Khí Nitơ lợi ích và hiệu quả đến không ngờ

Lamborghini

Xe buýt
Biển số
OF-850
Ngày cấp bằng
21/7/06
Số km
570
Động cơ
582,400 Mã lực
Nơi ở
Lopxe.net
Website
www.michelin.com.vn
Bluebloa nói:
bác nào thích thì cứ bơm cho vui, việc bơm khí nito đối với xe nhà các bác chẳng khác gì uống thuốc bổ loại dởm: làm bằng bột sắn và ít đường, các bác chẳng béo bổ gì nhưng lại có cảm giác khoẻ ra thật. Đôi khi cái đó mới quan trọng các bác ạ, mất ít tiền mà mua cái cảm giác an toàn và hứng thú thì nên quá chứ!!
Đúng là tâm lý khi lái xe quan trọng lắm các bác ạ :^)
Nên các nước phát triển họ mới giải quyết tâm lý cho lái xe khi chạy đường dài và tốc độ cao bằng cách bơm khí nitơ :D :D :D
 

MICHELIN

Xe buýt
Biển số
OF-1880
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
658
Động cơ
575,180 Mã lực
Nơi ở
lopxe.net
Website
www.lopxe.net
phanvili nói:
He he he, Michelin nhầm lẫn rùi, mọi người định ủng hộ bác bằng cách nhân rộng phong trào bơm ni tơ cho cả SH (Tức từ 1 bánh đến vô cùng nhiều bánh) cơ mà
Oái em đọc nhầm hee:D
SH thì cũng bơm được chứ sao đâu bác, em cũng bơm cho con PS của em mà :^)
 

TràĐá

Xe hơi
Biển số
OF-1861
Ngày cấp bằng
9/10/06
Số km
124
Động cơ
569,940 Mã lực
Tuổi
42

Miiter

Xe máy
Biển số
OF-2905
Ngày cấp bằng
28/12/06
Số km
66
Động cơ
561,360 Mã lực
Hôm nào qua bác Lam Bồ bơm hộ cho con Gentra phát nhé?
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Tuần vừa rồi đi công tác, không vào OF được. Sau khi chê bai đủ thứ, mà không có lời lại, iem thấy áy náy quá. Sáng nay, vừa ngồi trong toa lét vừa suy nghĩ, :D (bị cả nhà chửi cho một trận là sao mày đánh răng lâu thế ), em xin đưa ra mấy nhận xét như sau:

Áp suất, thể tích, lượng khí và nhiệt độ khí, trong trường hợp khí lý tưởng, phụ thuộc nhau theo công thức : PV = nRT (1)

trong đó:

P: Áp suất lốp
V: Thể tích lốp
T: Nhiệt độ khí trong lốp
n: số mole (Number of mole). Đây mới là phần liên quan đến bản chất của khí bợm
R: Universal gas constant = 8.314472 m3 · Pa · K-1 · mol-1 (Trong hệ SI)
Trong bánh xe thì V và n không thay đổi (Thực tế V thay đổi tý chút theo nhiệt độ, nhưng không đáng kể), như vậy, ta có thể viết lại phương trình trên thành:

P = (nR/V)*T (2)

Đây chính là phương trình giải thích tại sao khi nhiệt độ thay đổi thì áp suất thay đôi. Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng và ngược lại. Tuy nhiên, sự thay đổi này phụ thuộc vào bản chất từng loại khí (mà đại diện là số mole n trong phương trình trên).

Túm lại, từ định luật khí lý tưởng, ta có thể thấy được:

1. Áp suất trong lốp phụ thuộc nhiệt độ của khí khi thể tích và lượng khí không thay đổi (Cái này thì ai cũng thấy rồi, em cũng chẳng hiểu sao, lại phải đưa ra cái phương trình rắc rối thế nhỉ |-)

2. Khi lượng khí bơm trong lốp và thể tích không thay đổi, thì sự tăng áp suất theo nhiệt độ phụ thuộc vào bản chất từng loại khí bơm (cái này cũng hiển nhiên nốt, thế mà em vẫn phức tạp giải thích rất mất công nhỉ, em cũng không hiểu tại sao nữa, chắc là do lỡ viết ra rồi, nên phải cố nốt thôi nhỉ)

3. Dùng cái định luật này, giải thích việc bơm khí ni tơ chưa thật sự rõ về bản chất vật lý, nhưng cũng chứng minh cho các bác thấy là nó phụ thuộc vào bản chất của khí rồi đấy nhé.

