"Đề bài của cụ cho về nhà là đi": Bao lâu là đi hả bác? Tạm tính là 3 ngày.
Bác có muốn mình - thân nhân mình tiếp tục chịu đựng thêm 3 ngày?
Cái bệnh nhân và thân nhân mong muốn là: Họ cần đi nhanh và nhẹ nhàng, nhanh như "Phát súng nhân đạo" nào đó trên kia vậy.
Kể cả khi còn 13 ngày hay 30 ngày, chứ không phải 3 ngày.
Và đấy mới là cái được đặt ra ở #1, chứ không phải Than tổ ong hay Lên cầu, bác ạ.
Cái đấy, y học đáp ứng thừa sức, nhưng các bác sĩ đang bị cấm. Trừ một số ngoại lệ như Switzerland hay Holland, nếu tôi không nhầm.
Cụ chắc lý thuyết thôi nhỉ.
Vì thấy cụ trao đổi chẳng có căn cứ cụ thể mà cứ lào phào chém gió. Góp ý mãi mà chẳng có ý kiến nào có tí chuyên môn.
Cụ nghĩ hội đồng y khoa ra được quyết định trong 30 phút cho cụ chắc? Từ lúc thân nhân có ý định đến lúc sét lịch khéo từ 3 ngày đến nửa tháng cũng chưa chắc đã xong.
Tôi ví dụ cho cụ đỡ lèm nhèm. Ca em bé bị đánh chết não vừa rồi (Xin lỗi em và gia đình khi tôi đành đưa case của em lên đây).
Vụ việc đó bên 108 đã phán là chết não. Và kết luận là không thể qua khỏi.
Và thực tế khi về quê thì em đã có một số tiến triển. Tôi rất mong em có thêm sức lực để chiến đấu giành được sự sống của chính mình và cho cả mẹ của em.
Sẽ có thể có nhiều diễn biến khác.
Nhưng một điều rất rõ ràng tôi chỉ cho cụ thấy rằng kết luận y khoa ban đầu không phản ánh đúng thực tế và nỗ lực đấu tranh để sống của cơ thể.
Ta nghe bác sĩ nói trường hợp này có 5%-10% nhưng đó là con số.
Thực tế có bác sĩ giỏi, bác sĩ trách nhiệm, bệnh viện tốt... và cả bệnh nhân mỗi thể trạng khác nhau. Nên con số thống kê chỉ là con số.
Cụ hay khoe đâu đó nơi trời Tây triển khai. Xin lỗi chứ nó khập khiễng lắm
Văn hóa khác nhau, trình độ y tế khác nhau thì việc triển khai khác nhau nhiều
- Hà Lan hay mấy nước ủng hộ cho dùng ma túy cần sa, hợp pháp hóa mại dâm vậy là hay và phù hợp chắc?
- Về phúc lợi xã hộ khi về già con cái chăm sóc bố mẹ hay bố mẹ vào trại dưỡng lão? Ở trên tôi đã nói khi nào nhà nước bao toàn bộ viện phí để việc chọn lựa thuần túy chỉ là giải thoát thì mới có thể cân nhắc.
- Về y tế thì với quốc gia chỉ vài triệu dân và mặt bằng tiếp cận dịch vụ y tế tốt và đồng đều sẽ khác. Ở VN bao vùng kém phát triển, ngay đến y tế tuyến tỉnh còn phải gửi lên trung ương. Vậy ai sẽ quyết là không còn hy vọng để đặt dấu chấm hết.
- Về đạo đức, với nền tảng văn hóa hiện nay, bác sĩ đang có nhiệm vụ cứu người. Vậy đặt kết luận để bệnh nhân chết khi họ có hy vọng nhỏ nhoi hoặc thậm chí chết chắc, chỉ là theo ngày thì ai chịu áp lực đó. Cụ có thể chấp nhận khi về hưu có bản tổng kết là đã ký giấy cho 100-200 bệnh nhân đi chết không?
Còn cả đống lý do khác nữa khi bệnh nhân đau thận trái thì cắt thận phải...Khi kết luận sai ai chịu trách nhiệm?
Nói chung chém gió mồm thì dễ nhưng để đảm bảo thực hiện đúng và có tình có lý thì không thể.
Vậy nên tôi nói chuyện ra luật về vấn đề này là vớ vẩn ở hoàn cảnh hiện nay.