[Funland] Khám phá vũ khí mới trên tàu PCF Việt Nam sau nâng cấp

tienphong75

Xe tải
Biển số
OF-131391
Ngày cấp bằng
18/2/12
Số km
380
Động cơ
376,505 Mã lực
PCF thì chỉ tuần sông, cửa biển. Muốn ra khơi như CSB thì phải có tàu mẹ cõng nó ra. Hết ca làm việc lại về tàu mẹ.
Vấn đề là ta chưa có con tàu để cõng PCF.
Mấy lại có ngu thế nào đi nữa cũng không bao giờ chơi một chọi một với thằng to hơn mình. Mãnh hổ nan địch quần hồ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Những ngày cuối tuần, nhà cháu ở nhà, không có máy điện toán và mạng, nên không tham gia diễn đàn với các bác được, xin các bác lượng thứ.
Hôm nay, nhà cháu xin giả nhời một vài bác, một cách tổng quát thế này ạ:

1/ Nhà cháu từng đi cả PCF; tuần tiễu 79 tấn ‘bàn là’; Nhật Lệ; Đại Khánh và vài thể loại khác.

2/ Biên chế PCF đầy đủ nhất là 9 thuyền viên. Tuy nhiên, tùy từng nhiệm vụ của từng lần đi biển, mà biên chế có thể thay đổi. Thường giao động trong khoảng 7-9 thuyền viên.

3/ Tầu PCF cũng như tất cả mọi phương tiện nổi khác của Hải quân, đều được trang bị hoặc tự trang bị các dụng cụ nấu ăn cho toàn thể thủy thủ đoàn trên tầu. Thời nhà cháu, bát ăn trên các con tầu nhà cháu phục vụ, toàn là bát sứ đấy ạ, chứ không phải là loại bát sắt như trang bị thông thường của bộ binh đâu ạ.

4/ Dĩ nhiên, tầu càng to, thì sinh hoạt trên tầu càng thỏa mái hơn tầu nhỏ. Tầu 79 tấn thì sinh hoạt thỏa mái hơn hơn PCF là đương nhiên rồi.
Nhưng không phải cứ to là thích. Xét về khoản ăn uống, cải thiện, nhà cháu thấy từ kinh nghiệm bản thân trên tầu, thì càng nhỏ càng hay, các bác ạ.

5/ Nhà cháu chưa từng bẩu là đem PCF ra đại dương khơi xa, tỷ như Hoàng Sa để đánh nhau với tầu Trung Quốc cả.
Nhà cháu bẩu: ‘Với hỏa lực như vậy, chưa khi nào nhà cháu cảm thấy e ngại hải thuyền của bọn Trung Quốc.’ là nói về hỏa lực và quyết tâm chiến đấu. Tầu PCF nhà cháu có cả 14ly4 hai nòng và DK 75, quả là không nên đánh giá thấp PCF.

6/ Lịch sử tác chiến của PCF tại Việt Nam, chưa bên nào đánh giá thấp, khi PCF tác chiến đúng môi trường của nó, là : ven biển và sông ngòi.
Cụ thể:
Những năm 1964-1965, Hải quân VNCH và Mỹ, thường dùng PCF từ Đà Nẵng lao ra đánh phá và yểm trợ thả biệt kích tận Đồng Hới và Lý Hòa, đánh nhau cả với tầu phóng lôi (bỏ lôi, trang bị DK) của ta. Và nói cho công bằng, ta đối phó rất vất vả, và chưa oánh chìm con nào của chúng.

Những năm 1964-1968, chính những con PCF này, tham gia rất tích cực trong việc ngăn chặn các tầu chở hàng của Hải đoàn ‘tầu không số’ 125, khi chở hàng vào các bến miền Nam.

Năm 1979, cũng chính con PCF, tham gia hải chiến ở đảo Phú Quốc, Thổ Chu, đánh nhau với tầu 79 tấn của hải quân Pôn Pốt được Trung Quốc trang bị mới. Phần thắng nghiêng về PCF của hải quân Việt Nam.

