[VHGT & ATGT] Khẩu quyết - Lợi bất cập hại, sai nhiều hơn đúng!

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,

Khi học lái xe cũng như khi mạn đàm về tình huống giao thông trên đường, chúng ta hay được gặp, được nghe thầy giáo, tài già truyền đạt kinh nghiệm xử lý trên đường bằng các "khẩu quyết" súc tích, dễ nhớ.

Các khẩu quyết đó thường là câu rút gọn một số câu luật, hoặc là kinh nghiệm rút ra sau quá trình nhiều năm chinh chiến trên đường của các bác tài già, làm kim chỉ nam hữu ích cho các kụ tài mới, luật lá lơ mơ.

Tuy nhiên, tình hình giao thông cũng như quy định của pháp luật ngày càng khác xưa. Ngoài các khẩu quyết về an toàn giao thông, khá nhiều khẩu quyết "rút gọn luật" trước đây từng đúng, thì giờ đây không còn phù hợp, sai hoàn toàn với quy định của luật hiện hành.
Nếu vẫn cứng nhắc làm theo khẩu quyết đó, là các kụ OF sẽ vô tình gây cản trở giao thông, vô tình phạm luật mà không hay.
Ví dụ: khẩu quyết "xe bên phải không vướng được quyền đi trước", hoặc "Nhất Chớm, nhì Ưu, tam Đường, tứ Hướng", v.v... đều là các khẩu quyết có nội dung sai luật hiện hành, có thể gây nhiễu cho các kụ khi muốn đưa ra các quyết định trong quá trình chạy xe trên đường.

Vì vậy, nhà cháu xin đề nghị các kụ OF cân nhắc, và thay đổi.
Hãy dùng luật để phân tích tình huống, để biết khẩu quyết đó đúng hay sai luật, không dùng khẩu quyết thay thế cho luật.

Hãy lái xe theo luật, không lái xe theo khẩu quyết, hay suy nghĩ bằng luật, không suy nghĩ bằng khẩu quyết.



Trong thớt này, nhà cháu dự kiến có 4 phần như sau, mong các kụ mợ cùng đóng góp ý kiến nhé.

Phần 1- Các khẩu quyết thông dụng hiện nay (nhờ các kụ bổ sung giúp cho mục này)

Phần 2- Minh hoạ các tình huống giao thông cụ thể, liên quan đến các khẩu quyết nêu tại Phần 1.

Phần 3- Dùng luật để so sánh, phân tích từng khẩu quyết đó "Đúng - Sai", "Lợi - Hại" ở các điểm nào.

Phần 4- Cập nhật các ý kiến cuối cùng của cá nhân nhà cháu về các vấn đề đã nêu trong thớt này, để các kụ cùng tham khảo.


Nào, xin mời các kụ mợ, chúng ta cùng bắt đầu nhé.

(Xin xem Tiếp 1)

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 1)


Phần 1- Các khẩu quyết thông dụng hiện nay (nhờ các kụ bổ sung giúp, để nhà cháu cập nhật cho mục này nhé)

1- Xe bên phải không vướng được quyền đi trước

2- Nhất Chớm, nhì Ưu, tam Đường, tứ Hướng

3- ...

(Xin xem Tiếp 2)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 2)


Phần 2- Minh hoạ tình huống giao thông liên quan đến từng khẩu quyết cụ thể

1- Xe bên phải không vướng được quyền đi trước

Trên Facebook OF có một stt hỏi về đáp án của Sa hình nhường đường, như nêu tại post #6 của thớt này.



2- Nhất Chớm, nhì Ưu, tam Đường, tứ Hướng




(Xin xem Tiếp 3)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Phần 3- Dùng luật để so sánh, phân tích từng khẩu quyết đó "Đúng - Sai", "Lợi - Hại" ở các điểm nào.

1- Khẩu quyết 1- Xe bên phải không vướng được quyền đi trước.

Xin mời xem tại Còm 1, tại post #6 của thớt này, theo link sau:

http://www.otofun.net/threads/khau-quyet-loi-bat-cap-hai-sai-nhieu-hon-dung.940482/#post-25247644


2- Khẩu quyết 2- Nhất Chớm, nhì Ưu, tam Đường, tứ Hướng


.
(Xin xem Tiếp 4)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
(Tiếp 4)


Phần 4- Cập nhật các ý kiến cuối cùng của cá nhân nhà cháu về các vấn đề đã nêu trong thớt này, để các kụ cùng tham khảo.

1- Khẩu quyết "Xe bên phải không vướng được quyền đi trước":

Khẩu quyết này sai luật. Vì 2 lý do:
- Tại các giao cắt không có đèn tín hiệu giao thông, các phương tiện thông thường (không phải là xe ưu tiên) không được luật quy định có "quyền đi trước xe khác". Luật chỉ quy định các xe đó phải có "nghĩa vụ nhường đường cho các phương tiện khác" trong các tình huống cụ thể.

Do đó, khi cân nhắc để quyết định sẽ lưu thông thế nào, người lái xe phải căn cứ trên "nghĩa vụ nhường đường" do luật quy định.

Cụ thể, tại các giao cắt không có đèn tín hiệu, các phương tiện muốn chuyển hướng phải nhường đường cho phương tiện đi thẳng, phương tiện vào giao cắt phải nhường đường cho phương tiện đi từ bên phải đến.
- Khẩu quyết là lời truyền miệng, không phải là quy định của luật.
Không thể dùng ý nghĩa mặc định của khẩu quyết (mâu thuẫn với quy định về nhường đường trong luật) để phủ nhận quy định cụ thể của câu luật, để đòi quyền đi trước và từ chối nghĩa vụ nhường đường được quy định trong luật.


2- Khẩu quyết "Nhất Chớm, nhì Ưu, tam Đường, tứ Hướng"

3- ....

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Còm 1:


Phân tích về khẩu quyết 1- "Xe bên phải không vướng được quyền đi trước"



Hình # 1: Phân tích sa hình "Xe nào phải nhường đường"?

Trên FB OF có một stt của kụ Shd Amiko như sau, nhưng không có câu trả lời nhất quán.





Link:
https://www.facebook.com/groups/otofun/976910499064250/?notif_t=group_comment_reply#


[Phần Bổ sung ngày 30/9/2015]


Lời giải thích:

Phần nội dung phía dưới trong còm này được nhà cháu viết ngày 29/9, tức là trước khi nhà cháu viết còm #16.

Nội dung phía dưới trong còm này nêu quan điểm về cách giải sa hình ở Hình #1 dựa trên cách hiểu trực tiếp câu luật hiện hành quy định về nhường đường "2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải... nhường đường cho các xe đi ngược chiều...".
Tuy nhiên, nếu dựa trên câu luật đó để giải sa hình này cho ra kết quả 2-1-3 như trong Hình #3, dù đúng luật VN, nhưng lại cho kết quả thứ tự lưu thông của phương tiện khác hẳn với thông lệ quốc tế, là 3-2-1. Vì vậy, cá nhân nhà cháu đang nghiêng theo hướng đề nghị sửa câu luật nói trên, để việc lưu thông theo luật gtđb của VN có thể thống nhất theo chuẩn chung quốc tế.

Do vậy, để có cái nhìn tổng quan về các cách giải sa hình này, sau khi đọc xong còm #6 này, xin mời các kụ xem thêm còm #16 và còm #23 của nhà cháu bên dưới nhé. Tks các kụ nhiều.

[Hết phần Bổ sung]




Các kụ OF có rất nhiều ý kiến phong phú.

- Nhiều kụ dựa trên khẩu quyết "xe bên phải không vướng được quyền đi trước để quyết định xe số 3 màu xanh được đi trước (còm số ②, ④, ⑤, xem Hình #2)

- Nhiều kụ khác dựa trên quy định của luật hiện hành về "nhường đường" để xác định xe số 3 phải đi sau, vì xe rẽ trái có nghĩa vụ phải nhường đường cho các xe đi thẳng (còm số 3)

- Có kụ đưa ra đáp án phù hợp nhất với "thực trạng lẩu thập cẩm" của giao thông nước ta hiện nay (còm số ①, ➅).


- Cá nhân nhà cháu ủng hộ còm số 3 (xem Hình #2, #3).

