- Biển số
- OF-149714
- Ngày cấp bằng
- 19/7/12
- Số km
- 24
- Động cơ
- 358,040 Mã lực
Thử nghiệm khả năng điền đầy lỗ thủng:
[video=youtube;4EH29o93LbI][video=youtube;4EH29o93LbI]http://www.youtube.com/watch?v=4EH29o93LbI&feature=plcp[/video][/video]
Ride-on có
khả năng vá lỗ thủng có đường kính lớn nhất là 6,4 mm. Tuy nhiên với công thức Off- road (cho xe địa hình) thì keo có thể vá những lỗ thủng có đường kính lên tới 12 mm.
Sau khi đâm thủng lốp, dùng xà phòng để kiểm tra rò rỉ hơi
Dùng mũi dùi có đường kính 4 mm đâm vào giữa lốp, sau đó rút dùi ra, quan sát chúng tôi nhận thấy ngay sau khi rút mũi rùi ra khỏi lốp thì đã có một lớp keo Ride-on điền đầy vào lỗ thủng. sau đó, dùng nước để kiểm tra độ dò gỉ hơi (giống như kiểm tra khi xe bị thủng lốp, săm). Trên mặt lỗ thủng không thấy có chút bọt nào chứng tỏ keo Ride-on đã điền đầy lỗ thủng và không hề lọt một chút hơi nào ra ngoài.
Dùng que nhỏ bằng tre đâm vào lỗ thủng
Tuy nhiên, sẽ có người thắc mắc là nếu như ngay sau khi rút đinh ra khỏi lỗ thủng thì chỗ đó có bị “yếu” không? và những vật nhỏ như que tre đâm vào thì có bị thủng ngay không? Chúng tôi đem thắc mắc này hỏi Anh Phan- phụ trách kỹ thuật Công ty Linh Phan được anh cho biết: “Ride-On được chế tạo theo một công thức đặc biệt, có đặc tính của một vật liệu gọi là “Phỏng chất dẻo”, đặc tính này giúp Ride-On tăng được độ cứng gấp 6 lần thép (có cùng kích thước) khi chịu lực ép do đàn hồi của cao su và lực ly tâm”. Để thử nghiệm điều này, chúng tôi dùng một que nhỏ bằng tre đường kính 2 mm đâm thử vào lỗ thủng thì mặc dù que bị gãy nhưng hơi hoàn toàn không bị rò rỉ qua lỗ thủng.
Thử nghiệm khả năng cân bằng động:
[video=youtube;4EH29o93LbI]http://www.youtube.com/watch?v=4EH29o93LbI&feature=plcp[/video]
Theo lý giải của chuyên gia kỹ thuật Công ty LINH PHAN thì nguyên lý tự cân bằng của Ride-on như sau:
Khi bánh xe quay, keo Ride-On bên trong bánh xe cũng chịu tác động của các loại lực hướng tâm, ly tâm như các bộ phận khác của bánh xe. Nhưng Ride-on có thể dịch chuyển trong lòng lốp xe nên dưới tác động của lực hướng tâm - ly tâm khi quay, Ride-On sẽ chuyển dịch về phía đối xứng với vùng nặng nhất của bánh xe và nhờ đó, cân bằng lại trọng lượng của cả bánh xe, triệt tiêu sự rung lắc. Với tính năng này, Ride-On không chỉ có tính năng vá, bịt lỗ thủng mà còn có tác dụng như một đối trọng để cân bằng bánh xe.
Anh Phan- Phụ trách kỹ thuật của Công ty Linh phan giải thích nguyên lý tự cân bằng của Ride-on
Bên cạnh đó với một công thức chế tạo đặc biệt, Ride-On có đặc tính của một vật liệu gọi là “Phỏng chất dẻo”. Đặc tính này giúp Ride-On giảm độ dẻo khi chịu các lực tác động ép, văng sinh ra trong quá trình bánh xe quay. Khi độ dẻo giảm xuống, Ride-On sẽ dễ dàng dịch chuyển trong lòng lốp xe để tới những điểm cần thiết để cân bằng trọng lượng bánh xe. Khi không chịu các lực tác động hay nói cách khác là khi dừng lại, bánh xe không quay nữa thì độ dẻo và đặc tính gel của Ride-On lại trở lại như cũ và vì thế Ride-On sẽ giữ nguyên vị trí đã cân bằng, không bị chảy ngược hoặc rơi xuống đáy của lốp.