Cũng trong các năm 1979, 1980, các con PCF đã tham gia rất tích cực và thành công trong chiến dịch vượt sông Mê Công và chiến dịch Biển Hồ của quân tình nguyện Việt Nam.

7/ Đánh nhau thời nay, kể cả bộ binh, cũng không còn ai dàn trận ra để đánh nhau theo kiểu đánh trận giả thời nhi đồng, cũng không mấy ai ở thế yếu hơn, lại dùng sức để đánh nhau với thằng khỏe hơn. Mà trong quân sự, người ta có thuật ngữ là ‘chiến thuật’, còn ở đời thường, có thuật ngữ là ‘mẹo’.
Chỉ dùng sức, mà không dùng ‘chiến thuật, hay ‘mưu mẹo’, nhà cháu e rằng khó thắng lắm.

8/ Lời cuối, nhà cháu muốn nói rất thật rằng: tuy nhà cháu đã từng có thâm niên đi các tầu quân sự, dưng nhà cháu chưa bao giờ dám bẩu là hiểu hết tất cả mọi vấn đề và thông tin về các con tầu đó.
Cũng như bây giờ, nhà cháu lái con ISUZU Trooper được 12 năm rồi, nhưng bẩu nói về cấu tạo của bộ gài cầu, nhà cháu cũng chịu.

Vậy nếu bác nào thấy kiến thức nhà cháu nông cạn, xin cứ chỉ giáo, nhà cháu xin tiếp thu. (like)
Tuy nhiên OF là 1 diễn đàn văn minh, nhà cháu cũng mong được các bác góp ý và phê phán 1 cách lịch sự.
Bởi, bể kiến thức, ai mà có thể biết nó mênh mông chừng nào.

Nhà cháu xin cảm ơn các bác đã nhã giám.
 

user02

Đi bộ
Biển số
OF-323460
Ngày cấp bằng
13/6/14
Số km
7
Động cơ
288,470 Mã lực
"trơ gan cùng tuế nguyệt", cụ ạ
 

Crusaderland

Xe điện
Biển số
OF-26237
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,890
Động cơ
519,274 Mã lực
Công nhận là đồ Mỹ cũng nồi đồng cối đá thật. M113, rồi mấy con PCF này tuổi thọ cũng 50 năm có lẻ mà vẫn bền bỉ ghê.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Công nhận là đồ Mỹ cũng nồi đồng cối đá thật. M113, rồi mấy con PCF này tuổi thọ cũng 50 năm có lẻ mà vẫn bền bỉ ghê.
T-59 với K-63 nhà mềnh vẫn còn tương đối :D. Tuần tiễu 79 tấn hình như vẫn còn trong biên chế tuần phòng khu vực QN
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,508
Động cơ
354,613 Mã lực
T-59 với K-63 nhà mềnh vẫn còn tương đối :D. Tuần tiễu 79 tấn hình như vẫn còn trong biên chế tuần phòng khu vực QN
Em vẫn thiên về đồ cũa anh Mẽo hơn: hiện nay em còn phát hiện đang lưu hành rất nhiều xe reo M35, xe jeep lùn M151. Giờ lại còn đang thương thảo mua lại phụ tùng tăng han cho trực thăng UH 1B
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
Những năm 1985 có một đội PCF 4 chiếc đóng quân tại phà Triều dương, Hưng yên.

