[Thảo luận] Không nên dùng từ "Phân làn" khi nói về biển 411 và mũi tên chỉ hướng đi.

orion101

Xe tải
Biển số
OF-296286
Ngày cấp bằng
23/10/13
Số km
323
Động cơ
314,814 Mã lực
Cảm ơn cụ đã chia sẻ. Em vẫn thắc mắc vụ này mãi, giờ thì rõ rồi ạ.
 

daihung4000

Xe tải
Biển số
OF-69168
Ngày cấp bằng
25/7/10
Số km
421
Động cơ
434,410 Mã lực
Bẩm các kụ mợ.

Chúng ta thấy gtcc ngày càng cắm nhiều biển 411 "Hướng đi theo Vạch kẻ đường" và vẽ vạch 1.18 (hình mũi tên chỉ hướng đi rẽ trái, thẳng, rẽ phải dưới đường).

Sơ ý đi sai biển 411 và sai mũi tên này cũng chỉ mắc lỗi không tuân theo vạch kẻ đường (mũi tên chính là vạch kẻ đường số 1.18) mức phạt 200-400K.
Nhưng xxx rất hay hù dọa lái xe thành lỗi "đi sai làn đường" mức phạt 1.7 triệu + giữ bằng 30 ngày.

Một phần do xxx bẩn muốn hù dọa để lái xe sợ mà nhanh chóng 50-50, nhưng chủ yếu là do lái xe vẫn nghĩ mình đi sai làn thật, vì vẫn hay quen miệng gọi đánh đồng biển 411 thành biển phân làn, vạch mũi tên 1.18 thành mũi tên phân làn hàng ngày khi chém gió trên OF.

Nhà cháu mạo muội đề nghị các kụ mợ từ nay cố gắng thay đổi thói quen:
- không gọi biển 411 là "biển phân làn" nữa, mà gọi là "biển chỉ hướng đi"
- không gọi vạch 1.18 là "mũi tên phân làn" nữa, mà gọi là "mũi tên chỉ hướng đi"


Gọi đúng tên biển là trực tiếp giúp nhiều kụ mợ khác, nhất là các kụ mợ mới lái, không lẫn lộn giữa 2 loại biển 411 và 412, không mất tiền oan vì những lỗi mình không vi phạm.

Cảm ơn các kụ mợ nhiều.

----------------------------------------
Cập nhật ngày 14/3/2014:


Nhà cháu xin tổng kết ngắn gọn để các kụ nắm ý chính của thớt này:

1- Đi sai mũi tên chỉ hướng đi vẽ dưới đường (vạch 1.18): mức phạt 200 - 400 ngàn đồng (theo NĐ171)

2- Đi sai làn đường (đi vào làn dành riêng cho xe buýt, nhưng hiện nay ở HN đã bỏ làn dành riêng cho xe buýt rồi): mức phạt 800 ngàn - 1.2 triệu (theo NĐ171)

3- Đi sai phần đường (xe ô tô đi vào phần đường dành cho xe thô sơ): mức phạt giống sai làn đường nêu trên (800-1.2tr)

4- Đi sai với chỉ dẫn của biển gộp nhiều hình (mọi người vẫn đang gọi nhầm là biển 412 phân làn): biển này không có trong luật, csgt không có cơ sở pháp lí để phạt lái xe.

5- Đi sai so với thông tin nêu trên các biển chỉ dẫn, kể cả biển 411 hay 412 (biển chỉ dẫn có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh): không mắc lỗi gì, vì luật quy định biển chỉ dẫn không có hiệu lực để bắt buộc thi hành. Biển chỉ dẫn chỉ có tác dụng cung cấp thông tin cần thiết mà thôi.



----------------------------------

Cập nhật ngày 25/3/2014:

Nhà cháu quote lại công văn trả lời đầu năm 2014 của Phòng CSGT TPHCM, rằng
csgt không có căn cứ pháp lí khi dựa vào "Biển 412 gộp nhiều hình" để lập BB phạt lái xe, các kụ nhé.





-----------------------------------
Nhà cháu bổ sung ảnh của biển gộp nhiều hình không có trong luật để các kụ xem.



Biển gộp nhiều hình không có trong luật là biển này, các kụ nhé.
- Về hình thức thì nó thuộc nhóm biển chỉ dẫn (hình chữ nhật hay hình vuông, nền xanh), luật quy định nhóm biển chỉ dẫn không có hiệu lực để buộc thi hành.
- Về pháp lí, biển gộp nhiều hình này không có thể hiện trong Quy chuẩn 41 về Báo hiệu đường bộ, nên biển này không có tính pháp lí, xxx không thể căn cứ vào một biển không có trong luật để phạt lái xe.
Nhỡ mình có đi sai với chỉ dẫn của biển này thì xxx cũng không thể dừng xe, không thể căn cứ trên biển này để phạt lái xe bất kì lỗi gì, kể cả lỗi đi sai làn đường.




Biển này là biển 412 a,b,c,d chứ các cụ các cụ chỉ thêm chữ xe gì thôi. e nghĩ vẫn là biển 412 chứ


 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

xuhacaro

Xe hơi
Biển số
OF-141330
Ngày cấp bằng
10/5/12
Số km
134
Động cơ
365,848 Mã lực
Note lại để thỉnh thoảng mở ra update, cảm ơn chủ thớt
 

cas

Xe buýt
Biển số
OF-16576
Ngày cấp bằng
22/5/08
Số km
514
Động cơ
514,690 Mã lực
Nơi ở
Thường ở lầu Xanh trên đường hay tắc dễ ngập
cụ bẩu biển gộp không có căn cứ pháp lỹ và không được phép phạt, vậy thì biển gộp đường 5 bây giờ đang được xxx tiến hành phạt thì sao hả cụ...?
 

Edogawan77

Xe máy
Biển số
OF-180948
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
85
Động cơ
337,100 Mã lực
cụ bẩu biển gộp không có căn cứ pháp lỹ và không được phép phạt, vậy thì biển gộp đường 5 bây giờ đang được xxx tiến hành phạt thì sao hả cụ...?
Là xxx cố tình phạt láo chứ sao ạ...
 

hatopvnn

Xe máy
Biển số
OF-186300
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
60
Động cơ
333,900 Mã lực
cụ bẩu biển gộp không có căn cứ pháp lỹ và không được phép phạt, vậy thì biển gộp đường 5 bây giờ đang được xxx tiến hành phạt thì sao hả cụ...?
Em đang quan tâm vấn đề này ạ
 

phanxuantan.hua

Xe hơi
Biển số
OF-327379
Ngày cấp bằng
16/7/14
Số km
122
Động cơ
286,220 Mã lực
Biển báo gộp có hiệu lực không?

2014:03:07 07:52
Biển báo gộp không có trong QCVN41 nhưng vẫn có hiệu lực khi dùng hạn chế trên một số làn đường.


Các tin liên quan

Chỉ cho phép gộp biển báo cấm và hiệu lệnh khi dùng hạn chế trên một số làn đường
Câu hỏi 1:

Trên đường xa lộ, ở giá long môn đầu đường có biển 412 (biển báo làn đường dành riêng cho từng loại xe). Tuy nhiên, ở ngay phía trên hình vẽ mỗi loại phương tiện lại có thêm hình vẽ biểu thị biển hạn chế tốc độ tương ứng, phía bên dưới là phần chữ ghi tên mỗi loại phương tiện. Tất cả các hình vẽ trên đều được hiển thị trong một tấm biển.

Một chiếc ôtô con đi đúng làn trái ngoài cùng nhưng lại quá tốc độ cho phép (hơn 5km/h) ghi trên tấm biển kể trên thì bị CSGT thổi phạt lỗi vi phạm tốc độ. Người lái xe nói rằng biển báo gộp như thế không có trong QCVN41 nên không có hiệu lực. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?


Trả lời:

Căn cứ theo Điều 16 QCVN41 về hiệu lực của biển báo:

Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở trên làn đường (trên giá long môn).

Ngoài ra căn cứ điều 17 quy chuẩn có quy định:

Trên những đường xe chạy có tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy, có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Với quy định trên, việc gộp nhiều biển báo được cho phép khi biển cấm, biển hiệu lệnh chỉ dùng để hạn chế trên một số làn đường.

Không tuân thủ các quy định trên, người điều khiển phương tiện đã vi phạm luật giao thông.

Căn cứ theo điểm a, khoản 3 Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP :

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h.

Câu hỏi 2:

Trên đường phố một chiều, chỉ có một vạch kẻ đường ở giữa chia mặt đường làm đôi. Trên phần đường phía bên trái có vẽ hình một chiếc ôtô con trên mặt đường, còn phần đường bên phải là một chiếc xe máy. Phía bên phải của toàn bộ đường có cắm một biển báo hình chữ nhật, nền màu xanh, chữ màu trắng. Trên biển báo đó có vạch chia làm hai nửa, một nửa phía ngoài đường ghi là ôtô, phía bên trong ghi là xe máy xe đạp.

