Theo như các cụ thì pin là nơi lưu trữ năng lượng. Vậy thì thủy điện cũng là pin. Lò phản ứng hạt nhân cũng là pin vv
Gọi pin đâu có sai.
Pin hay ắc quy như các cụ vẫn gọi. Biến hóa năng thành điện năng.
Mặt trời là 1 lò phản ứng hạt nhân
Còn tấm pin này biến quang năng thành điện năng nó là 1 phần của quá trình lưu trữ năng lượng.
Pin nhiên liệu. Thì cũng biến hóa năng thành điện năng.
Cụ hiểu biết về Pin thế này thì chết dở, cứ ù ù cạc cạc thế này bảo sao dân ta dùng từ vô tội vạ, làm sai lệch hết cả bản chất của sự việc. Ngồi nói chuyện chém gió ở đây cho vui thôi chứ về dạy bảo con cái chúng nó lại cười cho thối mũi, chưa kể đi dự các hội thảo về chuyên ngành, chuyên môn nữa.. có phải ôi mặt không?!
Không ai gọi nhà máy thủy điện, điện hạt nhân, nhiệt điện…là pin cả , vì như thế nó sai bản chất hoàn toàn. Nếu có gọi thì các ông ấy nói cho vui mồm hoặc để trong " nháy nháy" thôi. Các nhà máy này là nhà máy PHÁT ĐIỆN, chứ không phải LƯU TRỮ ĐIỆN. Còn tôi hiểu ý cụ muốn nói ở đây là gì, nhưng cụ đang cố tình đánh tráo khải niệm. Hiện nay có nhà máy thủy điện tích năng là một loại “ lưu trữ năng lượng “ cụ thể hơn là lưu trữ thủy năng ( chứ không phải là lưu trữ ĐIỆN nhé), hoặc có dạng dùng điện từ nhà máy điện mặt trời ban ngày để làm nóng chảy muối để LƯU TRỮ NHIỆT nhằm phát được điện cả ngày lẫn đêm khi không có ánh nắng mặt trời. Nhưng tất cả các biện pháp trên đều là biện pháp "“gián tiếp "“để lưu trữ năng lượng trung gian ( nước ) tạo ra điện, chứ không phải lưu trữ điện TRỰC TIẾP như pin.
Để được gọi là pin ( hay rộng hơn là battery, cái này tôi sẽ nói sau), thì phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Yếu tố trực tiếp: Đối với các pin sạc phổ biến hiện nay thì dòng điện được đi vào pin, “ nằm “ lại ở đó, khi nào cần dùng lấy ngay ra được dùng ngay. Còn nếu coi nhà máy điện hạt nhân, thủy điện như cụ nói là pin, thì nghịch lý là nó phải trải qua rất nhiều quy trình để tạo ra dòng điện bắt đầu từ thủy năng, từ nhiệt năng…rồi sau đó là ổn định dòng điện qua các biến áp hay bộ inverter rồi cuối cùng xuống lưới điện gia đình thì mới dùng được. Tôi lấy ví dụ khi cụ vào nhà nghỉ chơi ph.ò, ph.ò nó bảo 30 phút/ nháy cụ ok. Nhưng từ lúc cụ cởi quần áo qua rất nhiều công đoạn để khởi động được cho thằng nhỏ nó đứng lên, chưa kịp đút vào thì hết con b.à nó 30 phút rồi, ph.ò nó đứng dậy mặc quần áo ra khỏi phòng mà cụ vẫn nằm đấy chưa làm ăn được gì thì có tức không cơ chứ?
- Yếu tố tức thời và liên tục trong một chu kỳ định sẵn theo công suất và thời gian: Tức thời ở đây là điện nó nằm trong pin lúc nào cụ cần cụ dùng ngay được. Thủy điện hết nước đột suất thì cũng nằm im, chứ chạy liên tục làm sao như pin được? Cũng ví dụ trên cụ chơi ph.ò không kịp, khi xuống thanh toán tiền phòng thì hết tiền trả phòng, chỉ còn mấy cái bao cao su trong túi, cụ coi bao cao su cũng là tiền nên rút bao cao su ra thanh toán chống cháy thì thằng chủ nhà nghỉ nó nhận hay là nó chửi thẳng vào mặt cụ?