Hi hi.
Nhà cháu vẫn quen gọi là bến 'phà Triều'. Nay mới được bác khai sáng, cho biết tên đầy đủ của nó là 'bến Triều dương' ~o)
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,508
Động cơ
354,613 Mã lực
3/ Tầu PCF cũng như tất cả mọi phương tiện nổi khác của Hải quân, đều được trang bị hoặc tự trang bị các dụng cụ nấu ăn cho toàn thể thủy thủ đoàn trên tầu. Thời nhà cháu, bát ăn trên các con tầu nhà cháu phục vụ, toàn là bát sứ đấy ạ, chứ không phải là loại bát sắt như trang bị thông thường của bộ binh đâu ạ.
Nấu ăn trên tàu này khá là vất vả, ngày xưa bộ đội phải hàn một cái tủ bằng sắt đặt sau đuôi tàu, đồng thời vừa là chạn, vừa là che chắn gió cho nơi đặt bếp. Ăn thì ngồi ngay dưới dàn bạt trên boong sau. Được cái tàu nhỏ, cơ động... nên cá, tôm, cua thoải mái. Sau này 189 - TCCNQP có đóng một loạt tàu vỏ nhôm tương tự trang bị cho Biên phòng, bố trí rộng rãi hơn nhưng độ bền thân vỏ không thể sánh được.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,824
Động cơ
362,142 Mã lực
@ bác gocart: rất cảm ơn bác đọc bài nhá ~o)

Lại nói về con PCF.

Có rất nhiều chuyện cười ra nước mắt với con PCF này.
Tỷ như chuyện tiếp liệu.

Số là, trên PCF, có một cái thước đo dầu tiêu chuẩn của Mỹ.
Theo sách của Mỹ, thì nhiên liệu của con này được đo và tính toán theo vạch khấc ‘inh-xờ’ trên thước.
Ví dụ, khi máy trưởng báo cáo là: ‘dầu chỉ còn 7 ‘inh-xơ’’, thì thuyền trưởng khắc biết, tầu còn chạy được bao lâu.
Hoặc khi nghe báo là: nhiên liệu có cách vạch trần 0 phết 6 inh-xơ, ấy là dầu đã được nạp đầy.

Thế cho nên, việc tiếp liệu cho PCF ở căn cứ chính của mình thì không sao. Nhưng cứ đi phối thuộc là bao giờ cũng có chuyện.

Phổ thông nhất là dư thế lày:

Xe chở nhiên liệu của bên phối thuộc đến cấp.
Thằng cha thủ kho xăng xe bên phối thuộc, sau khi bơm chừng ấy, chừng ấy, thì chìa cái phiếu, yêu cầu Máy trưởng PCF ký xác nhận là đã nhận xxx lít.
Còn máy trưởng của PCF thì lừ đừ leo xuống buồng máy, đoạn lôi cái thước đo gia bảo nói ở trên ra, xong xác nhận cái xoẹt: đã nhận yyy inh-xơ.

Thế là 2 bên, một thằng nói tiếng Tây Ban Nha, một thằng nói tiếng Mông Cổ.
Các bộ phận sinh dục thỏa sức bay lượn trong không trung qua mỗi câu nói. :D

Chốt lại, câu kết luận bao giờ cũng là: Đi mà báo (hoặc kiện) lên Quân chủng. :-"

Rồi hai bên chia tay nhau, mà bên nào cũng tự coi, mình vừa bị con bò bên kia, đá vào chỗ kín. :D :D :D
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
@ bác gocart: rất cảm ơn bác đọc bài nhá ~o)

Lại nói về con PCF.

Có rất nhiều chuyện cười ra nước mắt với con PCF này.
Tỷ như chuyện tiếp liệu.

Số là, trên PCF, có một cái thước đo dầu tiêu chuẩn của Mỹ.
Theo sách của Mỹ, thì nhiên liệu của con này được đo và tính toán theo vạch khấc ‘inh-xờ’ trên thước.
Ví dụ, khi máy trưởng báo cáo là: ‘dầu chỉ còn 7 ‘inh-xơ’’, thì thuyền trưởng khắc biết, tầu còn chạy được bao lâu.
Hoặc khi nghe báo là: nhiên liệu có cách vạch trần 0 phết 6 inh-xơ, ấy là dầu đã được nạp đầy.

Thế cho nên, việc tiếp liệu cho PCF ở căn cứ chính của mình thì không sao. Nhưng cứ đi phối thuộc là bao giờ cũng có chuyện.