Một chiếc ôtô đi vào phần đường có hình chiếc xe máy và bị cảnh sát giao thông thổi phạt lỗi đi sai làn đường. Người lái xe nói với CSGT rằng, việc phân chia làn đường bằng hình vẽ dưới mặt đường là không có trong QCVN 41, thêm nữa, biển báo bằng chữ chỉ có tác dụng đối với xe thô sơ và người đi bộ, không có tác dụng với xe cơ giới. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Hình vẽ trên mặt đường vẫn có hiệu lực phân làn

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 43.1 Quy chuẩn: Biển viết bằng chữ áp dụng cho người đi bộ và xe thô sơ.

Tuy nhiên, căn cứ theo điều 46.3 quy chuẩn về vạch kẻ đường có quy định:

Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông vào một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Căn cứ điều 49 QCVN41: Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu.

Vì vậy trong trường hợp nêu trên, người lái xe phải tuân thủ theo hiệu lệnh của cả chữ ghi trên mặt đường và biển báo hiệu.

Bên cạnh đó, nguyên tắc sử dụng làn đường trong Luật giao thông đường bộ có quy định tại Điều 13 như sau:

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dụng đi trên làn đường bên trái.

Do vậy, việc ôtô đi vào làn đường xe máy là vi phạm quy định giao thông
Nguồn: autocarvietnam.vn
Bác sgb345 ơi, vào giải ngố cho ae với. Đọc xong bài báo này em lại hoang mang style
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Biển báo gộp có hiệu lực không?

2014:03:07 07:52
Biển báo gộp không có trong QCVN41 nhưng vẫn có hiệu lực khi dùng hạn chế trên một số làn đường.


Các tin liên quan

Chỉ cho phép gộp biển báo cấm và hiệu lệnh khi dùng hạn chế trên một số làn đường
Câu hỏi 1:

Trên đường xa lộ, ở giá long môn đầu đường có biển 412 (biển báo làn đường dành riêng cho từng loại xe). Tuy nhiên, ở ngay phía trên hình vẽ mỗi loại phương tiện lại có thêm hình vẽ biểu thị biển hạn chế tốc độ tương ứng, phía bên dưới là phần chữ ghi tên mỗi loại phương tiện. Tất cả các hình vẽ trên đều được hiển thị trong một tấm biển.

Một chiếc ôtô con đi đúng làn trái ngoài cùng nhưng lại quá tốc độ cho phép (hơn 5km/h) ghi trên tấm biển kể trên thì bị CSGT thổi phạt lỗi vi phạm tốc độ. Người lái xe nói rằng biển báo gộp như thế không có trong QCVN41 nên không có hiệu lực. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?


Trả lời:

Căn cứ theo Điều 16 QCVN41 về hiệu lực của biển báo:

Hiệu lực của các biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy.

Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Nếu hiệu lực của biển báo cấm, biển hiệu lệnh chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở trên làn đường (trên giá long môn).

Ngoài ra căn cứ điều 17 quy chuẩn có quy định:

Trên những đường xe chạy có tốc độ cao và có nhiều làn đường thì biển có thể treo ở phía trên phần xe chạy, có thể đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.

Với quy định trên, việc gộp nhiều biển báo được cho phép khi biển cấm, biển hiệu lệnh chỉ dùng để hạn chế trên một số làn đường.

Không tuân thủ các quy định trên, người điều khiển phương tiện đã vi phạm luật giao thông.

Căn cứ theo điểm a, khoản 3 Điều 5 nghị định 171/2013/NĐ-CP :

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h.

Câu hỏi 2:

Trên đường phố một chiều, chỉ có một vạch kẻ đường ở giữa chia mặt đường làm đôi. Trên phần đường phía bên trái có vẽ hình một chiếc ôtô con trên mặt đường, còn phần đường bên phải là một chiếc xe máy. Phía bên phải của toàn bộ đường có cắm một biển báo hình chữ nhật, nền màu xanh, chữ màu trắng. Trên biển báo đó có vạch chia làm hai nửa, một nửa phía ngoài đường ghi là ôtô, phía bên trong ghi là xe máy xe đạp.