Mạn phép các bác, phân tích tiếp một vài trường hợp cụ thể khi bơm lốp bằng không khí và bằng ni tơ:

1. Đối với máy bay, xe F1: Việc đảm bảo một áp suất lốp ổn định là cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành. Áp suất lốp quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến performance của chúng, cũng như tính an toàn. (Đối với máy bay, căng quá, nó nổ mịa nó mất thì sao, xẹp quá, khi hạ cánh cũng có thể gây nổ lốp; còn F1, căng quá thì không bám đường, xẹp quá thì ma sát quá lớn, chạy chậm hơn thằng bơm lốp đúng cân thì sao???). Mặt khác, lốp của mấy chủ này sẽ thay đổi nhiệt độ rất nhiều trong quá trình vận hành (Cái này thì không cần bàn nữa nhé, bác nào chưa công nhận thì... ới lên), do vậy , bắt buộc phải tìm một loại khí nào đó để áp suất ít phụ thuộc nhất vào nhiệt độ khi thể tích và lượng khí không đổi, mà lại phải hạt dẻ cơ. Đây chính là lý do, nó bơm khí ni tơ vào lốp máy bay, cũng như xe F1.

2. Đối với ô tô dân dụng : Thực tế, khi xe vận hành, nhiệt độ lốp sẽ bị thay đổi, nhưng không quá chênh lệch, tỉ dụ: ở nhà em sờ tay thấy mát mát, chắc khoảng 20 độc C, chạy xuống tận Đồ sơn, các em nó lại mặc ít quá, nên nó hot, sờ vào suýt bỏng tay, chắc khoảng 35 độ C. Nếu bơm bằng không khí thường, chắc chắn áp suất lốp sẽ tăng, VD: 2.2 kg/cm2 thành 2.6 kg/cm2. Thực tế, xe đi hơi xóc ốc hơn tý, nhưng cũng chẳng chết ai. Mà nếu smart engouh thì bơm 2 kg thôi, chạy nó nóng lên là vừa. Thực tế, em đi xe VIT, rất nhạy cảm với áp suất lốp, hôm nào trời mưa, bơm lốp đúng cân, đến khi trời nắng, xóc không chịu được do áp suất lốp tăng lên, em lại phải xì bớt đi, mịa nó, đến lúc nó mưa, hay trở lạnh, lại phải bơm thêm vào,... vì sợ đi non quá, hỏng mất lốp. Nói chung, nếu chạy đường dài, các bác sẽ thấy hiệu ứng này rõ rệt hơn.

Ngoài ra, bơm bằng ni tơ, đối với xe ô tô thông dụng cũng có một số tác dụng như sau:

- Do ni tơ nguyên chất không có hơi nước hay o xi nên la răng và van sẽ ít bị o xi hóa (Bị gỉ; thực chất em cũng *éo biết la răng là cái gì, vừa nghe các bác nói thôi). Túm lại, thằng nào bằng sắt mà tiếp xúc với khí trong lốp sẽ đỡ bị gỉ (đỡ thôi nhé). Mà tiện thể, cho em hỏi luôn là thường thì mấy cái la răng, van đấy, nếu bơm bằng không khí thì có dùng được 10 năm không các bác. Vì nếu bơm bằng ni tơ thế nào cũng tăng lên thành 12 năm.

- Bơm ni tơ sẽ lâu bị xẹp hơn do kích thước phân tử nó lớn hơn o xi
- Bơm ni tơ chắc chắn là chẳng có tác hại nào cả, trừ việc bác mất chút tiền.

