Không biết cái tên "Châu Thành" này có từ khi nào mà chỗ nào cũng có? Nghi là từ hồi cụ Nguyễn Hữu Cảnh. Cụ đi đến đâu lập đồn lập làng ở đấy thì gọi là "Châu Thành"?
Các tài liệu như
Gia Định thành thông chí (1820) của Trịnh Hoài Đức hay
Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn thời Tự Đức đều không đề cập gì tới địa danh Châu Thành cả. Cụ thể, tập 5 của ĐNNTC (NXB Thuận Hóa, 2006) gồm các tỉnh Hà Tiên, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Gia Định không có bất kỳ chữ Châu Thành/châu thành nào.
Châu thành nguyên ban đầu là danh từ chung mà dân gian dùng để chỉ thủ phủ (
chef-lieu) của một
arrondissement (khu, quận, địa hạt) tại Nam Kỳ thời Pháp thuộc từ năm 1867, khi người Pháp chia Nam Kỳ thành 19
arrondissement (Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sài Gòn, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Ôn, Trà Vinh, Vĩnh Long) để phân biệt nó với toàn bộ địa hạt.
Năm 1900 người Pháp chia Nam Kỳ thành 20 tỉnh (
province) gồm Bà Rịa, Bạc Liêu, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc, Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long. Năm 1944 lập thêm tỉnh Tân Bình (tách ra từ tỉnh Gia Định), tổng cộng là 21 tỉnh.
Trừ 4 tỉnh Bạc Liêu, Chợ Lớn, Gia Định và Gò Công thì 17 tỉnh còn lại đều có quận Châu Thành, nguyên là thủ phủ của các địa hạt cũ; với quận Châu Thành tỉnh Mỹ Tho thành lập năm 1912 là quận CT đầu tiên, và năm 1944 là quận Châu Thành tỉnh Tân Bình là quận CT cuối cùng.
Ở đơn vị hành chính cấp huyện thì Châu Thành hiện nay là tên gọi của 11 huyện thuộc các tỉnh An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh.