Kênh Bình Lục cho phép tàu tới 5.000 tấn DWT đi qua, dự toán đào 339 triệu m3 đất đá và tổng vốn đầu tư 72,7 tỷ tệ (~10 tỷ $), do đi qua địa hình đồi núi với các kiểu (một nguồn nói là 23 kiểu) đất đá khác nhau. Thông tin ngày 12/6/2024 cho biết họ đã đào 200 triệu m3 và tiêu 33 tỷ tệ (
https://www.yicaiglobal.com/news/china-to-open-shortest-waterway-from-guangxi-to-asean-in-2026). Cũng bài báo này nói rằng họ đã phải đào một thung lũng sâu 66m giữa hai ngọn núi để xây dựng một âu tàu dài 300 m, rộng 34 mét.
Kênh Phù Nam chỉ cho tàu tới 3.000 DWT đi qua nên độ sâu cũng thấp hơn và chủ yếu là bóc đất ở vùng đồng bằng, trong đó 30 km sông Bassac chỉ thuần túy là nạo vét lòng sông nên thực tế công việc đào đất chỉ ở 150 km còn lại và suất đầu tư chắc chắn thấp hơn. Vì thế, việc tính toán vốn đầu tư 1,7 tỷ $ cho công trình này có lẽ là hợp lý. Ngoài ra, bất kỳ dự án nào trước khi xem xét để cấp phép đầu tư đều phải trải qua các bước thẩm định nhằm đánh giá tính khả thi của nó, không có lẽ cả một hội đồng quốc gia bao gồm chuyên gia của các lĩnh vực khác nhau lại không bằng 1 ông ô fun ất ơ nào đó.