Lý do: Trường hợp này, khẩu quyết sai so với các quy định hiện hành của Luật gtđb 2093, vì 3 lý do:

1- Khẩu quyết này chỉ mặc định "quyền được đi trước" của phương tiện, mà bỏ qua không xem xét "nghĩa vụ phải nhường đường do luật quy định" đối với phương tiện đó.

2- Quyền "được đi trước" nêu trong Khẩu quyết đó không được quy định trong luật.
Ngược lại, trong luật chỉ quy định "nghĩa vụ phải đi sau" của một phương tiện, thông qua quy định về "nhường đường, để xe khác đi trước, xe mình đi sau".
Như vậy, điều mặc định trong khẩu quyết này trái ngược hoàn toàn vớ quy định trong Luật gtđb hiện hành.

3- Sẽ là sai luật nếu dùng một mặc định trong khẩu quyết để phủ nhận quy định cụ thể của luật. Việc phủ nhận theo cách đó cũng không có tính pháp lý.

Đề nghị: dựa vào 3 điểm nêu trên, nhà cháu xin kiến nghị các kụ OF xem xét và thực hiện 2 điều sau:

1- Có một thay đổi nho nhỏ trong cách nói, để đạt được hiệu quả lớn hơn cho giao thông.

Không nói, không nghĩ về "quyền được đi trước" như trong khẩu quyết mà hãy nói "nghĩa vụ phải nhường đường" như trong luật quy định.
(Xe mình có phải là xe ưu tiên đâu, mà lại nói về quyền được đi trước, chỉ thêm nhiễu thôi).

2- Khi lưu thông tại giao cắt, cần dựa trên nguyên tắc "nhường đường" như quy định trong luật để quyết định mình sẽ lưu thông sau xe nào, sẽ vòng qua đuôi xe nào để đi tiếp.
Không sử dụng lời xui sai luật của khẩu quyết, để "đòi quyền được đi trước", dẫn đến cách đi "chặn đầu xe khác mà đi", dẫn đến ùn ứ trong giao cắt.



------------
Hình minh hoạ:

Hình # 2:




Hình # 3:




.
 
Chỉnh sửa cuối:

hbu082

Xe container
Biển số
OF-325756
Ngày cấp bằng
3/7/14
Số km
7,974
Động cơ
367,009 Mã lực
cháu chẳng biết câu khẩu quyết nào, tham gia giao thông là cháu nhường tất, nhất các cụ xe to xe tải, gặp là cháu nhường ngay :D.
 

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Đây là trường hợp gây tranh cãi rất nhiều. Cháu cũng hăng hái tranh cãi trên FB nhưng chẳng đi đến đâu. Nên trước hết nhà cháu muốn hỏi các cụ: "Luật GTĐB là chung và cơ bản thống nhất giữa các quốc gia tham gia công ước Vienna. Vậy nếu trả lời đúng ở VN thì đi ra quốc tế có còn đúng không? Và ở quốc tế luật chung của nhiều nước như vậy thì có được áp dụng ở VN hay không ?"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Đây là trường hợp gây tranh cãi rất nhiều. Cháu cũng hăng hái tranh cãi trên FB nhưng chẳng đi đến đâu. Nên trước hết nhà cháu muốn hỏi các cụ: "Luật GTĐB là chung và cơ bản thống nhất giữa các quốc gia tham gia công ước Vienna. Vậy nếu trả lời đúng ở VN thì đi ra quốc tế có còn đúng không? Và ở quốc tế luật chung của nhiều nước như vậy thì có được áp dụng ở VN hay không ?"
Sau khi VN ký kết tham gia Công ước Viên, nước ta có nghĩa vụ phải điều chỉnh, bổ sung luật pháp về Gtđb hiện hành cho phù hợp các quy định trong Công ước Viên.

Như vậy, những quy định nào, cách hiểu nào trong luật pháp về gtđb hiện hành ở VN trái ngược với quy định, cách hiểu có trong Công ước Viên đều phải được sửa đổi cho phù hợp với chuẩn chung là Công ước Viên.

