Trước mắt cảm ơn cụ vì cụ tư vấn khá khách quan và em cảm nhận cụ khá cứng nghề.
Cơ bản em có thể trình bày như sau việc nhà em: chị gái hành nghề LS có mở một văn phòng luật. Chị gái kết hợp cùng ông già lập di chúc tại VPCC có tiếng nơi khác, ông già cho toàn bộ phần TS của ông cho con gái. TS tất cả hầu như mua bán theo nghị định 61 thanh lý từ nhà nước và một phần TS mua bán giấy viết tay. Sổ đỏ bà già giữ cẩn thận lí do ông già ở rể và đã nhiều lần bán nhà bên ngoại biến sang tên ông già mua nhưng rồi cũng mất hết. TS mua bán giấy viết tay em là người giữ vì thực chất là em mua nhưng để ông bà già viết mua bán (đất nhảy dù) và em giữ bản gốc. Vấn đề cơ bản là bản di chúc khi lập mà không hề có sổ đỏ gốc vì bà già em giữ do không còn tin tưởng ông già. Phần giấy viết tay em có bộ photo có gửi cho ông già để ông già khi rảnh làm thủ tục lên sổ cho địa chính và em có nhờ một công ty vớ vẩn vẽ hộ để làm thủ tục lên sổ. Khi bản di chúc được đưa ra em biết ông già sử dụng bộ giấy photo viết tay để làm và không có các sổ đỏ khác đi cùng. Phần nguồn gốc TS có sổ đỏ 01 miếng cơ quan phân cho bà già. có hợp đồng mua bán, quyết định phân CBCNV... Một miếng do nhà ngoại nhuòng lại bà già chủ HĐ thuê nhà nhà nước từ 93 rồi mua bán thanh lý cũng tên bà già năm 2000 cùng tên mua HĐMB cũng tên bà già... Miếng kia cơ quan ông già cũng phân phối như vậy cho ông già có ghi trong di chúc và một phần lưu không không hề có trong di chúc đã được xây dựng.
Về phía nguyên đơn là đứa con hư thường xuyên ngược đãi hành hung mẹ na ná như vụ Hưng Yên và vu khống mẹ đẻ giống việc con dâu vu khống mẹ chồng ở Phú Xuyên. Đã từng hành hung bà già em có giấy thụ lý đánh bà già thương tích dù em đã kiện đủ kiểu nhưng đến giờ cũng chỉ tạm đình chỉ với lí do kết quả giám định lại thương tích chưa có nên không kết luận được và quá thời hạn điều tra... để cụ hiểu nguyên đơn có quan hệ. Mục tiêu Nguyên đơn mong muốn bà già đi kiện để đỡ tốn tiền và hiện đã chiếm nhà bà già đang ở.
Về phía toà sơ thẩm còn trơ tráo vô cùng ngay từ khâu hoà giải cho đến thẩm định giá... Mục tiêu định giá thấp nhất có thể và cho nguyên đơn nhận hết hiện vật trả cho bà già ít tiền nhất có thể và hơn thế lấy cả phần không có trong di chúc, phần của bà già không có trong di chúc biến thành tiền rẻ mạt trả cho bà già. Cách định giá rẻ nhất hợp lý nhất của chúng nó bằng cách định giá chuyển hết thành nhà chung cư trừ đi khấu hao và không tính giá trị đất, đến mức một cái nhà phố HN định giá chưa đến 100t..., ưu tiên nguyên đơn vì không có nghề nghiệp mặc dù em đã chứng minh nguyên đơn có hợp đồng mượn nhà ông bà già để mở văn phòng luật và thẩm phán sơ thẩm cố tình giấu. Phần giấy viết tay khi em chứng minh có dấu hiệu giả, sai nội dung, nộp các bằng chứng thì thẩm phán sơ thẩm lại vội khuyên nguyên đơn rút, vô hiệu một phần Tài sản không cho em cơ hội chứng minh việc lập di chúc sai... bài tiếp theo là chúng nó đưa "ý kiến viện kiểm soát vào để biểu quyết chứ không phải ý toà"... kết quả bà già tự nhiên mất nhà gốc bên ngoại, nguyên đơn lấy hơn cả phần được ghi trong di chúc và bà già phải nhận tiền rẻ mạt chứ không hề nhận hiện vật.
