Chỉ tư thục mới bị đả phá, giáo dục công lập chưa bao giờ bị đả phá.
Cụ lại nhầm, có 1 thời báo chí suốt ngày rêu rao khuếch đại chuyện trẻ học trường công với chương trình học nặng, rồi các vấn đề tiêu cực, trẻ bị bạo hành, suất ăn kém vệ sinh, ĐK cơ sở vật chất kém, chương trình nặng và lỗi thời... song song với việc quảng cáo các trường tư với chương trình học lấy trẻ làm trung tâm, hsinh yêu thích đến trường, rồi các hoạt động ngoại khóa... Tất cả vấn đề này nó dẫn tới trend đòi cải cách hệ thống giáo dục công được định hình từ thời lập quốc.
Y Tế, bảo hiểm, hạ tầng, năng lượng cũng xảy ra tương tự nhưng có độ trễ hơn 1 chút. Bản chất chính là mở cửa mấy ngành đang thuộc diện quản lý trực tiếp của nhà nước, cho tư nhân cơ hội đầu tư vào. Dĩ nhiên tư nhân làm thì cũng có cái hay, nhưng dần dần sẽ phân hóa và tăng chi phí của người dân lên từng hạng mục thiết yếu của đời sống: Giáo dục, y tế, bảo hiểm, năng lượng.
Vài còm vặt ko thể so sánh việc ưu nhược của từng hệ công hay tư. Cái em muốn nói chính là xu hướng tư hữu hóa các ngành trọng yếu của VN trong vòng 20 năm qua và sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ hơn trong 10 năm tới. Lợi hại thế nào sau sẽ rõ, còn trước mắt chi phí người dân sẽ phải chi trả cho từng mục sẽ tăng so với thu nhập của họ.