Khi cầm Giấy phép Lái xe quốc tế của VN sang châu Âu và lái xe ở bên đó, để tránh gây tai nạn, tránh bị người khác nhìn mình với đôi mắt hình viên đạn, để không bị cảnh sát bắt phạt hoặc tước bằng lái, các kụ OF chúng ta phải tuân thủ luật theo đúng quy định của Công ước Viên và luật sở tại. Chúng ta không thể đem cách hiểu sai ở VN sang bên đó để lái xe, rồi lý luận rằng luật của chúng tôi nó thế.

Đáp án trong bộ bài thi GPLX cũng vậy. Đáp án nào sai với quy định của Công ước Viên sớm muộn cũng đều phải được điều chỉnh, sửa đổi lại cho phù hợp mà thôi, kụ à.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn cụ bia. Trước hết em gửi các cụ cái clip để cùng phân tích

Nhường đường cho xe từ bên phải tới

Xin cảm ơn kụ đã dẫn một clip thú vị, giới thiệu quan điểm của người ghi clip khi nói về chủ đề nhường đường cho xe bên phải. Đây là một chủ đề hay.

Tuy vậy, xem xong clip, nhà cháu thấy anh ý chỉ đơn thuần nhắc đến mỗi yêu cầu nhường xe bên phải, nhưng còn 3 dữ kiện quan trọng khác thì không thấy anh tây đi xe máy này nhắc đến.
Vì không có ba dữ kiện đó, nên quan điểm nhường đường của anh này là không chắc chắn, không thể nói là đúng luật được.

Ba dữ kiện thiếu là:

1- không thấy anh tây đó xem xét quy định "xe chuyển hướng phải nhường đường cho xe dfi thẳng", là một quy định rất cơ bản, hầu như đều được ghi trong bất kỳ tài liệu luật pháp của bất cứ nước nào.
(Trong clip, xe máy của anh tây dfi thẳng, phải là đối tượng được 2 ô tô rẽ trái nhường đường, trừ trường hợp ô tô rẽ theo tuyến đường chính, xe máy đi từ tuyến phụ).

2- Tại ngã 3 trong clip, trong 3 nhánh đi AB, AC và BC thì có quy định nhánh đi nào là tuyến đường chính, nhánh nào là tuyến đường phụ hay không?
Hay là cả 3 nhánh đi đều đồng quyền, thuộc dạng ngã 3 hình chữ T?

3- Nếu 3 nhánh đều đồng quyền, thuộc dạng ngã 3 hình chữ T, thì sẽ có 2 nhánh là đường thông suốt (nét nằm ngang của chữ T, là nhánh AB, BA trong hình dưới đây).
Nhánh thứ 3 (nhánh C) vuông góc với nét ngang chữ T là nhánh đường cụt.


Theo luật gtđb của nhiều nước, trong đó có nước Úc, phương tiện lưu thông trên các tuyến đường phụ có nghĩa vụ nhường đường cho phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính, phương tiện lưu thông trên trên nhánh cụt của ngã 3 hình chữ T phải nhường đường cho phương tiện lưu thông trên 2 nhánh thông suốt.

Do đó, việc xe nào trong 3 xe ①, ②, ③ phải nhường đường, xe nào được nhường để đi trước, phụ thuộc vào 2 trong 3 dữ kiện nêu trên.


--------------

Phân tích cụ thể từng đoạn:

- Nói về Đoạn 1 trong clip:

Hình # a: Hướng di chuyển thực tế của từng phương tiện trong clip



Anh tây nói xe ô tô ① phải nhường đường cho mô tô ② của anh ta, mô tô ② phải nhường đường cho ô tô ③ ở bên phải, ô tô ③ lại phải nhường đường cho ô tô ① ở bên phải. Như vậy là nhường đường vòng quanh như cái đèn cù. Cho đến khi một phương tiện nào đó quyết định bắt đầu đi trước thì các phương tiện khác bắt đầu nhường nhau.
Trong trường hợp này, ở giây :45, ô tô ① quyết định đi trước, không thèm nhường đường cho mô tô ② nữa.

Lưu thông như trong đoạn đầu của clip hoàn toàn theo cảm tính.