Về phía LS và phía em nắm rõ các sự việc từ khi đã có việc Hình sự trước khi việc dân sự xảy ra mà vẫn xử lý thực sự kém. Như vậy em đang nhận thức rằng bản thân em đang có vấn đề, nhưng em không hiểu cách xử lý của em giống một phần như cụ nói nhưng cũng không hiệu quả. LS sơ thẩm em nhờ thì quá kém hầu như toàn bộ em phải tự đấu tranh. Giờ LS Phúc thẩm em mời người khác nhưng như các cụ nói phần tay trái nó quan trọng hơn tay phải. Cái em có chỉ là toàn bộ các ghi âm, không có ghi hình và quan trọng hướng giải quyết giờ chỉ là đòi lại phần của bà và kỷ phần bằng hiện vật đúng kiểu trung dung mà giá hợp đồng không hề trung dung (giá có phần cảm ơn). Các vấn đề nổi cộm về nguồn gốc hình thành TS, vấn đề đóng góp công sức, vấn đề giấy di chúc nó như kiểu yếu tố phụ ấy và gợi ý quan trọng là thẩm phán "kiểu anh anh em em" ... Bàn phương án xử lý kiểu ý kiến kiểu mình có nhưng không hề quan trọng nữa ấy toàn bàn lùi. Như vậy vai trò LS sẽ như thế nào ạ nếu như không xử lý bằng kỹ năng và kinh nghiệm giảm bớt thiệt hại anh em mà được việc có hơn không ạ. Nếu tiếp tục em phải làm gì tiếp theo hay giải pháp khác ạ
Chân thành cảm ơn cụ!
Trước tiên, em rất tiếc có thể làm cụ thất vọng, nhưng em không phải luật sư, kinh nghiệm em có từ một số bản án, quyết định hoà giải, em đã thực hiện với vai trò nguyên đơn khi đại diện doanh nghiệp tham gia các vụ kiện kinh doanh thương mại. Do đó, với vụ kiện của cụ, nếu để đưa lời khuyên chi tiết, em cần đọc hồ sơ và tham khảo các quy định pháp luật liên quan. Cá nhân em cho rằng luật sư hơn người thường ở kinh nghiệm lặp đi lặp lại khi thực hiện các thủ tục tố tụng, và có thói quen đọc, biết cách tìm đọc các điều luật nhanh hơn, nhưng cũng không thuộc hết/biết hết/nhớ hết luật. Đặc biệt Luật cũng là lĩnh vực thường xuyên được bổ sung, sửa đổi. Luật sư nào lười, bận, ít cập nhật thông tin thì không chênh lệch quá nhiều so với người thường có thói quen đọc và tiếp xúc hồ sơ thường xuyên. Nói vậy để cụ tự tin, không nhất thiết phải là luật sư thì mới hiểu luật.
Vụ án nào lẽ ra thắng từ sơ thẩm cũng là tốt nhất, vì như có cụ nói ở trên, toà phúc thẩm xử ngược lại phủ định bản án sơ thẩm sẽ ảnh hưởng đến thẩm phán và chánh án toà cấp dưới, nên cùng ngành nhìn chung người ta ít muốn đi ngược dòng. Nhưng nếu đang xử phúc thẩm, lời khuyên của em với cụ là kéo dài thời gian phiên toà ra càng lâu càng tốt cho đến khi cụ tìm đủ lập luận và chứng cứ để tiếp tục, đừng để ra bản án phúc thẩm khi cụ chưa có cơ sở tự tin thắng. Có nhiều cách kéo dài thời gian, ví dụ như triệu tập thì cụ cáo ốm, cáo bận, không nhận thông báo, chưa lên gặp. Để ra bản án phúc thẩm rồi là gần như đóng đinh, để làm tái thẩm được là khó, em chưa có kinh nghiệm.
