Trẻ em nên được học các môn khoa học một cách nghiêm túc, và biết cách ứng xử hòa bình, biết tôn trọng các tôn giáo khác nhau, cho dù mình không theo tôn giáo nào hay theo tôn giáo khác, nhất là khi ra quốc tế.
==============================
Em e rằng cụ hiểu nhầm về phương pháp chứng minh khoa học. Khoa học chưa tìm ra nguồn gốc vũ trụ không có nghĩa là nó công nhận rằng vũ trụ do ông ABC tạo ra.
Vâng, mời bác Policeman bình tĩnh chỉ ra sự hiểu nhầm. Nhưng đừng dùng "khoa học" ở các trường chuyên dạy "ný nuận chính em" nhé.
Và đầu tiên, đề nghị bác đừng xuyên tạc những gì tôi đã viết. Tôi đã viết là Hawking chưa thành công, chưa đạt được nhưng gì ông ấy muốn, ....
rằng "nguồn gốc vũ trụ" chủ yếu là giả thuyết, là các suy đoán, chưa hội đủ tiêu chí để được coi là lý thuyết khoa học.
Tôi không hề nói gì đến chuyện khoa học định công nhận mệnh đề ABC nào hết.
Tôi chỉ nhắc tới một điều, ở tại mỗi thời điểm bất kỳ, luôn có nhiều câu hỏi không trả lời được, nhiều mệnh đề không phân định được đúng hay sai.
Điều này có thể chứng minh được, đó là sự không đầy đủ.
[QUOTE
Về khoản liềm tin, em thấy cụ usavn dù chê CNCS nhưng cách suy nghĩ của cụ và những người theo tôn giáo còn mù quáng hơn nhiều.
Chưa kể, nếu phân tích một cách khoa học thì sẽ thấy CNCS có cả thất bại lẫn thành công. Nó thua cuộc khi chạy đua với CNTB, nhưng nhờ nó mà trong thế kỷ 20 nước Nga vươn lên từ lạc hậu thành cường quốc. Trung Quốc trong thời kỳ Mao cũng đã đưa trình độ khoa học cũng như công nghiệp quốc phòng lên hàng cường quốc, mặc dù kinh tế thì thảm bại.
[/QUOTE]
Mù quáng? Thói quen chụp mũ thật kinh khủng đấy!
Mệnh đề 1: "TQ thời kỳ Mao là cường quốc khoa học và công nghiệp quốc phòng?" Hài quá, đây là kết quả giáo dục ở trường đại học hay học viện nào ở trong nước vậy?
Đa phần là ăn trộm được, của Nga hoặc từ phương Tây, hoặc một số lĩnh vực công nghiệp được Nga giúp (giai đoạn hai bên còn hữu hảo).
Thời kỳ này, sản phẩm khoa học của họ gần bằng 0, số lượng sáng chế cũng vậy.
Mệnh đề 2: "Nước Nga vươn lên từ lạc hậu thành cường quốc." Đúng một phần.
Nước Nga trước 1917 tuy lạc hậu về mức độ công nghiệp hóa so với các cường quốc tư bản Âu châu khác, nhưng họ đã là cường quốc khoa học từ trước đó lâu lắm rồi; và họ cũng đã là đế quốc lớn thứ nhì thế giới về lãnh thổ, chỉ sau đế quốc Anh.
Các nhà toán học và khoa học (rất nhiều gốc do thái) Ở Nga đã lừng trong giới khoa học Âu châu từ TK18, 19 rồi. Lạc hậu vì hệ thống cai trị Sa hoàng cuối TK19 quá kém.
Thời LX, liên bang này là cường quốc về quân sự, cường quốc vũ khí hạt nhân, cường quốc công nghiệp chế tạo vũ khí, cường quốc công nghệ vũ trụ, cường quốc về diện tích lãnh thổ, vv. chứ kinh tế cũng ở mức xoàng, mức sống của người dân thấp, cùng hàng với các nước nghèo nhất Âu châu. Sản phẩm công nghệ nói chung lạc hậu: từ công nghệ điện hạt nhân cho đến công nghệ xe hơi, từ công nghệ bán dẫn, đến điện tử gia dụng, vv
So sánh là so sánh với các nước châu Âu bên cạnh, không so sánh với các nước đang phát triển.
Trong khoa học, như sinh học hay khoa học máy tính thì LX thời đó quá lạc hậu. Về Vật lý hay Hóa học thì cũng khá tốt. Nhưng vẫn ít hơn so với cường quốc phương Tây (xét sự đóng góp ý tưởng, sản phẩm và số giải thưởng nhận được). Về toán học thì truyền thống Nga đã rất tốt, miễn bàn, LX là cường quốc Toán thực sự.
LX bên cạnh những kết quả do chính họ tạo ra, LX cũng lấy cắp được khá nhiều bí kíp công nghệ quan trọng từ các cường quốc khác. Điển hình nhất công nghệ làm bom nguyên tử.
Lưu ý đừng nhầm học thuyết chính trị, hoặc hệ thống tư tưởng, với khoa học. Thuật ngữ "khoa học" được dùng ở trong H20 là rất không chuẩn, một mình một kiểu, và không tương thích với thế giới. Thế mới có chuyện phần lớn các đề tài gọi là "nghiên cứu khoa học" cấp bộ và nn, thực chất là các đề tài nghiệp vụ. Không có chất khoa học ở đó.
Cuối cùng nên có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học thực sự ở các trường đại học nghiên cứu, các viện, các trung tâm nghiên cứu khoa học chất lượng cao trên thế giới, trước khi chém phầm phập.