Một chiếc ôtô đi vào phần đường có hình chiếc xe máy và bị cảnh sát giao thông thổi phạt lỗi đi sai làn đường. Người lái xe nói với CSGT rằng, việc phân chia làn đường bằng hình vẽ dưới mặt đường là không có trong QCVN 41, thêm nữa, biển báo bằng chữ chỉ có tác dụng đối với xe thô sơ và người đi bộ, không có tác dụng với xe cơ giới. Hỏi pháp luật xử lý như thế nào trong trường hợp này?
Hình vẽ trên mặt đường vẫn có hiệu lực phân làn

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 43.1 Quy chuẩn: Biển viết bằng chữ áp dụng cho người đi bộ và xe thô sơ.

Tuy nhiên, căn cứ theo điều 46.3 quy chuẩn về vạch kẻ đường có quy định:

Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông vào một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Căn cứ điều 49 QCVN41: Vạch kẻ đường khi sử dụng độc lập thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường. Vạch kẻ đường khi sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì mọi người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu, biển báo hiệu.

Vì vậy trong trường hợp nêu trên, người lái xe phải tuân thủ theo hiệu lệnh của cả chữ ghi trên mặt đường và biển báo hiệu.

Bên cạnh đó, nguyên tắc sử dụng làn đường trong Luật giao thông đường bộ có quy định tại Điều 13 như sau:

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dụng đi trên làn đường bên trái.

Do vậy, việc ôtô đi vào làn đường xe máy là vi phạm quy định giao thông
Nguồn: autocarvietnam.vn
Bác sgb345 ơi, vào giải ngố cho ae với. Đọc xong bài báo này em lại hoang mang style
Có gì phải hoang mang hả cụ.
Trước tiên phải khẳng định một điều: Không phải chấp hành biển báo không đúng quy chuẩn hay không có trong QC.
1. Câu trả lời không làm rõ cái biển gộp kia có đúng QC hay không.
Về biển gộp theo em nó có hiệu lực nếu ta tách riêng từng biển ra nó là biển đúng QC. Trong trường hợp này nếu tách ra chỉ cái biển hạn chế tốc độ là đúng QC thôi.
Do vậy phạt vượt tốc độ thì đúng, nhưng trả lời thì sai.

2. Nó đã đọc 46.3 thì nên đọc cả Điều 48 về "Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường
Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H."
Vạch nào không quy định trong Phụ lục G, Phụ lục H thì cũng chẳng có hiệu lực gì. Muốn phạt thì trước tiên hãy bổ sung vạch hình 2b, 4b vào QC đã.
 
Chỉnh sửa cuối:

phanxuantan.hua

Xe hơi
Biển số
OF-327379
Ngày cấp bằng
16/7/14
Số km
122
Động cơ
286,220 Mã lực
Cảm ơn cụ đã giải thích cụ thể! Vậy là cái hình 2b,4b không có trong quy định tại phụ lục G, phụ lục H cụ nhỉ. Đặt gạch phòng khi xxx cố tình đưa ra lỗi không đúng với lỗi vi phạm. Vodka cụ!
 

malenh12

Xe tải
Biển số
OF-300031
Ngày cấp bằng
28/11/13
Số km
456
Động cơ
312,570 Mã lực
Có cụ nào khiếu nại thành công vấn đề này chưa cụ?
 

Target_Locked

Xe máy
Biển số
OF-4754
Ngày cấp bằng
15/5/07
Số km
93
Động cơ
547,771 Mã lực
Luật sư này tào lao quá.
Luật sư: Nguyễn Thanh Hà
(Công ty luật S&B)
 

simsodep090

Xe hơi
Biển số
OF-172357
Ngày cấp bằng
17/12/12
Số km
149
Động cơ
344,110 Mã lực
Các cụ cho mình hỏi là trong truog hợp lập luận về sai làn & ko tuân thủ biển báo vạch kẻ đường , nếu các xxx lý luận là ko đi đúng làn đuog , phần đường , xxx ko nói từ làn đường nưa mà chuyển sang phần đường , nói vdu mình đi thẳng nhưg lại đi vào phần đường của ng rẽ phải hoặc trái thì trog trường hợp này phải làm sao?? Các cụ chỉ giáo ợ ,
 

trongc

Xe tăng
Biển số
OF-62264
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,948
Động cơ
459,168 Mã lực
Có gì phải hoang mang hả cụ.
Trước tiên phải khẳng định một điều: Không phải chấp hành biển báo không đúng quy chuẩn hay không có trong QC.
1. Câu trả lời không làm rõ cái biển gộp kia có đúng QC hay không.
Về biển gộp theo em nó có hiệu lực nếu ta tách riêng từng biển ra nó là biển đúng QC. Trong trường hợp này nếu tách ra chỉ cái biển hạn chế tốc độ là đúng QC thôi.
Do vậy phạt vượt tốc độ thì đúng, nhưng trả lời thì sai.