Phổ thông nhất là dư thế lày:

Xe chở nhiên liệu của bên phối thuộc đến cấp.
Thằng cha thủ kho xăng xe bên phối thuộc, sau khi bơm chừng ấy, chừng ấy, thì chìa cái phiếu, yêu cầu Máy trưởng PCF ký xác nhận là đã nhận xxx lít.
Còn máy trưởng của PCF thì lừ đừ leo xuống buồng máy, đoạn lôi cái thước đo gia bảo nói ở trên ra, xong xác nhận cái xoẹt: đã nhận yyy inh-xơ.

Thế là 2 bên, một thằng nói tiếng Tây Ban Nha, một thằng nói tiếng Mông Cổ.
Các bộ phận sinh dục thỏa sức bay lượn trong không trung qua mỗi câu nói. :D

Chốt lại, câu kết luận bao giờ cũng là: Đi mà báo (hoặc kiện) lên Quân chủng. :-"

Rồi hai bên chia tay nhau, mà bên nào cũng tự coi, mình vừa bị con bò bên kia, đá vào chỗ kín. :D :D :D
Vụ khác hệ đo này còn nhiều chuyện cười ra nước mắt lắm. Nhà cháu trước lắp hệ thống lưu điện (UPS) cho bên viễn thông cũng bị dính quả này. Bản vẽ của "tây" gửi là hệ in-xơ, trên bản vẻ nó ký hiệu đơn vị ("), nhưng khi in ra thì nó mờ. Bên cơ khí cứ táng theo hệ mét. Lúc gửi bản vẽ nhà cháu cũng dặn chú phụ trách rồi. Nhưng bên đấy in ra thì chú em lại quên dặn thợ kỹ thuật...hic! đến khi lắp tại hiện trường AE thợ mặt nghệt ra....điện thoại tóe loe...văng đủ thứ! Cuối cùng phải làm lại, may không bị phạt về tiến độ...#-o
 

ducbill00

Xe tăng
Biển số
OF-142242
Ngày cấp bằng
17/5/12
Số km
1,152
Động cơ
375,610 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website
www.facebook.com
Những ngày cuối tuần, nhà cháu ở nhà, không có máy điện toán và mạng, nên không tham gia diễn đàn với các bác được, xin các bác lượng thứ.
Hôm nay, nhà cháu xin giả nhời một vài bác, một cách tổng quát thế này ạ:

1/ Nhà cháu từng đi cả PCF; tuần tiễu 79 tấn ‘bàn là’; Nhật Lệ; Đại Khánh và vài thể loại khác.

2/ Biên chế PCF đầy đủ nhất là 9 thuyền viên. Tuy nhiên, tùy từng nhiệm vụ của từng lần đi biển, mà biên chế có thể thay đổi. Thường giao động trong khoảng 7-9 thuyền viên.

3/ Tầu PCF cũng như tất cả mọi phương tiện nổi khác của Hải quân, đều được trang bị hoặc tự trang bị các dụng cụ nấu ăn cho toàn thể thủy thủ đoàn trên tầu. Thời nhà cháu, bát ăn trên các con tầu nhà cháu phục vụ, toàn là bát sứ đấy ạ, chứ không phải là loại bát sắt như trang bị thông thường của bộ binh đâu ạ.

4/ Dĩ nhiên, tầu càng to, thì sinh hoạt trên tầu càng thỏa mái hơn tầu nhỏ. Tầu 79 tấn thì sinh hoạt thỏa mái hơn hơn PCF là đương nhiên rồi.
Nhưng không phải cứ to là thích. Xét về khoản ăn uống, cải thiện, nhà cháu thấy từ kinh nghiệm bản thân trên tầu, thì càng nhỏ càng hay, các bác ạ.

5/ Nhà cháu chưa từng bẩu là đem PCF ra đại dương khơi xa, tỷ như Hoàng Sa để đánh nhau với tầu Trung Quốc cả.
Nhà cháu bẩu: ‘Với hỏa lực như vậy, chưa khi nào nhà cháu cảm thấy e ngại hải thuyền của bọn Trung Quốc.’ là nói về hỏa lực và quyết tâm chiến đấu. Tầu PCF nhà cháu có cả 14ly4 hai nòng và DK 75, quả là không nên đánh giá thấp PCF.