Ngoài ra, đọc cụ trao đổi, em cảm thấy có thể tìm thấy sai phạm trong mớ nhốn nháo ở toà sơ thẩm, kể từ hồ sơ tới thủ tục, nhưng mà sai ở đâu phải bới luật. Đầu tiên là cụ phân chia toàn bộ tài sản theo từng loại, cái gì có sổ đỏ, cái gì giấy viết tay, cái gì Nhà nước phân, cái gì mẹ cụ thừa kế. Sau đó là tìm quy định pháp luật, tìm đã chưa cần đọc ngay, sắp xếp liên quan đến từng loại tài sản ấy theo năm có hiệu lực. Luật không hồi tố nên cụ cần tìm xem từ khi nhà cụ sở hữu tài sản có bao nhiêu cái Luật đất đai, chẳng hạn, để tìm quy định áp từng đoạn thời gian chính xác.
Sau đó là google xem quy định về công chứng di chúc tại phòng công chứng như thế nào, đối với từng loại tài sản yêu cầu những loại giấy tờ gì, tình trạng pháp lý của giấy tờ đó như thế nào... => Tìm xem có sơ hở nào trong di chúc của bố cụ không, và có cách nào chứng minh sơ hở đó mà cụ chưa biết không. Khi cụ google sẽ có nhiều kết quả chạy ra, và mỗi kết quả đều có thể gợi ý cho cụ nội dung khác, số thông tư/nghị định/luật để tiếp tục google tìm kiếm.
Google quy định về định giá tài sản, quy định về xuất trình chứng cứ trước toà... Tất cả những gì cụ đã trải qua và băn khoăn về tính hợp pháp hợp lệ cụ đều google cho em. Nghe thì vớ vẩn thế thôi nhưng google là công cụ để cụ học trên kinh nghiệm của người khác nhanh nhất.
Ngoài ra em gợi ý cụ đọc Luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn, xem thủ tục tố tụng như thế nào. Bên nguyên đơn có thể dùng quà cáp để đẩy nhanh các thủ tục tố tụng, nôm na là các thủ tục lên toà ví dụ giảm số ngày giữa các buổi thoả thuận, lược bớt các thủ tục trước phiên toà... Sai phạm về thủ tục tố tụng có thể dẫn đến huỷ bản án. Mặc dù em chưa từng bới lật soi mói, nhưng nếu em tin có bên nào làm sai, thì nhất định không có lỗi sai nào mà không để lại vết.
Để có thời gian tìm thông tin, ở trên em khuyên cụ kéo dài thời gian phiên toà phúc thẩm, cụ có thể google "những trường hợp phiên toà bị kéo dài", "vụ án chậm giải quyết"... để tìm thêm cách hợp lý. Sau khi tự cụ đã có thêm đầu mối, cụ đừng trao đổi với luật sư hiện tại nữa, thẩm phán cũ có thể có những áy náy nghề nghiệp không muốn làm ảnh hưởng đến nhau, mặc dù họ có kinh nghiệm nhưng kinh nghiệm đó đang chứng minh không có ích gì cho cụ. Cụ đến các văn phòng luật sư mới, trao đổi nội dung cụ tìm được, và yêu cầu họ trình bày phương án họ định bào chữa trước toà. Ông luật sư nào có phương án làm cụ ưng thì thuê ông đấy.
Nguyên tắc làm việc phải có kế hoạch. Không nói chuyện kiểu tin đi, tôi giỏi lắm giỏi vừa. Mà phương án, kế hoạch bào chữa của ông là gì? Ông định dùng lý lẽ nào để bảo vệ tôi? Câu chuyện ông sẽ kể trên Toà như thế nào? Cụ không thể không biết người bảo vệ cụ sẽ nói gì, làm gì, như thế nào mà tin mù quáng đi theo họ rồi hoàn toàn bất ngờ với kết quả là bản án. Chưa kể tiết lộ thông tin cho luật sư, mà họ nói cho phía bên kia hoặc nói cho thẩm phán để chuản bị trước, có khi hỏng kiểu.
Con đường rất dài, hồ sơ nhà cụ phức tạp. Mong rằng cụ không bỏ cuộc.