Nếu bị hỏi như vậy, tôi sẽ trả lời ngắn gọn như sau: Tôn giáo có người cần, có người không cần, còn khoa học thì ai cũng cần, và các sản phẩm của nó đã được kiểm chứng. Ai cũng cần có điện, các thiết bị điện, ngôi nhà/căn hộ tiện nghi, các phương tiện đi lại, vv. Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới cũng theo tôn giáo, và họ rất tự hào về tôn giáo của mình.
Khoa học không bài trừ tôn giáo, chỉ có mấy anh cính zị dốt nát về khoa học như anh họ L tên nin mới bài trừ tôn giáo.
Tôn giáo đa phần là "thừa kế", gia đình công giáo thì con cái cũng công giáo, gia đình theo phật giáo hoặc theo tín ngưỡng "thờ tổ tiên" thì con cái cũng vậy. Dân Tây Âu trước kia đa phần theo Tin lành hoặc Công giáo, bây giờ ở nhiều nước chỉ còn 1/3 dân số thực hành tôn giáo.
Chê Lê Nin mà cụ này nhận thức nông quá.
Cơ sở của các phát kiến khoa học là tìm tòi, hoài nghi....để tìm quy luật khách quan.
Cơ sở của tôn giáo là niềm tin chủ quan.
Như vậy khoa học có bài trừ tôn giáo dù không cần trực tiếp đối đầu.
Ví dụ nếu coi có số mệnh an bài thì k có y học hiện đại.
Tuy nhiên, khi đã tồn tại tôn giáo thì sự tồn tại đó cần được thừa nhận như một hiện thực để sống chung với nó hay quản lý nó, thậm chí sử dụng nó.
Mà cụ thích chửi thì em nhắc cụ là thé giới Cs đối xử với tôn giáo thận trọng và nhẹ nhàng hơn nhiều so với cách đối xử của tôn giáo đối với tôn giáo khác hoặc người vô thần, trong lịch sử đầy chuyện chiến tranh tôn giáo, săn phù thủy, săn kẻ dị giáo, thiêu nhà khoa học....
Cộng sản có lúc cũng rắn tay nhưng không hề "ác" hơn các giáo chủ tôn giáo. Nước Mỹ nhà cụ đối xử với người da đen còn tệ hơn.
Phức tạp hơn còn có thứ lập lờ giữa khoa học, tôn giáo, tập quán văn hóa như ngoại cảm, cầu hồn, người ngoài hành tinh, bói toán......đến bố mẹ trẻ con còn đau đầu giữa tin hay k tin chứ nói gì trẻ con.