- Biển số
- OF-17152
- Ngày cấp bằng
- 8/6/08
- Số km
- 9,116
- Động cơ
- 625,099 Mã lực
Cái xe vi phạm thì bắt lỗi ngay mà mấy đoạn hộ lan bị phá để cho xe vào quán ăn đến khi ông Hải lên tiếng thì các cơ quan chức năng mới "vào cuộc"
Hành vi vi phạm tháo hộ lan tôn sóng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã bị xử lý nhiều lần nhưng vẫn tái diễn nên cần xử lý hình sự.
Một quán cơm vi phạm hành lang đường cao tốc được ông Đoàn Ngọc Hải chụp
Cầm rao rượt đuổi cả cán bộ đi rào chắn lại hành lang cao tốc
Ngày 6/3, trên trang Facebook cá nhân của ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TP Hồ Chí Minh) có bài viết phản ánh trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái bị người dân tháo dỡ trái phép hộ lan tôn sóng để kinh doanh quán cơm, gây tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Ông Hải cũng đặt câu hỏi liệu có hành vi trục lợi bao che.
"Liên tục 3 tháng nay, khi lưu thông trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, địa phận Yên Bái tôi thật sự kinh hoàng khi thấy bên tay phải hướng từ Sa Pa về có 5 quán cơm được mở ngang nhiên bán sát hành lang đường cao tốc, các xe 2 chiều đều có thể ghé vào ăn vì các thanh sắt chắn bảo vệ đã bị cưa để cho các xe ra vào các quán cơm này.
Một điều rất đặc biệt là có 5 quán thì chỉ 3 quán “được" cưa thanh sắt bảo vệ đường cao tốc, 2 quán thì không? Y như tình trạng “ bảo kê “ vỉa hè ở các thành phố lớn vậy, nhà bị dẹp, nhà thì không hề hấn gì nên loạn cào cào không dẹp được. Tại sao tôi nói có dấu hiệu trục lợi ? Vì 5 quán cơm gần nhau mà chỉ có 3 quán được cưa thanh sắt bảo vệ đường cao tốc? 2 quán thì không được", ông Hải đặt câu hỏi.
Thừa nhận có hành vi vi phạm hành lang đường cao tốc như phản ánh, trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ đường cao tốc VN (VECS) - đơn vị quản lý tuyến cao tốc này cho biết, hiện nay trên đoạn tuyến tình trạng các điểm hàng quán nước mui được người dân mở ra kinh doanh trái phép đều nằm ngoài hàng rào dây thép gai, B40 của đường cao tốc.
Tại những vị trí này, người dân thường xuyên cắt phá hàng rào thép gai B40 để đi qua. VECS đã nhiều lần tổ chức tiến hành hàn đóng lại những điểm tháo mở nhưng cứ hàn xong lại tiếp tục bị tháo mở, tập trung chủ yếu tại các lý trình (Km181 Km182, Km190 Xã Châu Quế Thượng - Văn Yên).
Ngoài việc mở hàng rào B40, tại một số điểm, người dân còn tự ý tháo mở tôn hộ lan trái phép để tạo lối đi lại. VECS đã phối hợp với địa phương thực hiện đóng nhiều lần nhưng chưa được xử lý triệt để tại lý trình (Km172, Km182+500, Km189+050, Km189+800).
Lý giải nguyên nhân, vị này biết, sau khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, có một số hộ dân yêu cầu phải có đường gom. Tuy nhiên, trong quy hoạch thiết kế tuyến cao tốc này lại không có đường gom, dẫn đến khi đưa vào khai thác người dân không cho rào hộ lan một số vị trí. Các điểm này đã tồn tại từ nhiều nhiều năm nay nhưng không xử lý được.
“VECS đã nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương để rào lại các điểm này. Tuy nhiên mỗi lần đi rào lại gặp phản ứng dữ dội của người dân, thậm chí cầm dao đuổi lực lượng chức năng", vị này nói và khẳng định hoàn toàn không có chuyện bảo bảo kê ở đây.