Nhà cháu sẽ xem thêm các đoạn sau trong clip và có ý kiến tiếp cùng các kụ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Luật là luật và ai cũng cần đi đúng, còn khẩu quyết là những kinh nghiệm mà luật không mô tả hết, cũng như cuộc sống thông thường bao gồm rất nhiều ngóc ngách. Luật làm sao mà bao hết được các câu thành ngữ ?
Ví dụ câu: "Nhất chạng vạng, nhì tảng sáng" là để nói hai thời điểm lái xe khó khăn hơn những lúc khác, và không liên quan tới luật gt.
 

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Ba vấn đề của cụ em xin trả lời như sau:

Thứ nhất: em thấy giao thông như trường hợp 1 là hoàn toàn đúng, xe ô tô rẽ trước vì bên phải của họ không có phương tiện nào, tiếp đến là xe taxi được trống ở bên phải, cuối cùng mới là anh moto. Nếu như không có xe taxi thì xe ô tô phải nhường đường cho anh moto đang đi trên đường thẳng

Thứ hai : Cụ để ý anh moto đi từ xa đến không có biển đường ưu tiên hay không ưu tiên. Với giao thông nước ngoài, trong các khu đông dân cư họ thường để biển tạm dịch là "khu vực an toàn", áp dụng cho toàn bộ khu vực đó, đặt ở mỗi cửa ngõ vào khu dân cư. Biển đó có hiệu lực hạn chế tốc độ, cấm đỗ và khu vực có đường giao nhau đồng cấp, áp dụng cho toàn bộ các tuyến đường trong khu vực đó. Nên có thể hiểu ở đây là đường giao nhau đồng cấp

Thứ ba: Nếu có đường cụt thì sẽ có biển báo đường cụt chứ em giao thông bên này thấy cực kỳ hiếm khi thiếu biển báo cụ ạ

Tiếp theo mời cụ phân tích tiếp tình huống thứ hai và thứ ba
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ba vấn đề của cụ em xin trả lời như sau:

Thứ nhất: em thấy giao thông như trường hợp 1 là hoàn toàn đúng, xe ô tô rẽ trước vì bên phải của họ không có phương tiện nào, tiếp đến là xe taxi được trống ở bên phải, cuối cùng mới là anh moto. Nếu như không có xe taxi thì xe ô tô phải nhường đường cho anh moto đang đi trên đường thẳng

Thứ hai : Cụ để ý anh moto đi từ xa đến không có biển đường ưu tiên hay không ưu tiên. Với giao thông nước ngoài, trong các khu đông dân cư họ thường để biển tạm dịch là "khu vực an toàn", áp dụng cho toàn bộ khu vực đó, đặt ở mỗi cửa ngõ vào khu dân cư. Biển đó có hiệu lực hạn chế tốc độ, cấm đỗ và khu vực có đường giao nhau đồng cấp, áp dụng cho toàn bộ các tuyến đường trong khu vực đó. Nên có thể hiểu ở đây là đường giao nhau đồng cấp

Thứ ba: Nếu có đường cụt thì sẽ có biển báo đường cụt chứ em giao thông bên này thấy cực kỳ hiếm khi thiếu biển báo cụ ạ

Tiếp theo mời cụ phân tích tiếp tình huống thứ hai và thứ ba
Cảm ơn kụ nhiều.

Thứ nhất: xe rẽ trái phải nhường xe đi thẳng
Trong clip, tình huống 1, anh tây khẳng định "chiếc ô tô (phía trước) rẽ trái nên phải nhường đường cho xe anh tây đi thẳng" (xem Hình #b dưới đây)

Vậy dựa trên cơ sở nào anh tây khẳng định như vậy?

Khi khẳng định như vậy, trong clip nói về nhường đường cho xe bên phải, rõ ràng anh tây đó không hề quan tâm gì đến khẩu quyết "bên phải không vướng", mà chỉ quan tâm đến "xe chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi thẳng", đúng không kụ?

(Dù cuối cùng, chiếc ô tô đó lại không nhường ai cả, mà lại đi đầu tiên).

Kụ có thể cho thêm thông tin giúp nhà cháu hiểu hơn về điểm này chăng?

