Không biết lái tàu hỏa có phải lái không các cụ?

van_ly

Xe buýt
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
891
Động cơ
354,956 Mã lực
Tưởng lái tàu thế nào chứ có mỗi điều khiển tốc độ thế này dễ hơn lái oto các cụ nhẩy? :D
Sử lý tốc độ thế nào mà vào ga các toa đỗ đúng vị trí dự kiến mà không bị phanh gấp cũng là một nghệ thuật đấy.
 

van_ly

Xe buýt
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
891
Động cơ
354,956 Mã lực
Tuỳ từng quốc gia mà khổ đường sắt khác nhau.
Tàu Nga chạy đuòng rộng hơn 1435 mm nên có vụ thay giàn bánh ở biên giới Nga-Trung và trên phà biển qua Bulgari.
Nhât giờ chạy 2 khổ đường trong đó có cỡ 1000mm như ta :D
Đuòng sắt cũ của Nhật khổ là 1067mm khác mình một tí mới đau. Khổ 1m của mình thừa hưởng từ thực dân Pháp giờ chắc còn mỗi mình là còn dùng, Ngành ĐSVN hiện nay không hổ danh là bảo tàng sống luôn.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Đuòng sắt cũ của Nhật khổ là 1067mm khác mình một tí mới đau. Khổ 1m của mình thừa hưởng từ thực dân Pháp giờ chắc còn mỗi mình là còn dùng, Ngành ĐSVN hiện nay không hổ danh là bảo tàng sống luôn.
Em nhớ cũng không thật chính xác nhưng cũng ang áng khổ đường 1m tàu ta vậy :D
Tàu chạy địa phuong của Nhật cũng nhỏ mà.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,463
Động cơ
523,681 Mã lực
Sử lý tốc độ thế nào mà vào ga các toa đỗ đúng vị trí dự kiến mà không bị phanh gấp cũng là một nghệ thuật đấy.
Nó có quy chuẩn cả.
Tuỳ tải trọng, độ dài tàu, tốc độ, độ dốc, bán kính vòng cua...
Cứ thế mà căn :))
 

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,027
Động cơ
396,323 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Sử lý tốc độ thế nào mà vào ga các toa đỗ đúng vị trí dự kiến mà không bị phanh gấp cũng là một nghệ thuật đấy.
Có vài cái mốc bên ngoài ga , cứ theo đó mà giảm tốc thì chả dừng đúng . Kể cả ram tàu có thay đổi số toa kéo
 

goldmonkey

Xe container
Biển số
OF-74355
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
8,240
Động cơ
500,276 Mã lực
Hay quá! Cảm ơn cụ đac khai sáng cho em.
Vụ này e biết vì có một lần được nhảy lên ca-bin tàu Thống Nhất, đầu Đổi Mới. Loại này có 2 xế: 1 chính và 1 phụ. Ca-bin hẹp lắm ạ và không có toa-lét đâu nhé, các bác tài có nhu cầu thì đợi...ga sắp đến. Ngay đằng sau mấy tài xế là buồng máy có cửa ra vào. Lái tàu cũng có vô-lăng như ô tô, nhưng mà bé tẹo, đường kính chỉ 1 gang tay, và cái chức năng của cái vô-lăng này lại là tăng và giảm tốc độ. Dưới chân cũng có bàn đạp, nhưng không phải để phanh mà để chống buồn ngủ- bác tài để chân vào đấy, hễ mà buồn ngủ nới chân ra là nó rung để cảnh báo. Cái vô lăng đây.



Tóm lại đối với các bác xế tàu, nhiệm vụ chính là kiểm soát tốc độ của tàu cho đúng với lịch trình. Cái này qui định ngặt nghèo lắm: đoạn nào được chạy 80km/h; đoạn nào chỉ còn 20km/h...nếu như chạy quá chỉ vài km/h là bị bắn tốc độ ngay. Không có xxx như đường bộ nhưng có hộp đen, về thanh tra ngành sẽ kiểm tra, phát hiện ra là kỷ luật liền. Trong trường hợp gặp vấn đề khách quan mà tàu chậm thì các bác tài phải xin phép về trung tâm,lựa đoạn nào đường tốt thì phóng nhanh lên để bù giờ, đảm bảo lịch chạy tàu. Vì rằng đường sắt là độc đạo, nếu như tàu này chậm thì sẽ ảnh hưởng đến những chuyến tàu khác.
Về lí thuyết thì cái đầu tàu đổi mới phóng được lên đến 120km/h, song đấy là nếu phóng ở đường sắt khổ 1m2; còn do đường sắt B-N chỉ có khổ 80cm, nên tốc độ tối đa cũng chỉ là 80km/h (ở những đoạn đẹp nhất do Nhật tài trợ). Đây là chỗ để hộp đen, ghi tốc độ chạy tàu



Tàu chạy theo ray, ray cong thì chạy cong, ray thẳng thì chạy thẳng. Vì thế nên việc rẽ trái, rẽ phải không phải do lái tàu mà do mấy bác gác ghi tàu. Các bác ý sẽ bẻ trước khi tàu vào để chuyển hướng. Tài xế tàu còn có nhiệm vụ là kéo còi và phòng chống tai nạn có thể xảy ra. Cái này do xế chính và xế phụ tự nhắc nhau, Chủ yếu là do xế phụ ngồi quan sát và hô: chuẩn bị vào đường cong, chuẩn bị đường cắt ngang- kéo còi...thì xế chính kéo còi;

Cảnh nhìn từ buồng lái tàu nó thế này


Còn cái nữa là mỗi cặp xế chính phụ chỉ lái một cung đường sắt nhất định. Ví dụ như chỉ lại chặng Hà Nội-Nghệ An, đến ga Vinh thì cặp này nhảy xuống nghỉ ngơi, sau đó nhận chuyến tàu ngược lại chạy về ga Hàng Cỏ. Còn từ Vinh đi Quảng Bình, Huế...thì lại cặp khác lên thay.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top