Tái phạm nhiều lần
Ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ I cho biết, tình trạng này đã tồn tại nhiều năm nay. Khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý chủ các quán cơm này đóng lại nhưng khi không có lực lượng chức năng, họ lại mở trộm bằng cách tháo các ốc nối giữa các đoạn của hộ lan để kinh doanh, cho xe của khách hàng vào quán sau đó đóng lại. Ở đây không phải là cắt hộ lan mà chỉ là tháo ốc nối giữa các thanh hộ lan tôn sóng.
“Cục Quản lý đường bộ I và Chi cục Quản lý đường bộ I.3 đã nhiều lần lập biên bản với VEC, yêu cầu VEC phải phối hợp với địa phương xử lý. Được biết đơn vị này cũng đã nhiều lần họp với địa phương chỉ đạo xử lý nhưng các chủ quán cơm này làm vụng trộm nên khó xử lý”, ông Hà cho biết.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, theo quy định, trách nhiệm quản lý hành lang đường bộ là của địa phương và đơn vị quản lý tuyến đường. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý nhà nước, Tổng cục sẽ cùng phối hợp để xử lý. Các điểm vi phạm này đã nhiều lần bị xử lý nhưng xử lý xong lại bị đối tượng vi phạm phá hộ lan để kinh doanh.
“Đối với hành vi vi phạm nhiều lần như này phải xử lý hình sự mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Ngay đầu tuần tới, Tổng cục sẽ làm việc với UBND tỉnh Yên Bái, VEC để giải quyết dứt điểm vi phạm này”, ông Thắng cho biết.
Một số hình ảnh vi phạm do ông Đoàn Ngọc Hải cung cấp trên Facebook cá nhân:
Một số hình ảnh đơn vị quản lý đã nhiều lần ra quân xử lý vi phạm:
Lực lượng liên ngành ra quân xử lý vi phạm
Những đoạn vi phạm tháo dỡ hộ lan tôn sóng đã được nhiều lần rào lại
Đơn vị quản lý tuyến đường cho biết, trong quá trình cưỡng chế vi phạm thường xuyên gặp chống đối của người vi phạm
Cản trở không cho rào lại hộ lan tôn sóng
Hành vi vi phạm tháo hộ lan tôn sóng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã bị xử lý nhiều lần nhưng vẫn tái diễn nên cần xử lý hình sự.
Một quán cơm vi phạm hành lang đường cao tốc được ông Đoàn Ngọc Hải chụp
Cầm rao rượt đuổi cả cán bộ đi rào chắn lại hành lang cao tốc
Ngày 6/3, trên trang Facebook cá nhân của ông Đoàn Ngọc Hải, nguyên Phó Chủ tịch UBND Quận 1 (TP Hồ Chí Minh) có bài viết phản ánh trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái bị người dân tháo dỡ trái phép hộ lan tôn sóng để kinh doanh quán cơm, gây tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Ông Hải cũng đặt câu hỏi liệu có hành vi trục lợi bao che.
"Liên tục 3 tháng nay, khi lưu thông trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, địa phận Yên Bái tôi thật sự kinh hoàng khi thấy bên tay phải hướng từ Sa Pa về có 5 quán cơm được mở ngang nhiên bán sát hành lang đường cao tốc, các xe 2 chiều đều có thể ghé vào ăn vì các thanh sắt chắn bảo vệ đã bị cưa để cho các xe ra vào các quán cơm này.
Một điều rất đặc biệt là có 5 quán thì chỉ 3 quán “được" cưa thanh sắt bảo vệ đường cao tốc, 2 quán thì không? Y như tình trạng “ bảo kê “ vỉa hè ở các thành phố lớn vậy, nhà bị dẹp, nhà thì không hề hấn gì nên loạn cào cào không dẹp được. Tại sao tôi nói có dấu hiệu trục lợi ? Vì 5 quán cơm gần nhau mà chỉ có 3 quán được cưa thanh sắt bảo vệ đường cao tốc? 2 quán thì không được", ông Hải đặt câu hỏi.
Thừa nhận có hành vi vi phạm hành lang đường cao tốc như phản ánh, trao đổi với Báo Giao thông, lãnh đạo Công ty Cổ phần Dịch vụ đường cao tốc VN (VECS) - đơn vị quản lý tuyến cao tốc này cho biết, hiện nay trên đoạn tuyến tình trạng các điểm hàng quán nước mui được người dân mở ra kinh doanh trái phép đều nằm ngoài hàng rào dây thép gai, B40 của đường cao tốc.