6/ Lịch sử tác chiến của PCF tại Việt Nam, chưa bên nào đánh giá thấp, khi PCF tác chiến đúng môi trường của nó, là : ven biển và sông ngòi.
Cụ thể:
Những năm 1964-1965, Hải quân VNCH và Mỹ, thường dùng PCF từ Đà Nẵng lao ra đánh phá và yểm trợ thả biệt kích tận Đồng Hới và Lý Hòa, đánh nhau cả với tầu phóng lôi (bỏ lôi, trang bị DK) của ta. Và nói cho công bằng, ta đối phó rất vất vả, và chưa oánh chìm con nào của chúng.

Những năm 1964-1968, chính những con PCF này, tham gia rất tích cực trong việc ngăn chặn các tầu chở hàng của Hải đoàn ‘tầu không số’ 125, khi chở hàng vào các bến miền Nam.

Năm 1979, cũng chính con PCF, tham gia hải chiến ở đảo Phú Quốc, Thổ Chu, đánh nhau với tầu 79 tấn của hải quân Pôn Pốt được Trung Quốc trang bị mới. Phần thắng nghiêng về PCF của hải quân Việt Nam.

Cũng trong các năm 1979, 1980, các con PCF đã tham gia rất tích cực và thành công trong chiến dịch vượt sông Mê Công và chiến dịch Biển Hồ của quân tình nguyện Việt Nam.

7/ Đánh nhau thời nay, kể cả bộ binh, cũng không còn ai dàn trận ra để đánh nhau theo kiểu đánh trận giả thời nhi đồng, cũng không mấy ai ở thế yếu hơn, lại dùng sức để đánh nhau với thằng khỏe hơn. Mà trong quân sự, người ta có thuật ngữ là ‘chiến thuật’, còn ở đời thường, có thuật ngữ là ‘mẹo’.
Chỉ dùng sức, mà không dùng ‘chiến thuật, hay ‘mưu mẹo’, nhà cháu e rằng khó thắng lắm.

8/ Lời cuối, nhà cháu muốn nói rất thật rằng: tuy nhà cháu đã từng có thâm niên đi các tầu quân sự, dưng nhà cháu chưa bao giờ dám bẩu là hiểu hết tất cả mọi vấn đề và thông tin về các con tầu đó.
Cũng như bây giờ, nhà cháu lái con ISUZU Trooper được 12 năm rồi, nhưng bẩu nói về cấu tạo của bộ gài cầu, nhà cháu cũng chịu.

Vậy nếu bác nào thấy kiến thức nhà cháu nông cạn, xin cứ chỉ giáo, nhà cháu xin tiếp thu. (like)
Tuy nhiên OF là 1 diễn đàn văn minh, nhà cháu cũng mong được các bác góp ý và phê phán 1 cách lịch sự.
Bởi, bể kiến thức, ai mà có thể biết nó mênh mông chừng nào.

Nhà cháu xin cảm ơn các bác đã nhã giám.
cám ơn cụ, em đã được cập nhật thêm ạ, không rõ có cụ nào biết hiện nay biên chế của ta có bao nhiêu em này không ạ, vì trong thớt các cụ có đề cập mĩ dùng tới 100 em này hồi chiến tranh, mà khi nó tháo chạy mình chắc thu được cả phải không ạ.
 

ducbill00

Xe tăng
Biển số
OF-142242
Ngày cấp bằng
17/5/12
Số km
1,152
Động cơ
375,610 Mã lực
Nơi ở
Nam Từ Liêm, Hà Nội
Website
www.facebook.com
Hi hi.
Nhà cháu vẫn quen gọi là bến 'phà Triều'. Nay mới được bác khai sáng, cho biết tên đầy đủ của nó là 'bến Triều dương' ~o)
,

giờ là cầu lâu rồi mà cụ, không rõ có còn bến phà không ạ, mà em thấy đường bên phía thái bình từ cầu TD này xấu ơi là xấu ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top