Tại cuộc họp hôm 17/2, TTCP bảo: phải tìm ra nguyên nhân ... doanh nghiệp bđs phải giải quyết hậu quả do chính mình gây ra....
Theo quan điểm của em, trước khi buộc trách nhiệm ngành bđs cho cuộc khủng hoảng lần này thì những nhà hoạch định chính sách nên thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của mình trước. Đó chính là sự yếu kém và buông lỏng của nhà nước trong lĩnh vực quản lý thị trường bất động sản và tín dụng bất động sản. Sự yếu kém này dẫn đến tình trạng: 1) Thị trường bđs phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, thiếu kiểm soát; doanh nghiệp bđs cùng đám cò đất lộng hành tạo sóng, bơm thổi, đẩy giá nhà đất lên cao chót vót; 2) Để các doanh nghiệp bđs phát hành trái phiếu vô tội vạ, để các tổ chức tín dụng rót tiền bơm cho quả bóng bất động sản phình to hết cỡ. Tình trạng này nào có khác gì tình trạng nợ dưới chuẩn gây ra cuộc khủng hoảng năm 2008 ở Mỹ.
Vậy có nên cứu thằng bất động sản không? Theo em là nên, buộc phải cứu, cho dù nó nghiện lòi ra.
Ngành bđs cùng với 40 ngành liên quan đóng góp cỡ 25% GDP của Việt Nam. Ngành này cũng đứng thứ 2 về thu hút vốn FDI. Em nó mà mệnh hệ gì thì nền kinh tế lâm nguy, xã hội rối loạn chứ chẳng đùa. Nhiều địa phương trước đây toàn xin hỗ trợ từ trung ương thì bỗng dưng mấy năm nay vụt lớn, tiền tiêu rủng rỉnh. Ấy cũng là nhờ vào đất! Sang năm 2023, kế hoạch đấu giá đất chững lại, dự án mới không có, thì dự là nhiều tỉnh lại quay lại bài cũ, vác rá ra xin trung ương. Mà nguồn thu hụt thì nguồn lực đầu tư xã hội giảm, tất dẫn đến kinh tế kém phát triển, đời sống dân sinh bị ảnh hưởng.
Bọn tây lông đã có nghiên cứu và chỉ ra rằng thị trường bđs sụt giảm thì giá trị tài sản của người dân giảm, dẫn đến tâm lý chi tiêu của người dân giảm theo. Kéo theo là sự sụt giảm của cả nền kinh tế chứ không riêng gì bđs và các ngành liên quan.
Vậy nên có chửi thì chửi nhưng em nghĩ vẫn phải cứu lấy nó, cho nó hạ cánh mềm. Còn cứu bằng cách nào thì là việc của các nhà hoạch định chính sách, của đám chủ nợ và con nợ.
Cơ mà được cứu xong là nó khỏe mạnh ngay đấy, thậm chí ... tái nghiện! Lý do: hơn 60% dân mình vẫn làm nông nghiệp thì xu hướng đô thị hóa còn dài, nhu cầu mua nhà còn cao.