Có 4 tình huống cơ bản như sau để kụ xem xét. Tuỳ từng tình huống cụ thể mà mình có cách xử lý phù hợp:
1- Chướng ngại vật di chuyển: ví dụ như các xe tải chạy rùa bò trên đường tại các đoạn cấm vượt.
Các trường hợp như này chỉ gây cản trở giao thông cho các xe phía sau. Các xe phía sau vấn còn giải pháp là bò theo sau, qua khỏi đoạn cấm vượt sẽ được vượt lên.
Các trường hợp này không tạo ra tình huống bất ngờ khiến xe sau buộc phải phạm lỗi để tránh va chạm hoặc để có thể đi tiếp, nên các lỗi vi phạm khó có thể được luật châm chước miễn phạt.
2- Chướng ngại vật cố định: ví dụ, xe hỏng nằm trên đường, hố sâu nguy hiểm, chướng ngại vật khác nằm im trên đường (túi rác, thanh gỗ, tảng đá, mảnh chai vỡ, đinh nhọn, v.v...), khiến cho các phương tiện khác buộc phải phạm lỗi (chém vạch liền, lấn làn...) mới có thể tiếp tục lưu thông, thì việc phạm lỗi đó thuộc lỗi vi phạm trong tình huống bất ngờ, bất khả kháng, không bị luật xử phạt.
3- Xe khác rẽ đột ngột trước mũi xe mình, đột ngột lao vào mũi xe mình, khiến xe mình buộc phải đánh lái để tránh va chạm. Trong trường hợp như này, nếu có vi phạm lỗi (chém vạch liền, lấn làn...) thì việc phạm lỗi đó thuộc tình huống bất ngờ, bất khả kháng, cũng không bị luật xử phạt.
4- Trường hợp có người điều khiển giao thông đang thi hành công vụ (csgt, cstt, ttgt, tnxp, người gác đường, nhân viên hướng dẫn giao thông tại vị trí công trường thi công...) ra hiệu lệnh cho xe đi theo cách khác, kể cả đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đè vạch liền, v.v..., thì các hành vi đó cũng không bị luật xử phạt.
---------------
Minh hoạ: trường hợp có chướng ngại vật cố định ngăn cản việc lưu thông của phương tiện khác, khiến các phương tiện khác buộc phải phạm lỗi mới có thể tiếp tục lưu thông, thì việc phạm lỗi đó thuộc tình huống bất khả kháng, không bị luật xử phạt. Việc xe có cam hành trình buộc phải đè vạch liền giữa tim đường để tránh xe tải hỏng trong clip này là ví dụ.
.