Gần đây, trên các phương tiện truyền thông quốc tế, lộ ra bức ảnh về nghĩa địa xe tăng M1A1 Abram khổng lồ tại Iraq, chỉ riêng trong bức ảnh đã thấy xác 12 chiếc M1A1 bị phá hủy theo nhiều cách khác nhau; một số chiếc trúng đạn chống tăng, trúng mìn, thậm chí một số xe còn bị bay cả tháp pháo. Ảnh: Nghĩa địa xe tăng M1 của Iraq.
Những thiệt hại về xe tăng M1A1 cho thấy, Mỹ có thể đã che đậy thiệt hại chiến đấu thực sự của họ và quân đội chính phủ Iraq để duy trì danh tiếng và xuất khẩu vũ khí do Mỹ sản xuất. Những hình ảnh về nghĩa địa tăng M1A1, hoàn toàn khác với hình ảnh bất khả chiến bại của M1A1 trong chiến tranh Vùng Vịnh lần 1, khi “tả xung, hữu đột” mà không hề bị thiệt hại. Và sau đó, doanh số bán loại xe tăng này của Mỹ tăng vùn vụt, nhiều quốc gia mong muốn sở hữu loại xe tăng này của Mỹ
Xe tăng M1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ ba, được đưa vào biên chế trong quân đội Mỹ từ những năm 1980, với số lượng sản xuất lên tới 4.700 chiếc. M1A1 đã trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực của Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ.
M1A1 được trang bị giáp làm bằng uranium nghèo và sử dụng đạn xuyên giáp cũng bằng uranium nghèo; hiệu suất phòng thủ và tấn công của xe tăng M1A1 được Mỹ quảng cáo là “bất khả chiến bại”. Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, hàng trăm
xe tăng T-72 của Iraq mua hoặc tự sản xuất gần như đã bị phá hủy hoàn toàn, trong khi xe tăng M1A1 gần như không bị tổn hại, Mỹ chỉ thừa nhận 1 vài chiếc bị hỏa lực bắn nhầm, nhưng điều này đang gây tranh cãi vì có ghi nhận T72 đã bắn trọng thương M1, điều này cũng khiến thế giới bên ngoài ảo tưởng rằng, xe tăng Liên Xô thô sơ, tính năng kỹ chiến thuật yếu kém và xe tăng Mỹ thể hiện hiệu quả chiến đấu thực sự.
Kết quả trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất như một màn quảng cáo vĩ đại, đã làm tăng đáng kể doanh số của xe tăng M1, và
xe tăng T72 của Liên Xô/ Nga đã trở nên ít phổ biến hơn. Ai Cập, một quốc gia có truyền thống sử dụng vũ khí do Liên Xô sản xuất ở Trung Đông, đã mua hàng trăm xe tăng M1A2 và Qatar, Ả Rập Xê Út và các quốc gia khác cũng vội vã đặt hàng tỷ USD mua loại xe tăng này.
Tuy nhiên, huyền thoại về xe tăng Mỹ sản xuất không kéo dài lâu, khi cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 (năm 2003) và các cuộc xung đột cục bộ tại Trung Đông và Bắc Phi tiếp diễn gần đây,
thì xe tăng M1A1/2 mới bộc lộ điểm yếu chí tử, liên tục bị các loại vũ khí chống tăng thời Liên Xô phá hủy; thậm chí có những chiếc M1A1/2 bị thổi bay cả tháp pháo tan xác, những thiệt hại này chỉ giành cho xe tăng của Liên Xô chế tạo.
Từ thất bại của xe tăng M1A1/2 cũng như các loại vũ khí do Mỹ sản xuất tại Trung Đông trong thời gian vừa qua, các chuyên gia quân sự phân tích cho thấy rằng, lý do chính khiến vũ khí do Liên Xô sản xuất, không phát huy được tính năng, cũng như bị thiệt hại nhiều trong cuộc chiến vùng Vịnh lần 1 và 2, là do sức mạnh của quân đội Iraq có giới hạn
Quân đội Iraq hoàn toàn bị Mỹ khống chế ở cấp độ cao hơn nhiều, nhất là trên lĩnh vực chỉ huy, thông tin và tình báo; trên thực tế, hiệu suất chiến đấu của xe tăng T-72 không khác nhiều so với M1A1. Tuy nhiên, do Quân đội Mỹ và liên quân làm chủ tuyệt đối trên không, nên những xe tăng T-72 của Iraq chủ yếu bị phá hủy bởi các tên lửa chống tăng trên không của Mỹ và có rất ít cơ hội để “tăng đấu tăng” với M1A1.
Các nhà sử học quân sự thế giới cũng chỉ ra rằng, chính lợi thế của không quân và thông tin là chìa khóa cho chiến thắng của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến gần đây. Nếu Iraq có thể có lợi thế về không quân, hải quân và thông tin như của Quân đội Liên Xô, xe tăng T72 sẽ không thiệt hại nhiều như vậy.
M1A1 bị tên lửa chống tăng HJ-8 cũ của Trung Quốc tiêu diệt tại Trung Đông
Sự xuất hiện của nghĩa trang xe tăng M1A1 một lần nữa đã phá hủy những huyền thoại bất bại của vũ khí Mỹ và thậm chí phương Tây, và nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vũ khí của họ. Không có gì lạ khi một số chuyên gia quân sự Nga châm biếm sau khi xem bức ảnh này: Vũ khí Mỹ chỉ là đồ chơi đắt tiền, hào nhoáng và vũ khí Nga được chế tạo để chiến đấu thực sự. Bức ảnh cũng là sự minh oan cho xe tăng T-72 của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 1.