Kết luận của em:

- Bơm ni tơ cho lốp máy bay, xe F1, xe tải hạng nặng có những lợi ích rõ rệt do áp suất lốp ít (ít thôi đấy nhé, chứ thực tế vẫn thay đổi đấy) theo nhiệt độ
- Bơm ni tơ sẽ giúp mấy thằng làm bằng sắt, thép bên trong lốp đỡ bị gỉ hơn (Cũng đỡ thôi nhé, vì các bác không bao giờ bơm được ni tơ 100% nguyên chất, mua chai khí chỉ khoảng 99% hay 99.9% gì đó; có lại sạch hơn nữa, nhưng quá đắt). Đỡ gỉ hơn bao lâu thì em không biết, và có đáng kể không thì em cũng không biết nốt.
- Với giá tiền 30K cho 04 bánh (các bác không bơm bánh dự phòng à? ) thì tiếc *éo gì mà không bơm. Đằng nào cũng như uống thuốc bổ bằng bột sắn ấy mà, không bổ được thì cũng no bụng.:D

Còn về việc bác Mitchelle nói là không có bơm chân không để hút sạch không khí rồi mới bơm, theo em, cái này không quan trọng. Như bác nói ấy, bơm đầy, rồi tháo hết ra, bơm lại. Giống như thay nước bể cá ấy, lượng không khí còn dư, cũng chẳng đáng bao nhiêu. Nếu bác không có bơm chân không, bác dùng máy hút bụi, chế thêm cái vòi hút cũng hết sạch không khí rồi, chẳng cần cầu kỳ như F1 đâu.

Bác nào chưa tin thì hôm nào ta làm thí nghiệm đi. Đến chỗ bác Mitchelle bơm lốp, qua bác Narva mua cái pressure gauge thò ra thụt vào, chạy xuống Hải phòng, rồi chọc vào đo thử, tất nhiên, trước khi đi phải đo trước để đối chiếu.

Em nghĩ câu hỏi bây giờ là tại sao áp suất khí ni tơ trong một thể tích cố định lại ít phụ thuộc vào nhiệt độ hơn so với không khí. Cái này chắc dùng gas kinetics theory giải thích, chắc phải đươc. Có bác nào học vật lý, giải thích cho AE mở rộng hiểu biết với.
 
Chỉnh sửa cuối:

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Hằng số R không phụ thuộc vào loại khí nào cả và bằng = 0,082 bác ợ.
Bác nói, không có bơm chân không để hút cạn cũng không ảnh hưởng là không chính xác đâu ợ. Nó nghiên cứu rồi, nếu Nitơ > 96% thì đúng là không ảnh hưởng với xe dân dụng.
Chắc chắn nếu ko có bơm hút chân không không thể đạt đc con số 96 này.
Còn xe đua, máy bay thì chắc phải 99% (em nói chắc vì là đoán thôi cái này ko có số liệu).
Chuyện nitơ dập lửa của bác, em thấy hơi funny.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Cám ơn bác raklei, em cũng thấy chuyện ni tơ dập lửa funny thật, vì lượng nó nhỏ quả, quên mịa nó mất, lúc đó lại nghì nó như cái bình chữa cháy ấy, bình chữa cháy thì lượng khí lớn hơn, còn trong lốp thì không đáng kể, đoàng một cái như bắn pháo hoa là hết mất rồi, còn đâu mà dập lửa được. :D

Còn về hằng số R, khất bác mấy ngày, để iem tìm lại tài liệu. Nếu không giải thích bằng cái định luật đấy thì em cũng đang suy nghĩ là tại sao bơm ni tơ áp suất lại ít phụ thuộc vào nhiệt độ, bác nhỉ.
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Dear các bác, xin được đính chính và sửa lại bài trên (phần liên quan đến hằng số R). Thành thật xin lỗi các bác

@Raklei: R đây là universal gas constant = 0.0820574587 L · atm · K-1 · mol-1

Theo em, nên đưa thêm đơn vị vào nữa cho chính xác, vì với hệ đơn vị khác thì R lại có giá trị khác đấy bác ạ VD: Trong hệ SI thì R = 8.314472 m3 · Pa · K-1 · mol-1
 

