Xưa có cách viết dấu gạch nối các từ ghép, từ vay mượn, hoặc để tránh nhầm lẫn những câu dễ hiểu sai.
Báo chí bây giờ viết bài rất cẩu-thả, sử dụng từ, tính từ, trật-tự từ trong câu vô tội vạ.
Một mảng nữa là sách dịch, sách Lịch sử mới xuất bản gần đây, chất-lượng dịch rất kém, xào xáo lại những bản dịch cũ thời Pháp thuộc, hoặc bản dịch của các cụ xưa.
Ví dụ cuốn: Lý Thường Kiệt và Thanh Hóa là bê nguyên bản dịch của cụ Hoàng Xuân Hãn về rồi chỉnh sửa, cắt ghép.
Cuốn: Xã hội Việt Nam thế kỷ 17, bê nguyên 3 bản dịch của các cuốn: Xứ Đàng Trong, Mô tả vương quốc Đàng Ngoài, Lịch sử -Địa lý- Xã hội xứ Đàng Ngoài...3 cuốn này dịch mỗi cuốn một tí, sách viết tiếng Latin, Ý ...thì dịch qua bản tiếng Pháp, sách dày hơn 300 trang dịch tóm tắt còn hơn 50 trang, ý tác giả một đằng dịch một nẻo,thậm chí bê nguyên một đoạn tự bịa vào, tác giả viết theo văn phong Châu Âu thì dịch ra nghĩa chữ ...Hán.
Thế mà cũng đem xuất bản, phát hành và bán kiếm lời.