Thứ hai: đồng cấp
nhà cháu đồng ý với kụ, đây là ngã 3 đồng cấp. Phương tiện tuân thủ nguyên tắc "nhường đường cho xe đến từ bên phải" (nhà cháu không đồng ý sử dụng câu "...được quyền đi trước", vì câu đó không có trong luật, và vì câu đó gây ra tâm lý giành đường với xe khác).

Thứ ba: đường cụt
Nhà cháu không biết kụ đang ở nước nào, bên nước kụ ở có khái niệm "ngã 3 hình chữ T" như của luật bên Úc hay không.
Ở đây nhà cháu nói đến không phải là "đường cụt", mà là "nhánh vuông góc của ngã 3 hình chữ T là nhánh cụt (ending lane), nhánh nằm ngang trên chữ at là nhánh thông suốt (continous lane)".
Nhà cháu đọc thấy trong luật Úc, phương tiện trên nhánh cụt của ngã 3 chữ T, dù nằm bên phải, cũng phải nhường đường cho phương tiện trên nhánh thông suốt của ngã 3 chữ T. Không biết luật bên nước kụ có quy định nào tương tự về ngã 3 chữ T như này hay không.

Nhà cháu thấy quy định này hữu ích, nên muốn đề nghị bổ sung vào luật về nhường đường của VN.

Nhà cháu sẽ sớm trình bày về tình huống 2 và 3. Trong tình huống 2 sẽ có bất ngờ nho nhỏ, thú vị, có thể hữu ích cho nhà cháu và cho các kụ OF.


-------------

Minh hoạ:

Hình #b : Xe ô tô màu trắng này rẽ trái, nên phải nhường đường cho xe mô tô đi thẳng, dù xe ô tô đó "bên phải không vướng".

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tiếp theo mời cụ phân tích tiếp tình huống thứ hai và thứ ba

- Nói về Tình huống 2 trong clip, từ 1:00 đến 1:20

Theo nguyên tắc "tại ngã tư không có kiểm soát, phương tiện nhường đường cho xe từ bên phải tới", xe mô tô nhường đường cho ô tô phía bên phải tới là hợp lý.
(Cũng giống như tình huống trong clip minh hoạ dưới đây, khi xe bên phải, dù chuyển hướng, vẫn được xe đi thẳng trên tuyến cắt ngang dừng lại nhường đường).

Nhưng, tình huống này liệu có gặp vấn đề gì với quy tắc "phương tiện chuyển hướng (rẽ) phải nhường đường cho phương tiện đi thẳng" hay không, các kụ nhỉ?


Bất ngờ nho nhỏ

Xin quay lại các còm phía trên, cụ thể là tại còm #6 thớt này, nhà cháu dựa theo câu luật "xe chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi thẳng", để suy rằng xe ô tô con phải nhường cho xe đi thẳng từ bên trái được cắt ngang qua giao lộ để đi trước.

Nay, có lẽ nhà cháu phải xem lại điều này. Xem lại để hiểu rõ "xe chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi thẳng" là nhường cho các xe đi thẳng nào?

1- Chỉ phải nhường đường cho các xe đi thẳng theo chiều ngược lại chiều xe đó đang đi, trước khi chuyển hướng? hay
2- Phải nhường đường cho tất cả các xe đi thẳng, từ các hướng khác nhau đi thẳng ngang qua giao cắt?

Nay nhà cháu nhận thấy, có vẻ ý 1- ở trên là đúng. Cách hiểu trước đây của nhà cháu như ý 2- ở trên có ther không đúng, có thể cần phải điều chỉnh lại.

Nếu ý 1- ở trên là đúng, thì đáp án 3-2-1 trong sa hình Hình #1 ở trên cũng đúng, đáp án 2-1-3 tại Hình #3 ở trên của nhà cháu là không đúng.

Ý các kụ thế nào ah?