2. Nó đã đọc 46.3 thì nên đọc cả Điều 48 về "Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường
Ý nghĩa sử dụng và những chỉ tiêu kỹ thuật của các vạch kẻ đường được quy định ở Phụ lục G, Phụ lục H."
Vạch nào không quy định trong Phụ lục G, Phụ lục H thì cũng chẳng có hiệu lực gì. Muốn phạt thì trước tiên hãy bổ sung vạch hình 2b, 4b vào QC đã.
Thực ra e thấy việc chia làn các xe rõ ràng hiệu quả đấy chứ ạ, nhất là mấy ông tướng đi 2 bánh (cả mô tô lẫn xe máy điện, xe đạp) vô ý thức (xl các cụ không vô ý thức) phần lớn là mua bằng toàn đi nghênh ngang, làn 3 làn 4 dàn ngang, hoặc đi è è trước đầu 4 bánh trên làn bên trái sát dải phân cách, còi k chịu tránh. Theo e chia làn như sau: làn ngoài cùng bên trái và làn giữa là xe con, xe khách, xe tải (nôm na là các xe 4 bánh) trên 2 làn này k phân biệt làn nào của xe nào, ai thích đi làn nào thì đi, tuỳ tốc độ. Và cho phép chuyển làn trong cùng bên phải sát vỉa hè khi cần thiết (như đỗ xe, dừng xe, sự cố, vào nhà, cơ quan, rẽ phải khi đến ngã 3, ngã 4, ...) Còn làn ngoài cùng bên phải là các phương tiện còn lại (mô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ,..) là hợp lý. Còn phân như bọn GTCC bây giờ chả hợp lý tý nào
Nhưng như thế thì đặt biển như thế nào mới đúng nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,023
Động cơ
566,260 Mã lực
Thực ra e thấy việc chia làn các xe rõ ràng hiệu quả đấy chứ ạ, nhất là mấy ông tướng đi 2 bánh (cả mô tô lẫn xe máy điện, xe đạp) vô ý thức (xl các cụ không vô ý thức) phần lớn là mua bằng toàn đi nghênh ngang, làn 3 làn 4 dàn ngang, hoặc đi è è trước đầu 4 bánh trên làn bên trái sát dải phân cách, còi k chịu tránh. Theo e chia làn như sau: làn ngoài cùng bên trái và làn giữa là xe con, xe khách, xe tải (nôm na là các xe 4 bánh) trên 2 làn này k phân biệt làn nào của xe nào, ai thích đi làn nào thì đi, tuỳ tốc độ. Và cho phép chuyển làn trong cùng bên phải sát vỉa hè khi cần thiết (như đỗ xe, dừng xe, sự cố, vào nhà, cơ quan, rẽ phải khi đến ngã 3, ngã 4, ...) Còn làn ngoài cùng bên phải là các phương tiện còn lại (mô tô, xe máy, xe đạp, xe thô sơ,..) là hợp lý. Còn phân như bọn GTCC bây giờ chả hợp lý tý nào
Nhưng như thế thì đặt biển như thế nào mới đúng nhỉ?
Việc quy định các loại xe đi theo làn riêng cũng không nên dùng từ "phân làn", bởi "phân làn" đơn giản chỉ là một động từ chỉ hành động chia mặt đường theo chiều dọc thành các phần đủ cho xe chạy an toàn, thê thôi.
Việc tách xe thô sơ và xe cơ giới luật hiện hành đã có đầy đủ cơ sở pháp lý và vẫn được làm từ xưa đến nay, ta không nói đến nữa. Việc tách xe 2 bánh và xe 4 bánh phức tạp hơn, bởi vì xe 2 bánh có cả xe thô sơ và xe cơ giới. Tạm thời không bàn đến việc ghép xe đạp và xe máy đi chung một đường có hợp lý và đúng luật không, ta hãy nói đến việc tách ô tô và xe máy đi theo đường (hoặc làn đường) riêng. Tôi cho rằng việc tách riêng ô tô và xe máy đi theo đường (hoặc làn đường) riêng là hợp lý và cần thiết, nhất là trong điều kiện hỗn loạn hiện nay do xe máy tràn ngập phố phường, nhưng việc phân tách này phải làm triệt để, hợp lý và đúng luật.
Những khó khăn, bất cập có thể có khi chia tách ô tô - xe máy là gì?
- Khó khăn lớn nhất là người VN hiểu biết về luật GTĐB cực kém, ý thức tuân thủ luật lại còn kém hơn, nên việc chia tách phải được làm thật rõ ràng, chuẩn mực, hợp lý và đúng luật. Điều quan trọng nữa là phải xử phạt thật nghiêm mọi lỗi vi phạm, không có ngoại lệ
- Khó khăn lớn thứ hai là phần lớn đường phố nội thành đều nhỏ, ngay cả khi đủ lớn, nếu mỗi chiều đi dành 2 làn cho ô tô (để có thể vượt nhau, xe chạy chậm không cản trở các xe khác) 1 làn còn lại dành cho xe máy thì phần đường xe máy sẽ luôn quá tải
- Khó khăn lớn thứ ba là xung đột tại các ngã tư. Tại các ngã tư, sau khi chia tách ô tô - xe máy sẽ tăng gấp đôi xung đột, do cả hai phần đường dành cho ô tô và xe máy đều tồn tại 3 nhu cầu: đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải

Tất cả các khó khăn trên đều có thể vượt qua được, nếu được làm bởi những người có trí tuệ và có trách nhiệm với nhân dân

*Note: Chia tách ô tô - xe máy là cần thiết bởi 2 loại phương tiện này khác hẳn nhau, nhưng tách riêng các loại ô tô đi theo đường (hoặc làn) riêng là cực kỳ phản khoa học, dốt nát
 

Bít tất

Xe hơi
Biển số
OF-192877
Ngày cấp bằng
7/5/13
Số km
150
Động cơ
330,100 Mã lực
Phân tích rất kỹ. Thank bác chủ thớt nhiều.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Các cụ cho mình hỏi là trong truog hợp lập luận về sai làn & ko tuân thủ biển báo vạch kẻ đường , nếu các xxx lý luận là ko đi đúng làn đuog , phần đường , xxx ko nói từ làn đường nưa mà chuyển sang phần đường , nói vdu mình đi thẳng nhưg lại đi vào phần đường của ng rẽ phải hoặc trái thì trog trường hợp này phải làm sao?? Các cụ chỉ giáo ợ ,
Cụ phải tìm hiểu thêm cả từ "quy định" nữa chứ. Làn đường, phần đường của xe khác nhưng không phải lúc nào cũng cấm đi vào.
 

thanh.hats

Xe tải
Biển số
OF-330118
Ngày cấp bằng
6/8/14
Số km
227
Động cơ
285,270 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
thạch thất_Hà Nội
các cụ lên chú ý không là dễ bị xxx lừa mất tiền oan lắm đấy!
 

cz84

Xe tải
Biển số
OF-327381
Ngày cấp bằng
16/7/14
Số km
365
Động cơ
288,690 Mã lực
Nơi ở
HN
Cái này phải ngâm cứu kỹ kỹ đây, cảm ơn cụ chủ
 

nguyentuan0406

Xe đạp
Biển số
OF-71601
Ngày cấp bằng
27/8/10
Số km
16
Động cơ
427,160 Mã lực
Thanks chủ thớt, e xin phép đánh dấu để "cãi"
Nhưng theo thiển ý của e thì biển 411 phải được kết hợp với vạch 1.18 (ý e là có cả 2 mới có tác dụng). Nếu ko thì rất khó nhìn vạch 1.18. Như đoạn ngã tư Trôi Phùng theo chiều HN - Sơn Tây đến sát ngã 4 (bắt đầu vào vạch liền) mới có vạch 1.18 rẽ trái thì ai đi được.
Nhân đây các cụ cho e hỏi trường hợp ở Nguyễn Văn Cừ và Ngô Gia Tự rất nhiều ngã 4 có đủ các biển 411, vạch 1.18 đèn tín hiệu cho xe rẽ trái. Trong khi biển 411 và vạch 1.18 cho phép làn ngoài cùng sát giải phân cách cứng cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, thì đèn tín hiệu lại có mũi tên rẽ trái. Vậy thì e đi thẳng (khi đèn đi thẳng xanh ah) mà đi làn này có vi phạm gì ko?
 
Chỉnh sửa cuối:

trinhngocdctv

Xe đạp
Biển số
OF-148892
Ngày cấp bằng
11/7/12
Số km
19
Động cơ
358,690 Mã lực
Em chụp ảnh màn hình tống vào điện thoại rồi. Có gì còn cãi cho nhanh
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top