- Tính di động và hiệu quả: Dù là pin nhỏ như con thỏ hay to đùng bằng mấy toàn nhà thì đều có thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác. Nó khác với mấy nhà máy phát điện nằm chết dí một chỗ. Cái máy phát điện nhà cụ dùng có thể bê đi bê lại ấy nhưng nó không phải là pin vì không có 2 yếu tố như đã nói ở trên. Nói thêm thì thời xa xưa đã có oto, tàu hỏa chạy bằng động cơ hơi nước ( có chung nguyên lý hoạt động với các nhà máy nhiệt điện, thủy điện hiện nay). Nhưng không ai gọi cái dộng cơ hơi nước ấy là pin cả. So sánh một cái oto chạy bằng hơi nước, đặt cả một hệ thống phát điện trên oto, vừa cồng kềnh vừa không hiệu quả với một hệ thống pin xe điện gọn gàng, khỏe manh hiện nay thì cụ sẽ rõ. Xe động cơ hơi nước ngày xưa chắc phát được vài chục mã lực là cùng trong khi hệ thống pin xe hơi có thể tạo ra công suất lên đến cả nghìn mã lực, cụ thấy khủng khiếp không? Thấy tại sao người ta lại gọi là pin chưa? Tính hiệu quả trong tích trữ điện cũng là một yếu tố cấu thành nên pin điện.
Tên gọi pin bắt nguồn từ từ “pile “ trong tiếng Pháp ( cả tiếng Anh cũng dùng chung từ này) để chỉ loại pin sơ khai đầu tiên của nhân loại ( Voltaic pile ) , về VN gọi là pin thỏi như pin con thỏ, con ó…dùng từ hàng chục năm nay. Ăc quy cũng là một dạng lưu trữ điện ( bắt nguồn từ tiếng Pháp là Accumulateur ). Hiện nay thế giới có thuật ngữ " Batttery" để gọi chung cho các loại thiết bị lưu trữ điện như trên. Về khái niệm battery thì chia ra làm 3 loại:
- Portable battery: Pin di động như pin viên, pin thỏi, pin cell trong các thiết bị điện tử ( máy tính sách tay..) …v…v...
- Automotive Battery: Pin dùng cho ngành công nghiệp oto
- Industrial: Pin dùng trong ngành công nghiệp nói chung ( Như hệ thống pin lưu trữ điện trong hệ thống điện năng lượng tái tạo, pin công suất lớn cho các nhà máy sản xuất…v..v…)
Quay trở lại với điện năng lượng mặt trời. Để cấu thành nên một hệ thống điện năng lượng mặt trời cơ bản như phần lớn các nhà máy điện mặt trời đang hoạt động hiện nay, thì cần có các tấm quang năng ( solar panel ) với nhiệm vụ là tạo ra dòng điện. Dòng điện này chạy đến trạm biến áp để ổn định dòng rồi phát lên lưới điện quốc gia. Quy trình này đang gặp vấn đề về mặt truyền tải, gây bất ổn cho lưới điện quốc gia mà báo đài nói ra rả mấy năm nay chắc các cụ lên mạng hay đọc tin tức sẽ rõ ( còn cụ nào lên mạng chỉ xem sex với gái thì chắc chắc không biết đâu). Lúc nắng chói chang thì không sao. Đang nắng mà có tí mây hoặc cơn mưa ngang qua thì nó sập con bà nó nguồn luôn.Tưởng tượng các cụ đang xem sex ở nhà trên tivi mà cứ 5 phút nó sập nguồn cắc bụp cắc bụp thì các cụ có lôi thằng điện lực ra chửi không? Thế nên đấy vẫn là hạn chế của điện tái tạo ở VN hiện nay. Còn ở một số nước phát triển như Mỹ chẳng hạn họ đã nghiên cứu đầu tư hệ thống pin lưu trữ để tăng hiệu quả cho hệ thống điện năng lượng tái tạo. Ngay cả ở nhà các cụ bây giờ muốn dùng điện mặt trời áp mái thì cũng phải đầu tư thêm bộ UPS thì mới dùng hiệu quả được.
Chứ các tấm quang điện ( solar panel ) mà tích hợp cả pin lưu trữ trong đấy rồi thì thằng Mỹ việc đ.éo gì phải đầu tư thêm pin lưu trữ làm gì cho tốn tiền, và mấy ông điều độ của EVN không phải kêu rầm trời dm mẹ dm cha mỗi khi mây mưa ngang qua?
Nhà máy nằm ở phía bắc Oregon (một tiểu bang ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ), bao gồm 30 MW pin lithium khổng lồ có thể lưu trữ năng lượng lên tới 120 KWh, được tạo ra bởi các trang trại gió 300MW và trang trại năng lượng mặt trời 50MW, cung cấp năng lượng cho khoảng 100.000 ngôi nhà.
tietkiemnangluong.com.vn
[/QUOTE]
Em thấy giống nhau đấy chứ nhỉ?
Cụ đã dốt lại còn thích soi mói. Nó gọi gì là việc của nó chứ. Từ pin nó có phải chỉ có nghĩa là cái cục pin đâu.
Cũng chả vấn đề gì, mọi người đều hiểu là nó có vấn đề gì đâu cụ
Cụ so sánh nó với pin nguyên thuỷ xem có gì khác nhau ko?
Tấm quang năng này luôn phải đi kèm với 1 thiết bị tích trữ, biến đổi điện năng thì mói có tác dụng thực tế.
Tất nhiên về bản chất thì chưa chuẩn nhưng gọi thế cũng đúng 1 phần Cụ ạ !