Tại những vị trí này, người dân thường xuyên cắt phá hàng rào thép gai B40 để đi qua. VECS đã nhiều lần tổ chức tiến hành hàn đóng lại những điểm tháo mở nhưng cứ hàn xong lại tiếp tục bị tháo mở, tập trung chủ yếu tại các lý trình (Km181 Km182, Km190 Xã Châu Quế Thượng - Văn Yên).
Ngoài việc mở hàng rào B40, tại một số điểm, người dân còn tự ý tháo mở tôn hộ lan trái phép để tạo lối đi lại. VECS đã phối hợp với địa phương thực hiện đóng nhiều lần nhưng chưa được xử lý triệt để tại lý trình (Km172, Km182+500, Km189+050, Km189+800).
Lý giải nguyên nhân, vị này biết, sau khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành đưa vào khai thác, có một số hộ dân yêu cầu phải có đường gom. Tuy nhiên, trong quy hoạch thiết kế tuyến cao tốc này lại không có đường gom, dẫn đến khi đưa vào khai thác người dân không cho rào hộ lan một số vị trí. Các điểm này đã tồn tại từ nhiều nhiều năm nay nhưng không xử lý được.
“VECS đã nhiều lần làm việc với chính quyền địa phương để rào lại các điểm này. Tuy nhiên mỗi lần đi rào lại gặp phản ứng dữ dội của người dân, thậm chí cầm dao đuổi lực lượng chức năng", vị này nói và khẳng định hoàn toàn không có chuyện bảo bảo kê ở đây.
Tái phạm nhiều lần
Ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ I cho biết, tình trạng này đã tồn tại nhiều năm nay. Khi lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý chủ các quán cơm này đóng lại nhưng khi không có lực lượng chức năng, họ lại mở trộm bằng cách tháo các ốc nối giữa các đoạn của hộ lan để kinh doanh, cho xe của khách hàng vào quán sau đó đóng lại. Ở đây không phải là cắt hộ lan mà chỉ là tháo ốc nối giữa các thanh hộ lan tôn sóng.
“Cục Quản lý đường bộ I và Chi cục Quản lý đường bộ I.3 đã nhiều lần lập biên bản với VEC, yêu cầu VEC phải phối hợp với địa phương xử lý. Được biết đơn vị này cũng đã nhiều lần họp với địa phương chỉ đạo xử lý nhưng các chủ quán cơm này làm vụng trộm nên khó xử lý”, ông Hà cho biết.
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, theo quy định, trách nhiệm quản lý hành lang đường bộ là của địa phương và đơn vị quản lý tuyến đường. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý nhà nước, Tổng cục sẽ cùng phối hợp để xử lý. Các điểm vi phạm này đã nhiều lần bị xử lý nhưng xử lý xong lại bị đối tượng vi phạm phá hộ lan để kinh doanh.
“Đối với hành vi vi phạm nhiều lần như này phải xử lý hình sự mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Ngay đầu tuần tới, Tổng cục sẽ làm việc với UBND tỉnh Yên Bái, VEC để giải quyết dứt điểm vi phạm này”, ông Thắng cho biết.
Một số hình ảnh vi phạm do ông Đoàn Ngọc Hải cung cấp trên Facebook cá nhân:
Một số hình ảnh đơn vị quản lý đã nhiều lần ra quân xử lý vi phạm:
Lực lượng liên ngành ra quân xử lý vi phạm
Những đoạn vi phạm tháo dỡ hộ lan tôn sóng đã được nhiều lần rào lại
Đơn vị quản lý tuyến đường cho biết, trong quá trình cưỡng chế vi phạm thường xuyên gặp chống đối của người vi phạm
Cản trở không cho rào lại hộ lan tôn sóng
Cần xử lý hình sự hành vi tháo hộ lan cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Hành vi vi phạm tháo hộ lan tôn sóng cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã bị xử lý nhiều lần nhưng vẫn tái diễn nên cần xử lý hình sự.
www.baogiaothong.vn