Vâng
Giờ ta nói tiếp về các cây xăng, các doanh nghiệp bán lẻ xăng nhé.
Tại sao có hiện tượng các cây xăng thuộc hệ thống "nhà nước" như Petro, PVOil... đều luôn đủ hàng. Petro còn săn sàng cấp "giải cứu" cho các cây xăng khác theo đề nghị của địa phương - nhưng chỉ là cấp giải cứu dăm chục xe thôi.
Tại sao các cây xăng tư nhân thì có cây đóng cửa, có cây bán chập chờn, có cây vẫn bán khá đều ? Mà các cây đóng hoặc bán nhỏ giọt lại rơi nhiều ở miền trong ?
Như đã biết, các DN bán lẻ xăng dầu, các cây xăng phải là đại lý của một DN phân phối nào đó, và chỉ được là đại lý cho một DN phân phối mà thôi. DN phân phối thì có thể bán cho vài ba đầu mối nhập khẩu. Tất nhiên đầu mối NK cũng có thể là DN phân phối luôn.
Các ông đầu mối NK, DN phân phối luôn được tính một khoản chi phí định mức, lãi định mức vào giá bán để có được cái giá công bố bán cho người dân (và giờ cái định mức này lên tời gần 2k/ Lít nhé). Cái mà gọi là chiết khấu thì là chuyện phân chia giữa nội bộ các đầu mối NK - DN phân phối - Cây xăng. Chả nhà nước nước nào can thiệp, gợi ý hay ép buộc cái mức chiết khấu này, lúc nó bằng 0, lúc nó lên cả 1k thì cũng mặc hệ thống nội bộ nhà các anh với nhau
Và khi làm đại lý, thì các biết, bán nhiều sẽ hưởng chiết khấu cao, bán ít hưởng chiết khấu ít là chuyện thường. Và sản lượng hàng tháng/hàng ngày bao nhiêu thì hai bên phải có kế hoạch đăng ký với nhau trước. Điều này nó cũng liên quan đến số sách giấy tờ thuế má.
Vì vậy, do một vài DN đầu mối NK làm càn, không nhập nữa nên dẫn đến DN phân phối không đủ nguồn => Cây xăng không có nguồn cung => đóng cửa. Để mà chuyển sang làm đại lý cho DN phân khối khác thì cũng chả nhanh và tình hiệu quả thì còn phụ thuộc vào điểm dưới.
Một số cây xăng, như nhiều lần ngay cả trên ộp đã nói, hồi xưa họ đăng ký đại lý hàng "chính ngạch" ví dụ khoảng 1.000 L/ngày, giấy tờ sổ sách thuế má.... đều bám theo các con số đó. Còn thực tế ngày họ bán 500 L hay bao nhiêu thì chỉ họ mới biết. Từ hồi anh Sướng không còn là "đầu mối" nữa mà các cây này đăng ký lại với nhà phân phối là 10.000L /ngày thì hỏi rằng sổ sách có còn ghi 1.000 như trước nữa không ? Và nếu sổ sách là 10.000 thì liệu rằng cài giai đoạn 1000 kia có còn là "dĩ vãng" không thôi ? Nếu là chủ cây xăng, các bác có dám mạo hiểm, hay là cứ tạm thời nằm im chờ độc lập ?
Một số cây xăng, dù là tư nhân, nhưng họ ở vùng xa (anh Sướng không thèm phù sóng đến), hoặc họ có sản lượng lớn đủ là khách hàng vip của DN phân phối... thì từ trước đến nay họ vẫn vậy, vẫn đủ xăng bán theo năng lực của họ.
Ngày xưa, các đầu mối, các DN phân phối họ còn yếu, cần đại lý để mở rộng mạng lưới. Giờ họ có đủ năng lực để có thể tự mở mạng lưới của mình, nhưng với cây xăng thì không thể thích mở ở đâu thì mở.
Và với cơ hội này, liệu một cây xăng xin chuyển sang làm đại lý của tôi hay bác thì tôi sẽ hỗ trợ cho nó sống hay tìm cách cho nó chết để thôn tính nó đây ?
Vầng
1. Nợ thuế đến gần 700 tỷ không chịu nộp vẫn ngoạc mồm ra kêu là tại Hải quan không cho làm thủ tục nhập khẩu.
2. Cho 2 năm để chuẩn bị, giờ quá thời hạn hơn cả 1 năm mà có nhõn cái thiết bị kết nối báo bồn tự động cũng không chịu lắp, trong khi các DN khác họ đã lắp xong và bị kiểm soát để tránh việc nhập lậu. Vẫn ngoạc mồm ra kêu là bị cản trở không cho nhập chứ không phải DN không nhập.
3. Các DN chân chính khác người ta vẫn thực hiện đầy đủ quy định kiểm soát chất lượng theo quy định, tiêu chuẩn của nhà nước. Thì bảo là gây phiền phức vì bắt phải theo các khâu kiểm soát chất lượng này nọ, tau có chứng chỉ chất lượng của bên bán đây này sao không cho tau nhập.
4. Gào lên ầm ĩ từ với dân mạng, với báo chí, với ĐBQH là chi phí thực tế tăng quá, vượt định mức rồi. Bộ Tài chính tự tính và 2 lần điều chỉnh tăng chi phí định mức vẫn kêu chưa đủ. Bộ bẩu thế chi phí thực tế tăng cao là tăng ở chỗ nào, tăng ở cái gì, tăng bao nhiêu.... để bộ xem xét cho phù hợp thì năm lần bẩy lượt chả đưa ra được diễn giải chi phí thực tế tăng cao là tăng cái gì, tăng bao nhiêu. Nhưng vẫn gào lên là tăng cao lắm...
Tình hình chắc chắn không bình thường nữa , cây tư nhân thu hẹp phạm vi bán , thu hẹp nhân viên bán. Cây nhà nước bán bình thường , hiện tượng ở HN dễ thấy nhất là hàng dài xếp hàng mua xăng cây nào cũng thế
Với mức chiết khấu 150 đồng/lít thì cây xăng tư nhân đang lỗ khoảng 500 đồng/lít. Ngày bán 1000 lít thì lỗ 500K, ngày bán 10.000 lít sẽ lỗ 5 triệu, bán càng nhiều càng lỗ lớn. Nên nó chỉ nhập hàng ít một bán cầm chừng để tránh bị phạt, giữ giấy phép thôi. Nhập nhiều, bán nhiều, lỗ lớn thì đổ thóc giống ra mà ăn à. Giờ cây xăng tư nhân có xăng mà đổ là đã tốt lắm rồi, chứ bảo đổ xăng thoải mái thì khó lắm.
Cứ cây Petro với Mipec đổ ko bao giờ hết xăng hay đóng cửa cụ ạ
Nếu bạn cụ bỏ ra 2 tỷ vốn xoay vòng xăng mà tháng kiếm chục triệu (sau khi trừ mọi chi phí) trong giai đoạn này thì vẫn ổn mà cụ.
Buôn bán món gì cũng có lúc thịnh lúc suy, giờ đang lúc suy mà vẫn có lãi là quá ổn.
Cháu nghĩ vấn đề xăng ỳ sèo như này một phần là do các "cốp" "oánh nhau". Nếu bên Bộ CT giật được quyền quyết tất cả (giá, chi phí, định mức,...) thì sẽ rất nhanh mọi thứ lại ổn thỏa mà thôi.
Sáng nay em vừa cafe với ông anh làm trong tổng kho PVOIL miền đông. Ông bảo trong kho không hề thiếu hàng. Do các cây tư nhân nhập ít nên thiếu thôi.