[TT Hữu ích] Kharkov (1941-1945)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Kharkov 1943_3_9 (1).jpg

9-3-1943 – Hubert Emìn Meierdress, Đại đội trưởng Đại đội 1, Sư đoàn tăng Totenkopf, gặp chỉ huy trinh sát ở làng Peresechnaya (Ukraina) trên đường tiến vào Kharkov
Kharkov 1943_3_17 (1).jpg

17-3-1943 – xe tăng T-34-76 thuộc Lữ đoàn 86 bị bắn cháy ở Kharkov (Ukraina)
Kharkov 1943_3_19 (1).jpg

19-3-1943 – xe tăng Pz.Kpfw.IVAust.G và xe bọc thép Sd.Kfz.251/1 Aust. C của Đức trong một trận phản công ở Kharkov (Ukraina)
 

qhi

Xe tải
Biển số
OF-521440
Ngày cấp bằng
14/7/17
Số km
261
Động cơ
166,450 Mã lực
Tuổi
44
Khi nào thì có topic "Kyiv 2022" vậy cụ Ngao5 ? Topic này chắc chắn rất hot, update được tình hình thời sự mới nhất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Kharkov 1943_3_28 (1).jpg

Ngày 28-3-1943, tạì Kharkov, Đại tá SS Kurt Meyer tặng huân chương cho Hermann Weiser vì chiến công tái chiếm Kharkov
Kharkov 1943_4 (1).jpg

4-1943 – Sư đoán SS thiết giáp 2 “Das Reich" tại Kharkov (Ukraina)
Kharkov 1943_4 (2).jpg

4-1943 – lính Đức chuẩn bị cho máy bay chiến đấu Focke-Wulf Fw.190A-5 cất cánh hỗ ừợ trực tiếp quân đội Đức ở Kharkov (Ukraina)
Kharkov 1943_4 (3).jpg

4-1943 – quân Đức phá hủy các tòa nhà đổ nát ở ga Kharkov trong thời gian bị Đức chiếm đóng. Ảnh: Vorpahl
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Khi nào thì có topic "Kyiv 2022" vậy cụ Ngao5 ? Topic này chắc chắn rất hot, update được tình hình thời sự mới nhất.
Em không mở riêng được vì bị gom vào thớt chung
Khoảng 3.000 hình Ukraina từ 2014 đến ngày hôm nay, với chú thích đầy đủ
bao gồm tất cả những gì liên quan tới Ukraina: Kiev, Kharkov, Donbas....
Em chưa biết quăng hình ảnh lên mạng như thế nào. Tài khoản Flick của em bị hạn chế số lượng hình ảnh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Kharkov 1943_4_20 (1).jpg

20-4-1943 – Tướng Waller Krũger đứng trên xe tăng hạng nặng Tiger I thuộc Sư đoàn thiết giáp 2 SS Das Reich do ông chỉ huy tại Kharkov, Ukraina. Ảnh: Friedrich Zschackel
Kharkov 1943_4_20 (2).jpg

20-4-1943 – Tướng Waller Krũger đứng trên xe tăng hạng nặng Tiger I thuộc Sư đoàn thiết giáp 2 SS Das Reich do ông chỉ huy tại Kharkov, Ukraina. Ảnh: Friedrich Zschackel
Kharkov 1943_4_20 (3).jpg

1943 – xe tăng hạng nặng Tiger I ở Kharkov, Ukraina, Ảnh: Bauer-Altvater
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Chú thích của sáu hình dưới đây
27-4-1943 – Tướng Heinz Guderian kiểm tra Trung đoàn xe tăng 1, Sư đoàn xe tăng 1 "Leibstandarte SS Adolf Hitler" tại Kharkov (Ukraina). Ảnh: Wiesebach