-------------
Minh hoạ:

Clip: xe ở bên phải, khi chuyển hướng không phải nhường đường cho xe đi thẳng từ bên trái trên hướng cắt ngang (clip minh hoạ lưu thông bên Úc, tay lái nghịch)



Hình #c : Tình huống 2

 
Chỉnh sửa cuối:

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Cháu xin phép trả lời như sau ạ:

Thứ nhất: Chiếc xe ô tô muốn rẽ trái, và quan sát phía trước có xe, lúc đó anh mô tô và taxi chưa đến điểm giao cắt, theo phản xạ nhìn thấy xe phía trước tiến đến là giảm tốc độ và quan sát tình huống. Sau khi quan sát lại thấy bên trái có xe, tức là chiếc xe ngược chiều với mình phải nhường họ, và xe taxi đó cũng phải nhường xe này do xe này đang ở bên phải. Vì thế anh ta không phải nhường anh moto nữa và được đi trước.

Còn mục thứ ba: xe từ đường cụt đi ra đúng là phải nhường xe trên đường lớn, nhưng ở đây không thấy có biển giao cắt với đường cụt nên có thể nói tình huống này là ba hướng đồng cấp nhau cụ ạ
 

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Cháu hoàn toàn đồng ý với ý kiến của cụ ở còm #16. Tức là xe chuyển hướng chỉ phải nhường cho xe đi thẳng từ hướng ngược lại đi tới, chứ không phải là nhường cho tất cả các xe đi thẳng qua ngã tư. Điều này cũng thể hiện rất rõ ở tình huống thứ ba trong clip mà nhà cháu đã post ở còm #11, khi anh mô tô chạy lên cắt ngang luồng đi thẳng từ bên trái tới. Nếu anh ta phải nhường đường mà dám cắt ngang luồng xe đang chạy thì nhất định tai nạn, hoặc nghe còi điếc tai (Vì luật bên nước ngoài khá chặt chẽ nên nếu họ không phải nhường đường thì họ ít khi quan sát các hướng xe khác, đó là lý do nhiều người mới ở VN sang, dù là tài già ở VN vẫn gặp tai nạn như thường)
Nhà cháu đi thi bằng lái bên này cũng bị lỗi y hệt như anh mô tô. Đó là dừng nhường đường sai vị trí. May sao ông chấm thi vẫn cho cơ hội trả lời lại luật và hỏi lại "nếu đi lại thì có đi như vậy nữa không?". Và tất nhiên cháu trả lời "không"
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cháu xin phép trả lời như sau ạ:

Thứ nhất: Chiếc xe ô tô muốn rẽ trái, và quan sát phía trước có xe, lúc đó anh mô tô và taxi chưa đến điểm giao cắt, theo phản xạ nhìn thấy xe phía trước tiến đến là giảm tốc độ và quan sát tình huống. Sau khi quan sát lại thấy bên trái có xe, tức là chiếc xe ngược chiều với mình phải nhường họ, và xe taxi đó cũng phải nhường xe này do xe này đang ở bên phải. Vì thế anh ta không phải nhường anh moto nữa và được đi trước.

Còn mục thứ ba: xe từ đường cụt đi ra đúng là phải nhường xe trên đường lớn, nhưng ở đây không thấy có biển giao cắt với đường cụt nên có thể nói tình huống này là ba hướng đồng cấp nhau cụ ạ
Cách xử lý của chiếc ô tô ① như kụ miêu tả là xử lý kiểu suy diễn bắc cầu theo ý chủ quan của anh ta, và vi phạm nguyên tắc "xe muốn chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi thẳng".
Cách xử lý như vậy chỉ có thể áp dụng an toàn tại đất nước có thói quen nhường nhịn nhau trong giao thông, có lực lượng hành pháp vô tư công bằng, không thể áp dụng suôn sẻ tại VN, nơi hầu hết các phương tiện luôn tìm cách tăng ga lao vào giao cắt để đè đầu xe khác nhằm giành quyền đi trước, nơi mà nếu tai nạn xảy ra thì lực lượng chức năng sẽ căn cứ theo luật để phạt nặng người nào sai về lý.

Câu hỏi ở đây là, trong tình huống tại Hình #a ở trên, khi các xe phải nhường vòng quanh lẫn nhau như "đèn cù" thế này, trong luật của nước mình nên có thêm quy định cụ thể gì, để cho phép xe số ① dù rẽ trái vẫn được miễn nghĩa vụ phải nhường đường cho xe đi thẳng số ②, và được xe đi thẳng số ② nhường đường để xe ① đi trước và không bị coi là phạm luật, và nếu xe ② không nhường đường, dẫn đến va chạm với xe ① thì có căn cứ pháp lí nào để bắt lỗi xe số ②?