Lãnh đạo Cơ quan phát triển Quân đội tương lai của Mỹ, tướng John Murray thừa nhận về khả năng của tăng M1 Abrams trong chiến tranh hiện đại. Để thấy rõ sự yếu kém của tăng Mỹ, vị tướng này đã so sánh với T-90A của Nga và khẳng định, cả 2 dòng tăng này có khả năng tấn công tương đương nhau, nhưng khả năng bảo vệ của loại xe tăng Nga tốt hơn rất nhiều so với tăng Mỹ.
Trong nhiều video cuộc chiến ở ngoại ô thành phố Mosul của Iraq từng được IS tung lên mạng trước đây cho thấy, chỉ cần một quả tên lửa chống tăng thế hệ cũ tấn công cũng đủ biến chiếc xe tăng hạng nặng Abrams thành một quả cầu lửa.
Tình đến tháng 3/2006, tức là sau 3 năm, đã có trên 100 xe M1 bị phá huỷ hoàn toàn, hơn 530 chiếc khác bị hư hại nặng và phải đưa trở về nhà máy ở Mỹ để sửa chữa (trung bình cứ 2 ngày lại có 1 chiếc M1 Abrams bị hỏng nặng). Những năm sau đó, mặc dù mức độ chiến sự thấp hơn nhưng M1 Abram Mỹ vẫn liên tục bị phá hủy. Sau đó, với sự xuất hiện của những loại các vũ khí chống tăng cá nhân hiện đại hơn như RPG-29, K115-2 Metis-M, 9M133 Kornet, số phận của M1 Abrams ngày càng mong manh hơn.
M1A2S bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng AT-5 thời Liên Xô cũ
Ước tính đã có hàng trăm chiếc xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất trong biên chế Iraq và Saudi Arabia bị phiến quân hồi giáo phá hủy từ năm 2014-nay. Động cơ turbine của M1 Abrams cũng tỏ ra dễ bị hư hỏng trong điều kiện sa mạc tại Iraq: riêng trong năm 2007, khoảng 1.400 bộ động cơ của M1 đã phải gửi về Mỹ để đại tu.
Năm 2014, lực lượng khủng bố IS đã mở chiến dịch tấn công tại Iraq và chỉ sau 3 tháng đã chiếm một nửa Iraq. Khi đó, Quân đội Iraq có trong tay 146 chiếc M1A1M Abrams (phiên bản cải tiến từ M1A1) trang bị cho 6 tiểu đoàn xe tăng của sư đoàn 9,
Tuy nhiên, các xe tăng này không thể hiện được sức mạnh trong điều kiện đô thị và bị phá hủy hàng loạt. Sau nửa năm chiến đấu, đến cuối năm 2014, quân đội Iraq chỉ còn lại 40 chiếc M1 Abrams có thể sử dụng.
Ngoài ra, các xe tăng M1 Abrams trong quân đội Saudi Arabia cũng bị lực lượng Houthi ở Yemen liên tục “nướng chín”, khi Riyadh tung quân tấn công vào Yemen năm 2015, dù Houthi chỉ có các tên lửa cổ lỗ như RGP-7, RGP-29 hay 9K111 Fagot.
Để cải thiện tình hình trong khi chờ phát triển dòng tăng mới mạnh mẽ và tin cậy hơn, Quân đội Mỹ đã tiến hành nâng cấp Abrams với hỏa lực mạnh và tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Tropy-A cho Abrams.
Tuy nhiên, giới quân sự Mỹ thừa nhận đây chỉ là giải pháp tình thế bởi trong thử nghiệm và thực tế chiến đấu trong quân đội Israel, hệ thống Tropy-A không ít lần bị bị đạn RPG-7 từ thời Liên xô đánh bại nếu bắn với số lượng nhiều và liên tiếp thì hệ thống APS cũng không thể xử lý kịp thời.
Trước thực trạng trên, nhiều nước mặc dù đã có trong tay một số lượng lớn M1 Abrams nhưng đã quyết định quay sang mua xe tăng T-90 của Nga. Cụ thể, quân đội Ai- cập hiện đang có trong tay hơn 1000 M1 Abrams song vẫn quyết định mua giấy phép của Nga để sản xuất 400 T-90S và T-90SK. Quân đội các nước Iraq và Kuwait cũng quyết định chuyển hướng sang mua T-90 thay vì M1 Abrams.
Tháp pháo lớn và dài do khoang chứa đạn ở sau tháp pháo đã trở thành điểm yếu chết người của M1 Abrams. Nhiều trường hợp M1 Abrams bị bắn trúng sườn tháp pháo, khiến cơ số đạn trong xe tăng bị kích nổ phá tan chiếc xe, cơ hội sống sót của kíp xe trong tình huống này là bằng 0. Về mặt kỹ thuật, nhìn chung xe tăng M1 Abrams bị bắn cháy nhiều chủ yếu là do khả năng phòng vệ kém. M1 Abrams không có các thiết bị phòng thủ chủ động như xe tăng T-90 của Nga hoặc Merkava của Israel, cũng không có giáp phản ứng nổ để bảo vệ sườn xe.
Tóm lại, qua thực tế kiểm nghiệm tại chiến trường, xe tăng M1 Abrams ngày càng bộc lộ thêm nhiều điểm yếu. Trong khi đó, xe tăng T-90 và T-72 nâng cấp của Nga lại chứng tỏ khả năng sống sót diệu kỳ trước các loại vũ khí chống tăng hiện đại.
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông quốc tế, lộ ra bức ảnh về nghĩa địa xe tăng M1A1 Abrams khổng lồ tại Iraq cho thấy tổn thất của xe tăng M1 Abrams – Us M1 Abrams tank heavy loss in battleground Chỉ riêng trong bức ảnh đã thấy xác 12 chiếc M1A1 bị […]
quocphongvietnam.com