Kharkov 1943_4_27 (1).jpg
Kharkov 1943_4_27 (2).jpg
Kharkov 1943_4_27 (3).jpg
Kharkov 1943_4_27 (4).jpg
Kharkov 1943_4_27 (5).jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,448
Động cơ
221,716 Mã lực
Hỏi ngu cụ Ngao chút: Em nghĩ mãi không ra nguyên lý thiết kế con T-35 này là gì? Xe rất to dài nhưng pháo lại bé tí. Hay đây là xe lội bùn?
Nguyên tắc giống như tàu chiến, 1 tàu to 10 pháo thì ngon hơn 10 tàu nhỏ 1 pháo, vì sự phối hợp giữa các tàu để cùng bắn về 1 mục tiêu là khá rắc rối. Tuy nhiên thời đó động cơ yếu nên không đặt pháo to và giáp nặng cùng lúc được. Sau này xe tăng có giáp rất dày nên các loại pháo nhỏ trên xe tăng bị bỏ, tuy nhiên vẫn có 1 hay vài súng máy đi kèm súng lớn.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,819
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nguyên tắc giống như tàu chiến, 1 tàu to 10 pháo thì ngon hơn 10 tàu nhỏ 1 pháo, vì sự phối hợp giữa các tàu để cùng bắn về 1 mục tiêu là khá rắc rối. Tuy nhiên thời đó động cơ yếu nên không đặt pháo to và giáp nặng cùng lúc được. Sau này xe tăng có giáp rất dày nên các loại pháo nhỏ trên xe tăng bị bỏ, tuy nhiên vẫn có 1 hay vài súng máy đi kèm súng lớn.
Vấn đề là kích cỡ pháo rất rất không tương thích với kích cỡ tăng cụ ợ.

Động cơ yếu thì làm tăng to nặng như thế làm gì?
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,764
Động cơ
291,192 Mã lực
Vấn đề là kích cỡ pháo rất rất không tương thích với kích cỡ tăng cụ ợ.

Động cơ yếu thì làm tăng to nặng như thế làm gì?
Em cũng có suy nghĩ vậy. Hay xe ko đủ vững khi bắn để tạo độ chính xác cho đường đạn nhỉ.?
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Vấn đề là kích cỡ pháo rất rất không tương thích với kích cỡ tăng cụ ợ.

Động cơ yếu thì làm tăng to nặng như thế làm gì?
Tư duy về xe tăng của người Đức khác phần còn lại, xe tăng là mũi nhọn đột phá chiến trường nên cần hoả lực mạnh, tốc độ cao, giáp trước dày. Các ông còn lại bảo thủ coi xe tăng là cái lô cốt di động yểm trợ bộ binh, đi thong thả cùng lính bộ, nhiều hoả khí chia các hướng xoay xở và to dài là tất nhiên. Liên Xô mãi sang 1942 mới cập nhật theo người Đức trên cơ sở T34 nhưng pháo vẫn kém hơn.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em cũng có suy nghĩ vậy. Hay xe ko đủ vững khi bắn để tạo độ chính xác cho đường đạn nhỉ.?
Nhìn các hình ảnh tăng Đức mà cụ Ngao5 đưa lên, anh em mình nhận thấy một số lẻ tẻ xe tăng Đức với nòng pháo đã có loa giảm giật trong khi xe Anh xe Mỹ xe Nga vẫn như cái ống bương. Với nòng pháo kiểu mới thì đạn đạo đã tăng độ chính xác mà về cơ khí cũng bền bỉ hơn nhiều cho vận hành của toàn bộ xe, cơ bản mà nói chất lượng Đức là hơn hẳn. Ti diên, cũng cơ bản mà nói như cụ Sít dạy, số lượng cũng có chất lượng riêng của nó. Cái xe T34 của Liên Xô trở thành biểu tượng không phải vì nó ác chiến mà vì nó được thiết kế tài tình đến mức một cái hợp tác xã đúc gang cũng tham gia sản xuất được, cho nên số lượng bổ sung cho chiến trường là áp đảo so với xe tăng Đức. Và vì đơn giản thô sơ nên đổ kéo méo gò không đòi hỏi chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa cầu kỳ giảm bớt gánh nặng cho hậu cần tiếp vận.
Giờ mình cứ hình dung một chiến trường toàn xe tăng chạy điện đối đầu với một bên toàn xe tăng chạy tạp nham, đành rằng ô diễm môi trường rồi tiếng ồn cách hàng cây số nhưng thử đoán xe bên nào nắm lợi thế chiến thắng?
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,819
Động cơ
410,568 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhìn các hình ảnh tăng Đức mà cụ Ngao5 đưa lên, anh em mình nhận thấy một số lẻ tẻ xe tăng Đức với nòng pháo đã có loa giảm giật trong khi xe Anh xe Mỹ xe Nga vẫn như cái ống bương. Với nòng pháo kiểu mới thì đạn đạo đã tăng độ chính xác mà về cơ khí cũng bền bỉ hơn nhiều cho vận hành của toàn bộ xe, cơ bản mà nói chất lượng Đức là hơn hẳn. Ti diên, cũng cơ bản mà nói như cụ Sít dạy, số lượng cũng có chất lượng riêng của nó. Cái xe T34 của Liên Xô trở thành biểu tượng không phải vì nó ác chiến mà vì nó được thiết kế tài tình đến mức một cái hợp tác xã đúc gang cũng tham gia sản xuất được, cho nên số lượng bổ sung cho chiến trường là áp đảo so với xe tăng Đức. Và vì đơn giản thô sơ nên đổ kéo méo gò không đòi hỏi chăm sóc bảo dưỡng sửa chữa cầu kỳ giảm bớt gánh nặng cho hậu cần tiếp vận.
Giờ mình cứ hình dung một chiến trường toàn xe tăng chạy điện đối đầu với một bên toàn xe tăng chạy tạp nham, đành rằng ô diễm môi trường rồi tiếng ồn cách hàng cây số nhưng thử đoán xe bên nào nắm lợi thế chiến thắng?
Trận Kursk đúng là thế đấy cụ ạ. L xô dùng chiến thuật 2-3 xe tăng T34 nhẹ, cơ động quây đánh 1 Panther. Panther tốt hơn, hỏa lực mạnh hơn nhưng nặng nề, khó xoay xở hơn. Kết quả T34 bắn hỏng hết Panther/Tiger và Đức coi như mất sạch xe tăng hạng nặng.
 

Cucumin

Tháo bánh
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,049
Động cơ
113,656 Mã lực
Tuổi
48
Trận phòng thủ Kursk phải nói là sự dũng cảm của hồng quân đã đánh bại lại sự tối ưu về kỹ thuật của quân Đức. Đặc biệt là các tổ pháo chống tăng 76mm của Hồng Quân đã chiến đấu rất gan lỳ , nên xe tăng Đức bị thiệt hại rất nặng khi vượt qua từng tuyến phòng thủ.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Trận Kursk đúng là thế đấy cụ ạ. L xô dùng chiến thuật 2-3 xe tăng T34 nhẹ, cơ động quây đánh 1 Panther. Panther tốt hơn, hỏa lực mạnh hơn nhưng nặng nề, khó xoay xở hơn. Kết quả T34 bắn hỏng hết Panther/Tiger và Đức coi như mất sạch xe tăng hạng nặng.

Trận Cuốc xơ cơ thì mũi tấn công xe tăng Đức hình thành đội hình xe nặng đi trước xe hạng nhẹ đi sau thọc sâu vào phía sau phòng tuyến Hồng quân, tình cờ các mũi phản kích của Hồng quân bám vào hai bên sườn quân Đức và chen vào giữa đội hình tăng Đức, xe tăng T34 áp đảo tiêu diệt đội tăng hạng nhẹ Đức hoả lực yếu hơn hẳn sau đó bám vào sau lưng đội hình tăng hạng nặng Đức chạy trước. Mặc dù pháo của T34 yếu hơn nhưng lại bắn thẳng vào gáy xe tăng Đức ở phía mà vỏ giáp mỏng hơn nên chế áp được. Ở trận Cuốc xơ cơ, phía Hồng quân còn có một khí tài thay đổi cuộc chơi mà Đức không có, đó là máy bay cường kích diệt tăng tên gì em không nhớ nhưng đó là phát minh mở ra một hướng mới sau này điển hình là con A10 của Mỹ, chỉ cần pháo 37 diệt tăng từ trên đỉnh đầu với hiệu suất gấp mấy lần pháo mặt đất.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,559
Động cơ
352,365 Mã lực
Trận Kursk đúng là thế đấy cụ ạ. L xô dùng chiến thuật 2-3 xe tăng T34 nhẹ, cơ động quây đánh 1 Panther. Panther tốt hơn, hỏa lực mạnh hơn nhưng nặng nề, khó xoay xở hơn. Kết quả T34 bắn hỏng hết Panther/Tiger và Đức coi như mất sạch xe tăng hạng nặng.
Em vẫn chưa tưởng tượng nổi trận Prokhorovka (là một phần của trận Kursk) khi có hơn 1000 xe tăng cả 2 phỉa lao vào bắn nhau trong 1-2 ngày. Nếu mà có ảnh chụp/quay phim ghi lại được hình ảnh của trận này thì cảnh tượng sẽ rất khủng khiếp.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,088
Động cơ
548,658 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em vẫn chưa tưởng tượng nổi trận Prokhorovka (là một phần của trận Kursk) khi có hơn 1000 xe tăng cả 2 phỉa lao vào bắn nhau trong 1-2 ngày. Nếu mà có ảnh chụp/quay phim ghi lại được hình ảnh của trận này thì cảnh tượng sẽ rất khủng khiếp.
Tăng hai bên oánh nhau độ nửa buổi thì hết đạn, hết dầu, hỏng hóc tùm lum. Lính tăng nhảy xuống tỉn nhau bằng súng sáu, bằng lưỡi lê, bằng mũ sắt và cả đấm nhau. Trong phin Cuộc chiến tranh Vệ cuốc vĩ đại có mô tả không biết là trực tiếp hay dựng lại.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Cụ XPQ nói đúng đấy