Tuy nhiên trước khi bơm Ride-on thì phải thực hiện cân bằng động cho lốp, sau một thời gian làm việc thì keo Ride-on sẽ “quen” dần với sự cân bằng này, lúc đó có thể tháo bỏ kẹp chì trên vành bánh xe. Như chúng ta đều biết, khi ở tốc độ quay thấp thì việc lốp có cân bằng hay không cũng không ảnh hưởng đến cảm giác của người lái, tuy nhiên khi tốc độ quay của bánh xe lớn, lực ly tâm sinh ra lớn nên sự mất cân bằng này sẽ gây rung, lắc ở vô lăng.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm khả năng tự cân bằng của Ride-on trên xe Ford Escape đã bơm Ride-on một tháng.
Tháo bánh xe và thử nghiệm cân bằng động của lốp
Đầu tiên tháo lốp xe ra khỏi bánh xe, bỏ hết kẹp chì và đưa lên máy cân bằng động lốp thì nhận thấy lốp không hề cân bằng. Sau đó thực hiện lắp lốp trở lại và chúng tôi thực hiện chạy thử xe trên đại lộ Thăng long. Khi xe mới khởi hành ở tốc độ 30-40 km/h, vô lăng không có hiện tượng gì khácthường so với khi chưa tháo kẹp chì, sau đó tăng dần tốc độ của xe lên 80 km/h, 100 km/h và khi đồng hồ chỉ tốc độ đạt 120 km/h thì hiện tượng rung hay lắc nhẹ ở vô lăng cũng không hề xảy ra.
Điều này chứng tỏ khi làm việc ở tốc độ cao keo Ride-on đã dịch chuyển bên trong lốp về phía đối xứng với vùng nặng nhất của bánh xe để giúp lốp giữ được trạng thái cân bằng, trong khi đó khi thử trên máy cân bằng động lốp, do tốc độ quay thấp, lực ly tâm nhỏ nên keo Ride-on chưa kịp dịch chuyển tới các vị trí cần thiết bên trong lốp do đó không đảm bảo được khả năng cân bằng cho lốp.
Chạy thử để kiểm tra khả năng cân bằng của lốp ở tốc độ cao
Như vậy sau một buổi sáng tiến hành các thử nghiệm chúng tối nhận thấy lốp được bơm keo Ride-on hoàn toàn có khả năng tự vá và có khả năng tự cân bằng khi làm việc ở tốc độ cao mà không cần niêm chì.
S.Thu http://autonet.com.vn
[video=youtube;4EH29o93LbI][video=youtube;4EH29o93LbI]http://www.youtube.com/watch?v=4EH29o93LbI&feature=plcp[/video][/video]
Ride-on có
khả năng vá lỗ thủng có đường kính lớn nhất là 6,4 mm. Tuy nhiên với công thức Off- road (cho xe địa hình) thì keo có thể vá những lỗ thủng có đường kính lên tới 12 mm.
Sau khi đâm thủng lốp, dùng xà phòng để kiểm tra rò rỉ hơi
Dùng mũi dùi có đường kính 4 mm đâm vào giữa lốp, sau đó rút dùi ra, quan sát chúng tôi nhận thấy ngay sau khi rút mũi rùi ra khỏi lốp thì đã có một lớp keo Ride-on điền đầy vào lỗ thủng. sau đó, dùng nước để kiểm tra độ dò gỉ hơi (giống như kiểm tra khi xe bị thủng lốp, săm). Trên mặt lỗ thủng không thấy có chút bọt nào chứng tỏ keo Ride-on đã điền đầy lỗ thủng và không hề lọt một chút hơi nào ra ngoài.
Dùng que nhỏ bằng tre đâm vào lỗ thủng
Tuy nhiên, sẽ có người thắc mắc là nếu như ngay sau khi rút đinh ra khỏi lỗ thủng thì chỗ đó có bị “yếu” không? và những vật nhỏ như que tre đâm vào thì có bị thủng ngay không? Chúng tôi đem thắc mắc này hỏi Anh Phan- phụ trách kỹ thuật Công ty Linh Phan được anh cho biết: “Ride-On được chế tạo theo một công thức đặc biệt, có đặc tính của một vật liệu gọi là “Phỏng chất dẻo”, đặc tính này giúp Ride-On tăng được độ cứng gấp 6 lần thép (có cùng kích thước) khi chịu lực ép do đàn hồi của cao su và lực ly tâm”. Để thử nghiệm điều này, chúng tôi dùng một que nhỏ bằng tre đường kính 2 mm đâm thử vào lỗ thủng thì mặc dù que bị gãy nhưng hơi hoàn toàn không bị rò rỉ qua lỗ thủng.
