Khi nhả ga chân giữ nguyên hay đặt hờ lên phanh?

Biển số
OF-308499
Ngày cấp bằng
19/2/14
Số km
523
Động cơ
304,930 Mã lực
Hôm nọ ngồi bàn tán về xe điên em nảy ra tranh luận này. Cả trên báo nữa, thấy rất nhiều người cứ có thói quen là nhả ga là bỏ chân sang đặt phanh, lý luận là thế nó mới an toàn, có gì đạp lún sang là xe phanh luôn, ko sợ xe điên?
Cá nhân em thì nguyên tắc đi xe là khi xe còn đang chạy thì chân cứ phải để trên ga, dù là có nhả ga đi nữa, và khi có sự cố thì đảo mũi chân để phanh. Cốt là để rèn luyện cái phản xạ tự nhiên là khi thấy tình huống khẩn cấp là đảo mũi chân và phanh, ko lo bị nhầm chân ga và phanh nên sẽ ko bị xe điên.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người (cả tài non lẫn tài già) nghĩ là nguyên tắc nhả ga là đặt chân lên phanh tốt hơn. Em thấy đi kiểu đó sẽ tạo cho người lái cái phản xạ là thấy sự cố là đạp lút sàn mà ko cần biết chân đang ở đâu (ko tạo được thói quen đảo chân phanh). Giả sử tình huống xảy ra lúc đi ở số cao (thường đi số cao thì chân ga cũng chỉ đạp hờ hờ là xe vẫn chạy), có sự cố mà các cụ ý lại cũng lún sàn thì lại chả có xe điên?!?
Vậy nên em tạo theard này mong các cụ chia sẻ quan điểm để chúng ta có cách lái xe an toàn nhất phòng chống xe điên :)
 

tqttn2007

Xe điện
Biển số
OF-47628
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
3,575
Động cơ
501,390 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Em chỉ đặt sang bên phanh khi có tình huống! Căn bản là tập trung khi lái. Em nghĩ cái đầu quan trọng hơn cái chân!
 

2nt

Xe tải
Biển số
OF-317648
Ngày cấp bằng
27/4/14
Số km
334
Động cơ
296,340 Mã lực
Sao mà bỏ ga là phải đặt sang phanh luôn? Tùy theo tình huống chứ! Nhưng quan trọng là bất kể tình huống nào thì chân đều phải đặt lên hoặc chân ga hoặc chân phanh - không đặt ra ngoài.
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
5,394
Động cơ
481,510 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
CŨng tùy tình huống. Trong thành phố thì rời gas đặt chân lên phanh. Cao tốc thì chưa chắc, có khi chỉ nhả gas để giảm chút tốc độ.
Điều quan trọng trong mọi tình huống là cụ phải biết mình đang và sẽ đạp cái gì.
 

mrviuviu

Xe hơi
Biển số
OF-87301
Ngày cấp bằng
3/3/11
Số km
198
Động cơ
410,040 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các cụ tuyền nói hay cả, quan điểm của e khi đi xe AT là chân trái nghỉ (đương nhiên), chân phải phụ trách 2 pê đan phanh và ga theo nguyên tắc không ga thì phanh và ngược lại, phần lớn thời gian lái xe là như vậy.
 

xtitan

Xe buýt
Biển số
OF-786
Ngày cấp bằng
16/7/06
Số km
990
Động cơ
587,146 Mã lực
Nơi ở
VN
ngớt ga thì chân chuyển sang phanh luôn cho chắc cú ạ :)
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,644
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
Chân của em thấy nguy hiếm thì nó tự để sang phanh , còn nếu không gì nguy hiểm thì tự để ở chân ga ạ
 

TuanAnhDT

Xe tải
Biển số
OF-81240
Ngày cấp bằng
27/12/10
Số km
232
Động cơ
417,020 Mã lực
trong phố nhả ga thì rà phanh. tập cái phản xạ chân chữ phải hình chữ V đấy là cách của em. còn cái kiểu nhả ga nhưng chân vẫn đặt trên bàn ga thì hoặc là đường trường (nhả ga để kiểm soát tốc độ) hoặc đa phần là lái mới chưa tập quen phản xạ này :)
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,635
Động cơ
723,036 Mã lực
Em khác hoàn toàn cụ chủ. Nhả hết ga là em cho sang phanh, sao vậy,
Khi nào thỉ nhả hết ga:
1. Khi đến đèn đỏ, khi dừng mua vé,...túm lại là khi dừng xe. Lúc đó bắt buộc phải để sang phanh để dừng xe k xe nó vẫn chạy dù nhà hết chân ga.
2. Khi qua ngã tư đường giao nhau hay trong ngõ hẹp dễ xảy ra bất thường: lúc đó đửe sẵn sang chân phanh để cần là phanh ngay, nửa tích tắc là thời gian cần để thoát 1 vụ tai nạn.
Đó là lý do vì sao nhả hết chân ga là em cho chân sang phanh
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này tùy tình huống chứ không có công thức chung.
Nhưng chắc chắn một điều, các cụ phải luyện chuyển chân thật nhanh, nhất là từ chân ga sang chân phanh, kể cả AT hay MT. Cứ thấy có tình huống có thể nẩy sinh sự cố là chuyển chân luôn.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,679
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Hôm nọ ngồi bàn tán về xe điên em nảy ra tranh luận này. Cả trên báo nữa, thấy rất nhiều người cứ có thói quen là nhả ga là bỏ chân sang đặt phanh, lý luận là thế nó mới an toàn, có gì đạp lún sang là xe phanh luôn, ko sợ xe điên?
Cá nhân em thì nguyên tắc đi xe là khi xe còn đang chạy thì chân cứ phải để trên ga, dù là có nhả ga đi nữa, và khi có sự cố thì đảo mũi chân để phanh. Cốt là để rèn luyện cái phản xạ tự nhiên là khi thấy tình huống khẩn cấp là đảo mũi chân và phanh, ko lo bị nhầm chân ga và phanh nên sẽ ko bị xe điên.
Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người (cả tài non lẫn tài già) nghĩ là nguyên tắc nhả ga là đặt chân lên phanh tốt hơn. Em thấy đi kiểu đó sẽ tạo cho người lái cái phản xạ là thấy sự cố là đạp lút sàn mà ko cần biết chân đang ở đâu (ko tạo được thói quen đảo chân phanh). Giả sử tình huống xảy ra lúc đi ở số cao (thường đi số cao thì chân ga cũng chỉ đạp hờ hờ là xe vẫn chạy), có sự cố mà các cụ ý lại cũng lún sàn thì lại chả có xe điên?!?
Vậy nên em tạo theard này mong các cụ chia sẻ quan điểm để chúng ta có cách lái xe an toàn nhất phòng chống xe điên :)
Đã nhả ga tức là không còn sử dụng ga nữa (trường hợp cần giảm tốc) thì chân nên đặt vào bàn đạp phanh để nếu cần giảm tốc thêm thì mớm phanh. Trường hợp không nhả ga (ga để chế độ giảm tối thiểu để nuôi máy) thì làm gì trống chân để đưa vào bàn đạp phanh nữa?
 

redflame

Xe tăng
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
1,808
Động cơ
343,211 Mã lực
Đi đường Hà Nội, cứ đến ngã tư là em đặt lên phanh cho nó chắc. Cảm tử quân giờ nhiều lắm, nhất là nắng nôi thế này, áo chống nắng che hết cả mặt. Thực tế em thấy đặt hờ lên phanh thì có thể chủ động mớm nhả để điều tốc hoặc cần thì kịch sàn dễ hơn là chuyển từ ga sang. Đột ngột chuyển từ ga sang phanh mới dễ lút sàn. Nhưng mà chắc là các cụ tài già thì để kiểu gì chả được
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hihi vâng em mới học lái từ ngày đầu thầy đã bắt chân phải nếu k ga nữa là chân phải để sang chân phanh nên h em cũng thành thói quen r . K biết sau này có ảnh hưởng gì k cụ nhỉ
Mới tập lái thì cứ nghe thầy, khi nào lái được ra đường, cầm bằng lái rồi tính tiếp. Đầu tiên hãy ngăn ngừa nạn 'xe điên' đã ! Chân phanh thường trực là chuẩn rồi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,916
Động cơ
605,841 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Có hai tình huống khác nhau:
Ngớt ga: Chân ga nới ra một chút nhưng sẵn sàng đạp trở lại. Tình huống này thường dùng để điều chỉnh khoảng cách với xe đi trước hoặc sắp đến giao lộ.
Nhả ga: Chân ga buông hẳn đương nhiên chuyển qua chân phanh.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top