MICHELIN

Xe buýt
Biển số
OF-1880
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
658
Động cơ
575,180 Mã lực
Nơi ở
lopxe.net
Website
www.lopxe.net
FeRAM nói:
- Với giá tiền 30K cho 04 bánh (các bác không bơm bánh dự phòng à? ) thì tiếc *éo gì mà không bơm. Đằng nào cũng như uống thuốc bổ bằng bột sắn ấy mà, không bổ được thì cũng no bụng.:D
Bánh dự phòng khuyến mãi bác à, :^) :D
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Từ công thức trên có thể thấy rằng:
giả sử nhiệt độ tăng 50oC;
tương ứng áp suất sẽ tăng 1,18 lần.
lốp đang bơm có áp suất 2kg/cm3 --> 2,36 kg/cm3.
Chả đáng kể là bao phải không các bác.
Như vậy trong trường hợp nhiệt độ lốp tăng 50oC thì áp suất thay đổi nói chung không đáng kể. mà tăng đc 50oC đâu phải đơn giản.
Thế nên với xe dân dụng, các bác nào phải đặc biệt nhậy cảm mới có thể cảm nhận đc sự thay đổi.
 

HUYNHC240Tài khoản đã xác minh

Trên từng cây số
Biển số
OF-3
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,359
Động cơ
596,573 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.Vietthinheec.vn
raklei nói:
Từ công thức trên có thể thấy rằng:
giả sử nhiệt độ tăng 50oC;
tương ứng áp suất sẽ tăng 1,18 lần.
lốp đang bơm có áp suất 2kg/cm3 --> 2,36 kg/cm3.
Chả đáng kể là bao phải không các bác.
Như vậy trong trường hợp nhiệt độ lốp tăng 50oC thì áp suất thay đổi nói chung không đáng kể. mà tăng đc 50oC đâu phải đơn giản.
Thế nên với xe dân dụng, các bác nào phải đặc biệt nhậy cảm mới có thể cảm nhận đc sự thay đổi.
khi xe chạy đường dài và tốc đọ cao thì lốp xe có thế nongs lên đến 7-80 độ
 

unik

Xe buýt
Biển số
OF-81
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
544
Động cơ
587,360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vừa bơm khí nitơ được vài hôm thì hôm qua em làm chuyến Quảng Bình. Áp suất khi bắt đầu xuất phát là 32psi và nhiệt độ là 20 độ C. Sau khi chạy vài trăm kms thì áp suất lên tầm 34-36psi và nhiệt độ là 40 độ C (chạy bình thường trong thành phố chỉ là 28-29 độ C). Không biết nếu bơm hơi thường thế nào nên đưa thông số để các bác bình lựng :D
 
Chỉnh sửa cuối:

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Bình lựng cái gì nữa bác: Nhiệt độ tăng lên gấp đôi, tức là 100% mà áp suất chỉ tăng có 2/32 +~5%. Chúc mừng bác uống bột sắn mà khỏi hẳn đau bụng, :D

Bác nào có xe xịn, đừng bơm ni tơ vội, chạy đường dài một chuyến, rồi post kết quả cho AE ngâm cứu tý.
 

Truha1410

Xe hơi
Biển số
OF-249
Ngày cấp bằng
11/6/06
Số km
110
Động cơ
581,800 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
TzV™
Bác nào chạy đường dài thì làm tí nhạc nện trên xe cho phê nha hìhì :D

Listen: click!
Download: click!

Bao h có khuyến mại thì bơm thui hehe :)) mà khổ thế bây h mỗi lần đến thay lốp mới các bác lại phải nói thêm một câu là bơm ôxi cho e chứ đừng bơm Nito :D ko bác Mít lại cứ cắm Nito vào làm e nó đau thì chết :)) e nó tức e nó giận e nó lại nổ bùm một cái thì (u)
 

MICHELIN

Xe buýt
Biển số
OF-1880
Ngày cấp bằng
11/10/06
Số km
658
Động cơ
575,180 Mã lực
Nơi ở
lopxe.net
Website
www.lopxe.net
raklei nói:
Từ công thức trên có thể thấy rằng:
giả sử nhiệt độ tăng 50oC;
tương ứng áp suất sẽ tăng 1,18 lần.
lốp đang bơm có áp suất 2kg/cm3 --> 2,36 kg/cm3.
Chả đáng kể là bao phải không các bác.
Như vậy trong trường hợp nhiệt độ lốp tăng 50oC thì áp suất thay đổi nói chung không đáng kể. mà tăng đc 50oC đâu phải đơn giản.
Thế nên với xe dân dụng, các bác nào phải đặc biệt nhậy cảm mới có thể cảm nhận đc sự thay đổi.
Nếu mùa hè nhiệt độ mặt đường là 38 - 40 độ thì lốp xe đạt 50 độ khi chạy quãng đường dài thì có gì mà lạ đâu bác :^)