Thử nghiệm khả năng cân bằng động:
[video=youtube;4EH29o93LbI]http://www.youtube.com/watch?v=4EH29o93LbI&feature=plcp[/video]
Theo lý giải của chuyên gia kỹ thuật Công ty LINH PHAN thì nguyên lý tự cân bằng của Ride-on như sau:
Khi bánh xe quay, keo Ride-On bên trong bánh xe cũng chịu tác động của các loại lực hướng tâm, ly tâm như các bộ phận khác của bánh xe. Nhưng Ride-on có thể dịch chuyển trong lòng lốp xe nên dưới tác động của lực hướng tâm - ly tâm khi quay, Ride-On sẽ chuyển dịch về phía đối xứng với vùng nặng nhất của bánh xe và nhờ đó, cân bằng lại trọng lượng của cả bánh xe, triệt tiêu sự rung lắc. Với tính năng này, Ride-On không chỉ có tính năng vá, bịt lỗ thủng mà còn có tác dụng như một đối trọng để cân bằng bánh xe.
Anh Phan- Phụ trách kỹ thuật của Công ty Linh phan giải thích nguyên lý tự cân bằng của Ride-on
Bên cạnh đó với một công thức chế tạo đặc biệt, Ride-On có đặc tính của một vật liệu gọi là “Phỏng chất dẻo”. Đặc tính này giúp Ride-On giảm độ dẻo khi chịu các lực tác động ép, văng sinh ra trong quá trình bánh xe quay. Khi độ dẻo giảm xuống, Ride-On sẽ dễ dàng dịch chuyển trong lòng lốp xe để tới những điểm cần thiết để cân bằng trọng lượng bánh xe. Khi không chịu các lực tác động hay nói cách khác là khi dừng lại, bánh xe không quay nữa thì độ dẻo và đặc tính gel của Ride-On lại trở lại như cũ và vì thế Ride-On sẽ giữ nguyên vị trí đã cân bằng, không bị chảy ngược hoặc rơi xuống đáy của lốp.
Tuy nhiên trước khi bơm Ride-on thì phải thực hiện cân bằng động cho lốp, sau một thời gian làm việc thì keo Ride-on sẽ “quen” dần với sự cân bằng này, lúc đó có thể tháo bỏ kẹp chì trên vành bánh xe. Như chúng ta đều biết, khi ở tốc độ quay thấp thì việc lốp có cân bằng hay không cũng không ảnh hưởng đến cảm giác của người lái, tuy nhiên khi tốc độ quay của bánh xe lớn, lực ly tâm sinh ra lớn nên sự mất cân bằng này sẽ gây rung, lắc ở vô lăng.
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm khả năng tự cân bằng của Ride-on trên xe Ford Escape đã bơm Ride-on một tháng.
Tháo bánh xe và thử nghiệm cân bằng động của lốp
Đầu tiên tháo lốp xe ra khỏi bánh xe, bỏ hết kẹp chì và đưa lên máy cân bằng động lốp thì nhận thấy lốp không hề cân bằng. Sau đó thực hiện lắp lốp trở lại và chúng tôi thực hiện chạy thử xe trên đại lộ Thăng long. Khi xe mới khởi hành ở tốc độ 30-40 km/h, vô lăng không có hiện tượng gì khácthường so với khi chưa tháo kẹp chì, sau đó tăng dần tốc độ của xe lên 80 km/h, 100 km/h và khi đồng hồ chỉ tốc độ đạt 120 km/h thì hiện tượng rung hay lắc nhẹ ở vô lăng cũng không hề xảy ra.
Điều này chứng tỏ khi làm việc ở tốc độ cao keo Ride-on đã dịch chuyển bên trong lốp về phía đối xứng với vùng nặng nhất của bánh xe để giúp lốp giữ được trạng thái cân bằng, trong khi đó khi thử trên máy cân bằng động lốp, do tốc độ quay thấp, lực ly tâm nhỏ nên keo Ride-on chưa kịp dịch chuyển tới các vị trí cần thiết bên trong lốp do đó không đảm bảo được khả năng cân bằng cho lốp.
Chạy thử để kiểm tra khả năng cân bằng của lốp ở tốc độ cao
Như vậy sau một buổi sáng tiến hành các thử nghiệm chúng tối nhận thấy lốp được bơm keo Ride-on hoàn toàn có khả năng tự vá và có khả năng tự cân bằng khi làm việc ở tốc độ cao mà không cần niêm chì.
S.Thu http://autonet.com.vn