"Ba tháng võ tàu không bằng một chầu củ đậu". Xe tăng Đức hơn hẳn về chất lượng nhưng gặp bày T-34 đông như kiến thì cũng gục thôi
Lại nói về thiết kế ô tô
Người Mỹ và phương tây nói chung làm xe mỗi hãng một kiểu, trong một hãng thì chi tiết động cơ cũng khác nhau, thành ra cùng một hãng xe mà không sử dụng lẫn cho nhau được, nói gì đến các hãng khác nhau. Họ làm thế để bán được phụ tùng, nhưng trong chiến tranh việc cung cấp phụ tùng sẽ trở nên phức tạp, lãng phí
Người Nga từ xưa nay luôn tính đến tiện dụng. Thí dụ: xe tải quân sự Nga đều sử dụng cùng piston cùng một cớ, nghĩa là đường kính xy lanh giống nhau, chỉ khác nhau ở tay biên và độ dài xi lanh (tức hành trình của piston). Như thế họ đã giản đơn việc cung cấp phụ tùng, vì chính phủ Liên Xô, cũng là Quân đội Liên Xô cũng là tiền của nhân dân Liên Xô, họ làm được việc này cực đơn giản
Phương Tây sản xuất là kiếm lời, họ sẽ không chịu tiêu chuẩn hoá, vì sẽ bớt lợi nhuận của họ
Chỉ có riêng Jeep thì khác
Năm 1940, Lục quân Mỹ đặt hàng sản xuất 1.500 chiếc xe chở quân 4x4, dưới 800 kg, trục cơ sở 8 inchs, và quan trọng là bản thiết kế là tài sản của Bộ chiến tranh Hoa Kỳ, nghĩa là họ đem ra sản xuất đại trà mà không phải hỏi hãng
Lúc đầu xe làm ra nặng hơn 800 kg, chừng 950 kg thì phải. Bản thiết kế ban đầu của hãng Bantam, tạm đạt yêu cầu, nhưng hãng này không đủ sức làm 1.500 cái. Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ lấy bản thiết kế đưa cho hãng Willy sửa sang và tạo ta chiếc xe Jeep tạm coi là hoàn chỉnh, sau đó Willy cải tiến chút ít cánh tản nhiệt thành chiếc xe chuẩn trong WW2. Vì cần xe, Bộ Chiến tranh đưa bản vẽ cho Ford sản xuất (chừng triệu chiếc), hai xe giống hệt nhau, nhưng Willy không cho phép Ford dập nổi logo Willy phía capô, chỉ cho gắn ở hông xe logo "Ford"
Từ 1956, Mỹ sản xuất Jeep M-151 còn gọi là Jeep lùn, công nhận là đẹp hơn thật, và trục cơ sở vẫn là 8 inchs, không được thay đổi
Các xe Jeep dân sự có trục cơ sở lớn hơn 8 inchs, là chuyện khác
Không có một hãng xe nào trên thế giới mang tên JEEP
"Jeep" xuất hiện năm 1940, khi chiếc xe đầu tiên leo lên thềm Điện Capitol, lần đầu tiên công chúng Mỹ nhìn thấy chiếc xe thần kỳ này. Đám phóng viên gọi nó là chiếc xe của "Chương trình Chính phủ" (Government Program" gọi tắt là GP. Vầ GP đọc nhanh thành Jeep. Từ đó Jeep để chỉ dòng xe nhỏ 4x4.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,448
Động cơ
221,716 Mã lực
Em vẫn chưa tưởng tượng nổi trận Prokhorovka (là một phần của trận Kursk) khi có hơn 1000 xe tăng cả 2 phỉa lao vào bắn nhau trong 1-2 ngày. Nếu mà có ảnh chụp/quay phim ghi lại được hình ảnh của trận này thì cảnh tượng sẽ rất khủng khiếp.
Cụ xem phim Giải phóng, có 1 tập đấu tăng Kursk ấy, có cảnh tăng hàng đàn trên cánh đồng, máy bay bay thấp phê lắm. Phim Tây không có.

Phim có những đoạn tô màu lại:
 

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,861
Động cơ
296,728 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Trận Cuốc xơ cơ thì mũi tấn công xe tăng Đức hình thành đội hình xe nặng đi trước xe hạng nhẹ đi sau thọc sâu vào phía sau phòng tuyến Hồng quân, tình cờ các mũi phản kích của Hồng quân bám vào hai bên sườn quân Đức và chen vào giữa đội hình tăng Đức, xe tăng T34 áp đảo tiêu diệt đội tăng hạng nhẹ Đức hoả lực yếu hơn hẳn sau đó bám vào sau lưng đội hình tăng hạng nặng Đức chạy trước. Mặc dù pháo của T34 yếu hơn nhưng lại bắn thẳng vào gáy xe tăng Đức ở phía mà vỏ giáp mỏng hơn nên chế áp được. Ở trận Cuốc xơ cơ, phía Hồng quân còn có một khí tài thay đổi cuộc chơi mà Đức không có, đó là máy bay cường kích diệt tăng tên gì em không nhớ nhưng đó là phát minh mở ra một hướng mới sau này điển hình là con A10 của Mỹ, chỉ cần pháo 37 diệt tăng từ trên đỉnh đầu với hiệu suất gấp mấy lần pháo mặt đất.
Con Ilyushin Il-2 Shturmovik cụ ạ. Cường kích chuyên tấn công tăng.
Trận Kursk về cơ bản là Hồng quân thiệt hại nặng về binh lực, mất nhiều xe tăng hơn. Nhưng quân Đức sau trận này không thể phục hồi được lực lượng tăng thiết giáp, trong khi Hồng quân mất 1000 tăng, lại có 2000 con khác sẵn sàng xung trận. Thế thì còn đánh đấm gì nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,801 Mã lực
Ở trận Cuốc xơ cơ, phía Hồng quân còn có một khí tài thay đổi cuộc chơi mà Đức không có, đó là máy bay cường kích diệt tăng tên gì em không nhớ nhưng đó là phát minh mở ra một hướng mới sau này điển hình là con A10 của Mỹ, chỉ cần pháo 37 diệt tăng từ trên đỉnh đầu với hiệu suất gấp mấy lần pháo mặt đất.
Nó là Il-2 Shturmovik
Il-2 Shturmovik. ra đời 1939, mang 600 kg đạn, tốc độ 414 km/h, tầm bay 720 km, dài 11,6 m, sải cánh 14,6 m, cao 4,2 m, nặng 4.360 kg, Khối lượng cất cánh tối đa 6.160 kg, 1 động cơ Mikulin AM-38F công suất 1.720 hp, sản xuắt 36.183 chiếc
Bắn xe tăng nhờ 2 pháo lắp cứng bắn phía trước 23 mm VYa-23, 150 viên cho mỗi pháo
Il-2 Shturmovik (3).jpg
Il-2 Shturmovik (4).jpg
Il-2 Shturmovik (5).jpg
Il-2 Shturmovik (6).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top