Em thấy còn 2 tác dụng nữa bác phân tích nốt hộ em cái đê bác
1/ Khả năng thẩm thấu của Nitơ với khí thường
2/ Chống lại sự xi hóa các bề mặt kim loại, kéo dài tuổi thọ của lốp và vành xe
 

nightpinky

Xe buýt
Biển số
OF-1543
Ngày cấp bằng
27/8/06
Số km
934
Động cơ
582,626 Mã lực
MICHELIN nói:
Nếu mùa hè nhiệt độ mặt đường là 38 - 40 độ thì lốp xe đạt 50 độ khi chạy quãng đường dài thì có gì mà lạ đâu bác :^)

Em thấy còn 2 tác dụng nữa bác phân tích nốt hộ em cái đê bác
1/ Khả năng thẩm thấu của Nitơ với khí thường
2/ Chống lại sự xi hóa các bề mặt kim loại, kéo dài tuổi thọ của lốp và vành xe
@ Mi sơ lanh: Em đã lượn ra bãi xe Ngọc khánh mà không tìm thấy ai giống cái hình của bác thế này
ở cái Avatar của bác :'( , không có thông tin liên lạc nó khổ ghê cơ! 8o| Bác PM cho em cái số cục gạch cái nhể! (b)
 
Chỉnh sửa cuối:

minhconTMD

Xe tải
Biển số
OF-339
Ngày cấp bằng
15/6/06
Số km
357
Động cơ
583,796 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Cầu Giấy
MICHELIN nói:
Không vấn đề đâu bác :^)
mua lốp cũ 30K cũng được miễn phí huống chi là 300K heeeee:)) :)) :)) :)) :P
Lúc nào rỗi bác qua em nhé, thử xem hơi của F1 khác hơi thường cái gì,:^) :D
Thế trước đây em toàn mua buôn chỗ bác thì có được bác bơm em mfí ko?:)) :))
À mà xe máy có được bơm ko bác :))
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
MICHELIN nói:
Nếu mùa hè nhiệt độ mặt đường là 38 - 40 độ thì lốp xe đạt 50 độ khi chạy quãng đường dài thì có gì mà lạ đâu bác :^)

Em thấy còn 2 tác dụng nữa bác phân tích nốt hộ em cái đê bác
1/ Khả năng thẩm thấu của Nitơ với khí thường
2/ Chống lại sự xi hóa các bề mặt kim loại, kéo dài tuổi thọ của lốp và vành xe
Bác đọc kỹ hộ cái, tăng 50oC chứ không phải đạt 50oC.
Nếu đang là 20oC thì sẽ là đạt 70oC.

Về 2 khả năng kia của bác; cái số 1 em ko biết ko bàn.
Cái số 2 thì nito không có khả năng chống oxi hóa; mà chính xác là nó không tham gia quá trình oxi hóa. Tuy nhiên các bác sửa xe nhiều cũng thấy rằng vấn đề oxi hóa đc cái vành (từ bên trong) nói chung là không đánh ngại.
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,870
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
unik nói:
Vừa bơm khí nitơ được vài hôm thì hôm qua em làm chuyến Quảng Bình. Áp suất khi bắt đầu xuất phát là 32psi và nhiệt độ là 20 độ C. Sau khi chạy vài trăm kms thì áp suất lên tầm 34-36psi và nhiệt độ là 40 độ C (chạy bình thường trong thành phố chỉ là 28-29 độ C). Không biết nếu bơm hơi thường thế nào nên đưa thông số để các bác bình lựng :D
Theo lý thuyết tính toán thì nếu nhiệt độ tăng 20oC, áp suất sẽ tăng 1,0733 lần (tất cả các loại khí, không phân biệt nito hay không nito).
Ban đầu 32psi thì tương ứng sẽ là 34,34psi.
Như vậy có thể đánh giá là xe của bác có đồng hồ đo áp suất ngon đấy ạ (y) .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top