Mục thứ 3: làn kết thúc, chứ không phải đường cụt, kụ à.
Trong luật Úc có quy định riêng về nhường đường tại ngã 3 hình chữ T, xe trên nhánh kết thúc của chữ T phải nhường đường cho xe trên nhánh thông suốt. Nhà cháu sẽ nói về nhường đường trên ngã 3 chữ T tại Tình huống 3, ở phía dưới.
 
Chỉnh sửa cuối:

cudhugn

Xe hơi
Biển số
OF-178249
Ngày cấp bằng
23/1/13
Số km
167
Động cơ
340,570 Mã lực
Nơi ở
Mỹ.................Đình
Cháu thấy mục 2 điều 15 trong luật GTĐB như sau:
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Nhà cháu thấy cần phải rõ ràng hơn để tránh hiểu lầm, nhưng chưa nghĩ ra câu từ cho phù hợp nếu phải sửa.

về mục thứ 3 mà cụ nói thì em cũng chưa tìm hiểu được nên hóng chia sẻ của cụ ạ.
 

gunner_hp

Xe tăng
Biển số
OF-189315
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
1,880
Động cơ
349,910 Mã lực
Nơi ở
Ngõ nhỏ - phố nhỏ- nhà em ở đó.
- Nói về Tình huống 2 trong clip, từ 1:00 đến 1:20

Theo nguyên tắc "tại ngã tư không có kiểm soát, phương tiện nhường đường cho xe từ bên phải tới", xe mô tô nhường đường cho ô tô phía bên phải tới là hợp lý.
(Cũng giống như tình huống trong clip minh hoạ dưới đây, khi xe bên phải, dù chuyển hướng, vẫn được xe đi thẳng trên tuyến cắt ngang dừng lại nhường đường).

Nhưng, tình huống này liệu có gặp vấn đề gì với quy tắc "phương tiện chuyển hướng (rẽ) phải nhường đường cho phương tiện đi thẳng" hay không, các kụ nhỉ?


Bất ngờ nho nhỏ

Xin quay lại các còm phía trên, cụ thể là tại còm #6 thớt này, nhà cháu dựa theo câu luật "xe chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi thẳng", để suy rằng xe ô tô con phải nhường cho xe đi thẳng từ bên trái được cắt ngang qua giao lộ để đi trước.

Nay, có lẽ nhà cháu phải xem lại điều này. Xem lại để hiểu rõ "xe chuyển hướng phải nhường đường cho xe đi thẳng" là nhường cho các xe đi thẳng nào?

1- Chỉ phải nhường đường cho các xe đi thẳng theo chiều ngược lại chiều xe đó đang đi, trước khi chuyển hướng? hay
2- Phải nhường đường cho tất cả các xe đi thẳng, từ các hướng khác nhau đi thẳng ngang qua giao cắt?

Nay nhà cháu nhận thấy, có vẻ ý 1- ở trên là đúng. Cách hiểu trước đây của nhà cháu như ý 2- ở trên có ther không đúng, có thể cần phải điều chỉnh lại.

Nếu ý 1- ở trên là đúng, thì đáp án 3-2-1 trong sa hình Hình #1 ở trên cũng đúng, đáp án 2-1-3 tại Hình #3 ở trên của nhà cháu là không đúng.

Ý các kụ thế nào ah?

-------------
Minh hoạ:

Clip: xe ở bên phải, khi chuyển hướng không phải nhường đường cho xe đi thẳng từ bên trái trên hướng cắt ngang (clip minh hoạ lưu thông bên Úc, tay lái nghịch)



Hình #c : Tình huống 2

Khi luật nói các xe chuyển hướng nhường đường cho các xe đi thẳng,thì đơn giản là cứ xe đi thẳng thì là nhường chứ đâu có thêm từ "các xe đi thẳng ngược chiều với xe chuyển hướng" hả cụ ? Nếu như cụ nói phải hiểu như ý 2 thì có thể sẽ có người lại còn hiểu sang ý 4,5 nữa đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top