khi đọc báo thấy nói Mỹ và châu Âu suy thoái thì nên lo và khóc cho mình chứ ko cần phải lo cho họ.
P/S: Bài của ông Lê Xuân Nghĩa