Kính các cụ các mợ, chả là nhân dịp Tết, nhà cháu có đôi lời muốn mạn đàm về cái sự Tết Dương với Tết Âm.
Thực ra thì gần đây cũng có 1 số lao xao tin bài chỗ này chỗ kia về việc gộp Tết Âm với Tết dương. Cãi nhau bụp xoè tất nhiên vui mồm xong ai lại về nhà ấy, chả giải quyết được gì.
Nhà cháu thì ăn Tết từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 được 1 số năm rồi. Nói ra thì đa số sẽ nói lại ngay: “Mày ở Mẽo, làm choá gì có không khí Tết Âm lịch mà chả ăn Tết dương”. Ơ cũng có lý phết, dưng mà trông vậy mà nó lại không phại vậy các cụ các mợ ạ.
Thôi thì nói dông dài rồi, nhà cháu bắt đầu bằng việc giới thiệu với các cụ 1 cái tên: Nguyễn Xiển.
Các cụ chớ vội liên hệ tới tắc đường ở Nguyễn Xiển - Vành đai 3 nhá. Nhà cháu nói là nói cụ Nguyễn Xiển chính chủ ấy.
Cụ Nguyễn Xiển (1907-1997)
Quê quán: Vinh – Nghệ An
Do tham gia bãi khóa bị triều đình Nguyễn cấm thi Tú tài bản xử nên phải thi và đỗ đầu Tú tài “Tây”, du học ở ĐH Toulouse.
Từ năm 1937 làm việc tại đài khí tượng Phù Liễn Đông Dương, nghiên cứu lịch pháp, được Nhà Nguyễn cấp hàm Hồng Lô Tự Khanh vì đã phát hiện ra một số điểm sai trong lịch (âm lịch) nhà Nguyễn.
Ngày 2/9/1945 ông có đề nghị chính phủ mới thành lập sang bái yết các vị tiên thánh, tiên hiền ở Văn Miếu. Đề nghị đó được chấp thuận.
Năm 1945 chủ tịch UBHC Bắc Bộ, kiêm giám đốc nha Khí tượng thủy văn.
Năm 1967 ông nhận nhiệm vụ làm trưởng ban soạn bộ âm lịch mới cho Việt Nam (theo múi giờ Hà Nội thay vì múi giờ Bắc Kinh như lịch của Nhà Nguyễn mà miền Nam Việt Nam vẫn dùng cho đến năm 1975). Nhận thấy nhiệm vụ này không đi vào “bản chất” của vấn đề, ông có đề nghị người đứng đầu chính phủ VN lúc đó bỏ hẳn âm lịch. Đề nghị bị từ chối. Ông vẫn tiến hành công việc cải tiến lịch theo chỉ đạo dù lòng vẫn day dứt.
Năm 1977 ông xuất bản quyển sách “Vì sao nên dùng Dương lịch?”. Trong đó có nhắc lại việc nên dùng Dương lịch và các loại lịch chuyên ngành thay vì dùng âm lịch. Trong đó ông vẫn giữ quan điểm nước ta nên bỏ Tết âm lịch và chọn một ngày Tết khác phù hợp với dân tộc hơn (nhớ rằng thời điểm đó chưa bùng nổ xung đột Việt-Trung).
(Còn tiếp)
Thực ra thì gần đây cũng có 1 số lao xao tin bài chỗ này chỗ kia về việc gộp Tết Âm với Tết dương. Cãi nhau bụp xoè tất nhiên vui mồm xong ai lại về nhà ấy, chả giải quyết được gì.
Nhà cháu thì ăn Tết từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 được 1 số năm rồi. Nói ra thì đa số sẽ nói lại ngay: “Mày ở Mẽo, làm choá gì có không khí Tết Âm lịch mà chả ăn Tết dương”. Ơ cũng có lý phết, dưng mà trông vậy mà nó lại không phại vậy các cụ các mợ ạ.
Thôi thì nói dông dài rồi, nhà cháu bắt đầu bằng việc giới thiệu với các cụ 1 cái tên: Nguyễn Xiển.
Các cụ chớ vội liên hệ tới tắc đường ở Nguyễn Xiển - Vành đai 3 nhá. Nhà cháu nói là nói cụ Nguyễn Xiển chính chủ ấy.
Cụ Nguyễn Xiển (1907-1997)
Quê quán: Vinh – Nghệ An
Do tham gia bãi khóa bị triều đình Nguyễn cấm thi Tú tài bản xử nên phải thi và đỗ đầu Tú tài “Tây”, du học ở ĐH Toulouse.
Từ năm 1937 làm việc tại đài khí tượng Phù Liễn Đông Dương, nghiên cứu lịch pháp, được Nhà Nguyễn cấp hàm Hồng Lô Tự Khanh vì đã phát hiện ra một số điểm sai trong lịch (âm lịch) nhà Nguyễn.
Ngày 2/9/1945 ông có đề nghị chính phủ mới thành lập sang bái yết các vị tiên thánh, tiên hiền ở Văn Miếu. Đề nghị đó được chấp thuận.
Năm 1945 chủ tịch UBHC Bắc Bộ, kiêm giám đốc nha Khí tượng thủy văn.
Năm 1967 ông nhận nhiệm vụ làm trưởng ban soạn bộ âm lịch mới cho Việt Nam (theo múi giờ Hà Nội thay vì múi giờ Bắc Kinh như lịch của Nhà Nguyễn mà miền Nam Việt Nam vẫn dùng cho đến năm 1975). Nhận thấy nhiệm vụ này không đi vào “bản chất” của vấn đề, ông có đề nghị người đứng đầu chính phủ VN lúc đó bỏ hẳn âm lịch. Đề nghị bị từ chối. Ông vẫn tiến hành công việc cải tiến lịch theo chỉ đạo dù lòng vẫn day dứt.
Năm 1977 ông xuất bản quyển sách “Vì sao nên dùng Dương lịch?”. Trong đó có nhắc lại việc nên dùng Dương lịch và các loại lịch chuyên ngành thay vì dùng âm lịch. Trong đó ông vẫn giữ quan điểm nước ta nên bỏ Tết âm lịch và chọn một ngày Tết khác phù hợp với dân tộc hơn (nhớ rằng thời điểm đó chưa bùng nổ xung đột Việt-Trung).
(Còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: