[Funland] Khi người trẻ muốn cắt đứt quan hệ họ hàng xa

JWalker

Xe tăng
Biển số
OF-779
Ngày cấp bằng
15/7/06
Số km
1,041
Động cơ
588,246 Mã lực
Em nghe cụ giải thích có vẻ đúng rồi đấy, nhưng em vẫn muốn hỏi thêm: Cứ như phật giáo nói thì con cái phải có nghiệp duyên với cha mẹ thì mới sinh ra làm con của cha mẹ. Thế thì nếu như làm cha mẹ mà ruồng bỏ đứa con, đối xử không ra gì, thì có tạo nghiệp đến kiếp sau không? Nếu như nói đến tình huống đứa con đến đòi nợ cha mẹ, mà cha mẹ không trả được nợ thì như vậy phải chăng nhân quả dây dưa không dứt?
Câu cuối là vừa hỏi vừa trả lời là đủ hết ý . "phải chăng nhân quả dây dưa không dứt?"
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,573
Động cơ
280,645 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Em cho rằng tham gia các hoạt động dòng họ (giỗ tổ..) hoặc cộng đồng làng xóm (hội làng..) có nhiều mặt tích cực, cho dù nó được phần lớn mọi người nhìn nhận dưới góc độ tâm linh, nên bị hiểu sai về bản chất.
* Giỗ tổ, hay hội làng nhìn theo quan điềm hiện đại, thực chất là hoạt động TEAM WORK (làm việc nhóm) ngày nay, nó nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các cá thể, tập trung nguồn lực để thực hiện một mục tiêu chung.
Ngày xưa, cộng đồng làng, xã không có các dịch vụ chuyên nghiệp như bây giờ, cho nên các công việc lớn thì các cá nhân hay gia đình không thể tự thực hiện được, Vd tổ chức đám cưới, đám ma, dựng nhà (quy mô gia đình) đắp đê chống lũ (quy mô làng, xã), team work là bắt buộc, vì mục tiêu chung và cá nhân trong đó hưởng lợi.
Khi có việc lớn của nhà khác, mình sang làm việc coi như một hình thức tích lũy ngày công, đến khi nhà mình có việc, nhà khác lại đến giúp mình (giống như gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, đến khi cần thì rút ra dùng).
Vd, mình đi giúp đám cưới của 10 gia đình khác, đến khi nhà mình có việc, chắc chắn sẽ có 10 người đến giúp mình. Mặc dù không có sổ sách ghi chép tỷ mỉ về việc "tích lũy ngày công", nhưng sự trao đổi này diễn ra nhiều thế hệ một cách công bằng xét trên bình diện chung. Việc "xóa nợ" cũng được áp dụng một cách tự nhiên, khi một người nào đó không còn ở địa phương, hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn. "Chế tài" cho việc trả nợ "ngày công" cũng rất mạnh, đôi khi là khắc nghiệt đối với các cá nhân, hoặc gia đình chỉ biết xong việc nhà mình (sau khi hết cưới hỏi, ma chay, làm nhà thì chả quan tâm đến nhà khác nữa).
* cuộc sống hiện đại CHO PHÉP cá nhân có thể không cần cộng đồng vẫn CÓ THỂ tồn tại trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường (cưới thuê dịch vụ, đám ma thuê dịch vụ, làm nhà thuê dịch vụ). Nhưng không ai dám đảm bảo trong cuộc đời, mọi việc luôn diễn ra bình thường. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí còn phải tăng cường các hoạt động team work trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngoài quy mô làng, xã, quốc gia, khu vực (cứu hộ, cứu trợ...), vd VN gửi tiền, các đội cứu hộ sang các nước xảy ra thảm họa (bão, động đất) cũng là tích lũy ngày công, để khi chẳng may mình gặp phải, thì các nước sẽ hỗ trợ mình.
* em tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người, nhưng em cho rằng những người không muốn tham gia các hoạt động teamwork ngay trong cộng đồng gần nhất với mình (họ hàng, quê hương) là những người có tính cá nhân quá cao. Họ không teamwork được với các cộng đồng gần nhất với họ, thì đừng mong chờ họ teamwork với các cộng đồng xa hơn.
Thường những người ở nơi khác/vùng khác đến vùng đất mới lập nghiệp ít có khái niệm dòng họ. Các cụ như này thường 1-3 đời sống tại nơi đó, nên k có/ít khái niệm dòng họ/sinh hoạt trong dòng họ là chuyện bình thường. Vì thời gian tích lũy chưa đủ dài để tạo ra dòng họ.
Đất quê em không biết có từ khi nào, nhưng chùa là biểu tượng văn hoá đã tồn tại 5-600 năm nay, có nhiều dòng họ.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,488
Động cơ
482,193 Mã lực
Em cho rằng tham gia các hoạt động dòng họ (giỗ tổ..) hoặc cộng đồng làng xóm (hội làng..) có nhiều mặt tích cực, cho dù nó được phần lớn mọi người nhìn nhận dưới góc độ tâm linh, nên bị hiểu sai về bản chất.
* Giỗ tổ, hay hội làng nhìn theo quan điềm hiện đại, thực chất là hoạt động TEAM WORK (làm việc nhóm) ngày nay, nó nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các cá thể, tập trung nguồn lực để thực hiện một mục tiêu chung.
Ngày xưa, cộng đồng làng, xã không có các dịch vụ chuyên nghiệp như bây giờ, cho nên các công việc lớn thì các cá nhân hay gia đình không thể tự thực hiện được, Vd tổ chức đám cưới, đám ma, dựng nhà (quy mô gia đình) đắp đê chống lũ (quy mô làng, xã), team work là bắt buộc, vì mục tiêu chung và cá nhân trong đó hưởng lợi.
Khi có việc lớn của nhà khác, mình sang làm việc coi như một hình thức tích lũy ngày công, đến khi nhà mình có việc, nhà khác lại đến giúp mình (giống như gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, đến khi cần thì rút ra dùng).
Vd, mình đi giúp đám cưới của 10 gia đình khác, đến khi nhà mình có việc, chắc chắn sẽ có 10 người đến giúp mình. Mặc dù không có sổ sách ghi chép tỷ mỉ về việc "tích lũy ngày công", nhưng sự trao đổi này diễn ra nhiều thế hệ một cách công bằng xét trên bình diện chung. Việc "xóa nợ" cũng được áp dụng một cách tự nhiên, khi một người nào đó không còn ở địa phương, hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn. "Chế tài" cho việc trả nợ "ngày công" cũng rất mạnh, đôi khi là khắc nghiệt đối với các cá nhân, hoặc gia đình chỉ biết xong việc nhà mình (sau khi hết cưới hỏi, ma chay, làm nhà thì chả quan tâm đến nhà khác nữa).
* cuộc sống hiện đại CHO PHÉP cá nhân có thể không cần cộng đồng vẫn CÓ THỂ tồn tại trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường (cưới thuê dịch vụ, đám ma thuê dịch vụ, làm nhà thuê dịch vụ). Nhưng không ai dám đảm bảo trong cuộc đời, mọi việc luôn diễn ra bình thường. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí còn phải tăng cường các hoạt động team work trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngoài quy mô làng, xã, quốc gia, khu vực (cứu hộ, cứu trợ...), vd VN gửi tiền, các đội cứu hộ sang các nước xảy ra thảm họa (bão, động đất) cũng là tích lũy ngày công, để khi chẳng may mình gặp phải, thì các nước sẽ hỗ trợ mình.
* em tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người, nhưng em cho rằng những người không muốn tham gia các hoạt động teamwork ngay trong cộng đồng gần nhất với mình (họ hàng, quê hương) là những người có tính cá nhân quá cao. Họ không teamwork được với các cộng đồng gần nhất với họ, thì đừng mong chờ họ teamwork với các cộng đồng xa hơn.
Cụ nói chuẩn

Người trẻ háo hức với cái mới, bạn bè sinh nhật, du lịch, nên ko còn tgian cho họ hàng, đến như bme, ace ruột nhiểu khi còn ko qtam bằng vài thằng bạn thân. Đến 1 tuổi nào đó bạn bè lập gia đình thì qhe bạn bè bắt đầu sao nhãng. Các mqh công việc cũng rộng vì liên quan đến làm ăn, nhưng khi ta về hưu và chuyển công việc thì cũng là lúc cac mqh này teo tóp còn lại 1/10.

Bạn bè đến rồi đi, nhìn đi nhìn lại thấy thằng e họ hiền hiền, ít khi nc hóa ra nó luôn có mặt mỗi khi nhà mình có việc (ma chay, hiếu hỉ), ae họ hàng cũng giá trị cc ạ :)
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
ý cụ chủ thớt là họ hàng mà loại ko giúp đc gì cho mình thì nên chia tay, còn nếu bác sĩ, giáo sư, người giàu thì nên gắn kết :v
Trong cuộc sống em thấy chỉ mình mới biết mình muốn gì và chỉ tự mình giúp mình được thôi.
 

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
9,177
Động cơ
227,803 Mã lực
Tuổi
50
Cụ nói chuẩn

Người trẻ háo hức với cái mới, bạn bè sinh nhật, du lịch, nên ko còn tgian cho họ hàng, đến như bme, ace ruột nhiểu khi còn ko qtam bằng vài thằng bạn thân. Đến 1 tuổi nào đó bạn bè lập gia đình thì qhe bạn bè bắt đầu sao nhãng. Các mqh công việc cũng rộng vì liên quan đến làm ăn, nhưng khi ta về hưu và chuyển công việc thì cũng là lúc cac mqh này teo tóp còn lại 1/10.

Bạn bè đến rồi đi, nhìn đi nhìn lại thấy thằng e họ hiền hiền, ít khi nc hóa ra nó luôn có mặt mỗi khi nhà mình có việc (ma chay, hiếu hỉ), ae họ hàng cũng giá trị cc ạ :)
Ở thớt này chắc cụ nào nói cũng có cái đúng, nhưng chỉ đúng với góc độ, quan điểm của cụ đó thôi.
Như cụ nói ở trên, ví dụ là "thằng em họ" rất giá trị nên anh em họ hàng là rất quan trọng.
Tuy nhiên như nhà em, mặc dù rất gần quê và tham gia không thiếu một hoạt động gì, nhưng gia đình có việc (bố em là con một) lại toàn nhờ hội bạn thân của ông anh trai em, các ông ấy giúp nhiệt tình, vô tư, đâu ra đấy.
Còn ai về hưu mà chẳng giảm bớt network, từ thủ tướng đến công nhân đều thế, còn chẳng được 1/10 ấy chứ. Lúc ấy vui vầy với gia đình nhỏ và vài mối quan hệ lâu bền thôi. Có hướng về quê hay không lại tùy từng người.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
604
Động cơ
26,145 Mã lực
Riêng vụ đi lại ở quê chỉ vì cần người giúp lúc nhà có việc thì e rằng các cụ nhìn 1 chiều rồi. Ở một góc độ khác, nó chính là sự phiền phức. Xưa nghèo, đông con, rảnh rỗi nhiều nên giúp nhau công việc rất cần. Giờ ít con, con cái lại đi làm thuê, công nhân,,văn phòng..., ma chay, cưới xin mà cứ lôi phong tục họ hàng giúp nhau, phiền gần chết. Vì chỗ ng sang giúp lại phải phiên ra 1 ngày ăn uống cho đội ấy. Gia chủ muốn thuê hết, khách chỉ đến ăn cho gọn gàng nhưng họ hàng, làng xóm sẽ dỗi ko sang ăn, mệt vô cùng. Tầm 5 năm trở lại đây, các nhà con cái đi làm ăn nhiều, dần dần mới bỏ đc vụ chê trách này vì thấy quá tiện lợi. Riêng đám ma em vẫn cú, vái cả nón cái món lệ làng. Ko cho thuê việc này ko cho thuê việc kia, nếu ko dòng họ từ mặt. Rõ đám ông mình bà mình mà mấy ông bà từ đâu ra cứ xơi xơi chỉ đạo. Nên ai thích họ hàng giúp nhau thì thích chứ em chả bao giờ có nhu cầu. Sống hơn nửa đời ng, teamwork ngoài đời mình đc chủ động, teamwork quê dị và mệt mỏi, bảo em mất gốc cũng được.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
604
Động cơ
26,145 Mã lực
Chưa kể ở nhiều làng quê, không gian đã được đô thị hóa, nếp sống ồn ào vì họ mạc đông đúc đã hoàn toàn ko còn phù hợp. Chỗ em đang ở đây, 10 năm nay dân làng bán đất khắp nẻo cho dân tứ xứ, ko còn riêng ng làng dòng họ sống với nhau. Hồi đầu, giỗ chạp cưới xin theo lệ cũ họ làm to, tràn hết ra đường làng, khỏi đi luôn. 8h sáng dân công sở kẹt trong ngõ khỏi đi làm. Hiện tại thấy bắt đầu họ thuê nhà văn hóa, nhà hàng...đee tổ chức, thay đổi ít nhiều. Mà thuê thì cần gì họ hàng nấu nướng, dọn rửa nữa. Riêng vụ karaoke thì kinh hoàng. Giỗ xog cưới xog họ bắt đầu tụ tập hát. Xuyên trưa, 10h đêm chưa tắt. Trước là làng quê, nhà nào cũng mấy nghìn m2, cây cối nhiều, hát ít ảnh hưởng ai. Giờ bán đất gần hết, nhà sát nhau, trẻ con cần học, ng lớn cần nghỉ ngơi. Nếp sống tụ họp họ hàng lúc công việc kiểu này nó thành ko phù hợp. Em ko muốn nặng lời là ko văn minh vì họ chỉ ở nhà, rỗi rãi ít học, ít cách giải trí nên chỉ đc đến thế.
Cho nên đời sống thay đổi thì nhiều thứ thay đổi theo. Quan hệ họ hàng cũng vậy thôi.
 

tamock

Xe tăng
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
1,007
Động cơ
830,125 Mã lực
Em nghe cụ giải thích có vẻ đúng rồi đấy, nhưng em vẫn muốn hỏi thêm: Cứ như phật giáo nói thì con cái phải có nghiệp duyên với cha mẹ thì mới sinh ra làm con của cha mẹ. Thế thì nếu như làm cha mẹ mà ruồng bỏ đứa con, đối xử không ra gì, thì có tạo nghiệp đến kiếp sau không? Nếu như nói đến tình huống đứa con đến đòi nợ cha mẹ, mà cha mẹ không trả được nợ thì như vậy phải chăng nhân quả dây dưa không dứt?
Em thấy lý thuyết này nó cứ lấn cấn và phi logic thế nào ấy nhỉ. Đa số cha mẹ thì thường yêu thương con cái một cách tự nhiên, mong muốn có đứa con của mình. Mà con cái "phải có nghiệp duyên với cha mẹ thì mới sinh ra làm con của cha mẹ". Vậy khái niệm "tạo nghiệp", "nhân quả dây dưa không dứt" như giải thích trên là tốt hay xấu?
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,317
Động cơ
207,221 Mã lực
Em thấy lý thuyết này nó cứ lấn cấn và phi logic thế nào ấy nhỉ. Đa số cha mẹ thì thường yêu thương con cái một cách tự nhiên, mong muốn có đứa con của mình. Mà con cái "phải có nghiệp duyên với cha mẹ thì mới sinh ra làm con của cha mẹ". Vậy khái niệm "tạo nghiệp", "nhân quả dây dưa không dứt" như giải thích trên là tốt hay xấu?
Nó là thế giới quan của Phật giáo, là một quy luật tự nhiên của Phật giáo, đối với họ là cách thức thế giới vận hành một cách khách quan, không thiên vị, không có tốt xấu. Cũng giống như việc Newton nghĩ ra thuyết vạn vật hấp dẫn là một quy luật khách quan vậy thôi, lực hấp dẫn không có tốt xấu.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
6,649
Động cơ
379,343 Mã lực
[QUOTE="tamock, post: 67114745, member: 19652
Vậy khái niệm "tạo nghiệp", "nhân quả dây dưa không dứt" như giải thích trên là tốt hay xấu?
[/QUOTE]
Em đọc cũng thấy khó hiểu chỗ này. Con cái sao lại là tạo nghiệp và nhân quả không day dứt của cuộc đời nhỉ ?. Hay ý cụ đó là đẻ con ra nó không giàu có, thành công thì là nhà không có phúc, tạo nghiệp chướng ?????
 

tamock

Xe tăng
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
1,007
Động cơ
830,125 Mã lực
Em là NGƯỜI QUÊ, nên em không thiện cảm với những người:
* giấu quê của mình,hoặc mạo nhận là người nơi khác.
* luôn chỉ trích, miệt thị người quê (câu nói cửa miệng ĐỒ NHÀ QUÊ)
* chê bai điều kiện sinh hoạt, lối giao tiếp hoặc tập quán ở quê
* đoạn tuyệt một cách cực đoan với các sinh hoạt dòng tộc ở quê
Trong khi đó thì săn lùng các sản vật như Gà quê, rượu quê, gạo quê...
......
Những thứ cụ nói thì nó hiển nhiên rồi, như cụ nói cái gì cực đoan cũng không tốt. Tuy nhiên mặc dù em không có ý kiến gì về đoạn săn lùng sản vật từ quê hay trả hết nợ ở quê, đó là các mặt tốt của quê. Đến ngày lễ tết xếp em hay nói "mình thấy tội cho các bạn không có quê mà về, phải ở lại đây", cũng có lý. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ (những người cụ đề cập đến), đặc biệt là người trẻ như thớt đã nói, lại làm thế. Từ đó giảm nhẹ bớt nguyên nhân đã làm họ phải như vậy. Sao cho thiện cảm của hai bên tăng dần lên.

Bởi vì như em thấy thì số người như vậy không ít tý nào, nó đào sâu hố ngăn cách giữa "người quê", "người rời quê lên thành phố", và phần nào đó có thể với "người phố" luôn
 

Imperia Garden

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-763073
Ngày cấp bằng
10/3/21
Số km
1,058
Động cơ
47,218 Mã lực
Tuổi
38
Như họ nhà em mà không đi lại, giao lưu với nhau thường là các trường hợp này:
- Không lập gia đình nên ngại chỗ đông người.
- Vỡ phường, nợ nần chồng chất phải bỏ làng mà đi.
- Nhà có điều kiện nhưng con cái học CĐ, ĐH không vào được, cũng chẳng đi học nghề. Lông bông, loanh quanh quán nước đầu làng cho qua ngày hoặc lên HN làm thời vụ, về chỉ nói là làm tự do khi ai hỏi được 1 vài lần, các lần sau có việc như ma chay, cưới hỏi,....không còn thấy đến nữa. Chắc do ngại.
 

tamock

Xe tăng
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
1,007
Động cơ
830,125 Mã lực
Nó là thế giới quan của Phật giáo, là một quy luật tự nhiên của Phật giáo, đối với họ là cách thức thế giới vận hành một cách khách quan, không thiên vị, không có tốt xấu. Cũng giống như việc Newton nghĩ ra thuyết vạn vật hấp dẫn là một quy luật khách quan vậy thôi, lực hấp dẫn không có tốt xấu.
Thế có nghĩa là theo logic trên (phải chăm sóc con cái là cái nghiệp của cha mẹ, đối xử không tốt thì cái nghiệp nó dây dưa mãi), muốn có lại đứa con của mình ở kiếp sau, thì phải "tạo nghiệp"? Chứ còn đối xử tốt với nó thì là "xóa nghiệp", xóa mất mãi mãi cả dây mơ rễ má giữa 2 bên?
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,488
Động cơ
482,193 Mã lực
Nó là thế giới quan của Phật giáo, là một quy luật tự nhiên của Phật giáo, đối với họ là cách thức thế giới vận hành một cách khách quan, không thiên vị, không có tốt xấu. Cũng giống như việc Newton nghĩ ra thuyết vạn vật hấp dẫn là một quy luật khách quan vậy thôi, lực hấp dẫn không có tốt xấu.
Nó là tôn giáo mà cụ, dựa trên niềm tin, đâu cần cs khoa học cc nhỉ :)

Người thiên chúa giáo họ quan niệm tẩt cả do chúa ban cho, nên khi ăn phải cám ơn chúa, thờ chúa chứ ko thờ cha mẹ
Đạo Phật thì quan niệm công cha nghĩa mẹ, nên thờ bme oba ...

Tóm lại là thuộc về lv tôn giáo ko có ai đúng hơn cả :)
 

khanhpt4

Xe tăng
Biển số
OF-329960
Ngày cấp bằng
5/8/14
Số km
1,552
Động cơ
770,128 Mã lực
Em cho rằng tham gia các hoạt động dòng họ (giỗ tổ..) hoặc cộng đồng làng xóm (hội làng..) có nhiều mặt tích cực, cho dù nó được phần lớn mọi người nhìn nhận dưới góc độ tâm linh, nên bị hiểu sai về bản chất.
* Giỗ tổ, hay hội làng nhìn theo quan điềm hiện đại, thực chất là hoạt động TEAM WORK (làm việc nhóm) ngày nay, nó nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các cá thể, tập trung nguồn lực để thực hiện một mục tiêu chung.
Ngày xưa, cộng đồng làng, xã không có các dịch vụ chuyên nghiệp như bây giờ, cho nên các công việc lớn thì các cá nhân hay gia đình không thể tự thực hiện được, Vd tổ chức đám cưới, đám ma, dựng nhà (quy mô gia đình) đắp đê chống lũ (quy mô làng, xã), team work là bắt buộc, vì mục tiêu chung và cá nhân trong đó hưởng lợi.
Khi có việc lớn của nhà khác, mình sang làm việc coi như một hình thức tích lũy ngày công, đến khi nhà mình có việc, nhà khác lại đến giúp mình (giống như gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, đến khi cần thì rút ra dùng).
Vd, mình đi giúp đám cưới của 10 gia đình khác, đến khi nhà mình có việc, chắc chắn sẽ có 10 người đến giúp mình. Mặc dù không có sổ sách ghi chép tỷ mỉ về việc "tích lũy ngày công", nhưng sự trao đổi này diễn ra nhiều thế hệ một cách công bằng xét trên bình diện chung. Việc "xóa nợ" cũng được áp dụng một cách tự nhiên, khi một người nào đó không còn ở địa phương, hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn. "Chế tài" cho việc trả nợ "ngày công" cũng rất mạnh, đôi khi là khắc nghiệt đối với các cá nhân, hoặc gia đình chỉ biết xong việc nhà mình (sau khi hết cưới hỏi, ma chay, làm nhà thì chả quan tâm đến nhà khác nữa).
* cuộc sống hiện đại CHO PHÉP cá nhân có thể không cần cộng đồng vẫn CÓ THỂ tồn tại trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường (cưới thuê dịch vụ, đám ma thuê dịch vụ, làm nhà thuê dịch vụ). Nhưng không ai dám đảm bảo trong cuộc đời, mọi việc luôn diễn ra bình thường. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí còn phải tăng cường các hoạt động team work trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngoài quy mô làng, xã, quốc gia, khu vực (cứu hộ, cứu trợ...), vd VN gửi tiền, các đội cứu hộ sang các nước xảy ra thảm họa (bão, động đất) cũng là tích lũy ngày công, để khi chẳng may mình gặp phải, thì các nước sẽ hỗ trợ mình.
* em tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người, nhưng em cho rằng những người không muốn tham gia các hoạt động teamwork ngay trong cộng đồng gần nhất với mình (họ hàng, quê hương) là những người có tính cá nhân quá cao. Họ không teamwork được với các cộng đồng gần nhất với họ, thì đừng mong chờ họ teamwork với các cộng đồng xa hơn.
Cụ phân tích chuẩn và phù hợp với nếp suy nghĩ xưa nay của người dân quê. Quê em việc thuê nấu cỗ cũng bắt nguồn từ những người ở nơi khác đến hoặc những người bận công tác, không có thời gian tham gia việc nhà khác .
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,529
Động cơ
495,187 Mã lực
Các cụ nhà em bây giờ cũng thoáng hay tổ chức vào ngày nghỉ như chủ nhật ngày lễ để con cháu có thể về được, ai ở xa quá ko về được cũng ko sao, một số người đã nghỉ hưu thì tích cực tham gia hơn ví ngày xưa bận việc, nay tích cực đóng góp vận động tham gia mọi việc.
 

Tv1912

Xe buýt
Biển số
OF-794977
Ngày cấp bằng
28/10/21
Số km
537
Động cơ
41,759 Mã lực
Tuổi
38
Cái này là do kinh tế phát triển, quá trình chuyển đổi từ lối sống nông nghiệp làng xã sang lối sống công nghiệp đô thị nên cần thời gian tự diễn biến tự chuyển hoá cho phù hợp, sự xung đột về lối sống này sẽ kết thúc khi đất nước ta tiến lên CNXH thành công! :D Em đùa thôi! Nói chung là mỗi nơi mỗi khác, ngày trước đất rộng người thưa có công việc còn giúp nhau được nay thuê hết chẳng nhẽ lại sang giúp nhân viên nhà hàng! :D Nhà em mỗi lần ăn họ kiểu gì cũng có chuyện xì xèo, hơn chục bà sồn sồn ngồi buôn kiểu gì cũng có chuyện! Nên lúc nào em cũng phải dặn vợ nguyên tắc khi ai nhắc tới chuyện nhậy cảm là: không nghe - không thấy - không biết! :D
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,040
Động cơ
234,684 Mã lực
Em cảm ơn cụ đã phán "Chẩn" quan điểm của em.
Tách biệt hoặc cắt đứt hoàn toàn quan hệ họ hàng không phải trường hợp hiếm, và hẳn là những người đó có lý do gì đó rất đặc biệt.
Trường hợp của cụ, lý do tách biệt như cụ nói là bị động chạm đến vấn đề con một bề, em cho rằng đây là vấn đề còn khá phổ biến ở các vùng nông thôn hiện nay. Nhưng nếu em là cụ, thì em không thể vì lý do này mà tự tách mình ra khỏi cộng đồng gần nhất với mình. Có hai lý do mà cá nhân em cho rằng sự miệt thị con một bề không đáng để mình quan tâm:
* nếu mình có các hành động cực đoan khi bị chê là con một bề, thì vô tình mình đã cổ vũ cho hành động đó.
* họ hàng, quê hương là cái tồn tại bất biến không phụ thuộc vào việc mình có yêu nó không.
Đời cụ có lẽ chưa là vấn đề lắm, nhưng đến đời con, cháu có thể trong một thời điểm nào đó dù rất ít, họ cảm thấy lạc lõng trên cõi đời này, họ có thể đặt một câu hỏi họ xuất phát từ đâu, và tại sao những người xung quanh họ đều không có bất kỳ một quan hệ huyết thống nào.
Đây chỉ là quan điểm cá nhân em - một người hoài cổ, cụ đừng bận tâm, vì mỗi người có một môi trường khác nhau.
Dù em là người không thích về quê, sống tách biệt cả quê bố quê mẹ nhưng bài này cụ Chuẩn. Nếu em hưởng nhiều ân tình từ quê như cụ, em sẽ bỏ qua hết những rườm rà, hủ tục để nhìn về cốt lõi. Nhưng chắc nhà em và cá nhân em khá độc lập. Sa cơ lỡ vận toàn tự thân, bạn bè giúp, mối liên hệ các quê lỏng lẻo. Thậm chí cái gì phiền phức nhất chính là đến từ quê. Nên em xa dần và ko có nhu cầu gần gũi. Ví dụ 1 chuyện như thế này, nhà em con 1 bề nhưng học hành, kinh tế...đều thuộc dạng khá nhất bên quê bố mẹ chồng em. Sau mẹ chồng em cứ trăn trở, thúc giục vụ cố đẻ con trai. Em mới biết vì các bà mợ chả có gì để chê, con cháu họ ít chữ, làm ăn kém cỏi, họ phải tìm thấy cái gì cũng kém ở nhà em. Họ mỉa vô phúc, ko có con trai thì mọi thứ chả là gì ( các anh em họ nhà em chết dăm chú vì nghiện nhưng để lại con trai họ vẫn tự hào). Mẹ chồng em vốn đã thèm cháu trai, thêm bị chê, có dạo tạo áp lực ra mặt cho em. Đây chỉ là 1 ví dụ. Rồi ma chay, việc nọ việc kia, em chỉ cần họ đừng động đến em, nhà em là rất ok rồi chứ ko mong ko cầu ai giúp gì mình. Có lẽ em cũng là người lạnh và rạch ròi, thích sự rõ ràng, lại sinh ra lớn lên trong môi trường tôn trọng cá nhân nên em không thể yêu được những gì "xấu xí" của làng quê.
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,040
Động cơ
234,684 Mã lực
Ý kiến của cụ rất hay, cùng với quan điểm của em về vấn đề cấu kết cộng đồng.
Nói thì quá rông dài, và lại hay bị lái sang vấn đề khác. Nhưng, em quan sát thấy như thế này.
Các cộng đồng (làng xóm, dòng họ) mà có cái chùa hoặc cái nhà thờ họ được chăm chút chu đáo qua nhiều đời, thường có cuộc sống rất ổn định và có nhiều người có đóng góp lớn cho xã hội về các lĩnh vực tri thức.
Em xin lưu ý, em chỉ nói chùa/nhà thờ họ được CHĂM CHÚT CHU ĐÁO QUA NHIỀU ĐỜI, chứ không nói đến mức độ hoành tráng theo kiểu chùa thương mại, hoặc các nhà thờ họ mà do một người bỗng dưng giầu có lập lên với chủ đích khoe mẽ hơn là cái ý nghĩa vốn có của nó.
Thường những người ở nơi khác/vùng khác đến vùng đất mới lập nghiệp ít có khái niệm dòng họ. Các cụ như này thường 1-3 đời sống tại nơi đó, nên k có/ít khái niệm dòng họ/sinh hoạt trong dòng họ là chuyện bình thường. Vì thời gian tích lũy chưa đủ dài để tạo ra dòng họ.
Đất quê em không biết có từ khi nào, nhưng chùa là biểu tượng văn hoá đã tồn tại 5-600 năm nay, có nhiều dòng họ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top