Em thấy trong câu chuyện cụ Vũ, mợ Thảo nó không thuần túy nằm ở vấn đề hôn nhân vợ chồng, gia đình nữa, đó chỉ là vấn đề cá nhân 2 người mà đôi lúc nó trở thành phần nhẹ hơn vấn đề quyền lực điều hành và đường hướng phát triển của Trung Nguyên. Cả 2 đều giỏi nhưng hướng đi và tầm nhìn khác nhau và khiến cỗ máy Trung Nguyên bị giằng co suốt cả thời gian dài. Cuối cùng thì dù ban đầu vấn đề từ ai thì để 2 người đi 2 đường theo cách của mình hợp lý hơn là cứ giằng co, kiểu một rừng không thể có 2 lãnh chúa. Kể ra giá phân chia một cách êm đềm thì đỡ hơn nhưng lòng người cũng khó lắm, trong cuộc mới hiểu hết được. Hơi tiếc cho cụ mợ ấy không thể đi chung thôi. Tuy nhiên, em nhìn khái quát thì thấy đùng là mợ Thảo là nhà thương mại thuần túy. Kinh Coffee giờ chỉ một nhãn hiệu cà phê thương mại, em chưa cảm nhận được gì hơn. Còn cụ Vũ, rõ ràng cụ ấy luôn tạo được câu chuyện gì đó bên cạnh cà phê Trung Nguyên thuần túy, kể cả những phát ngôn gây tranh cãi hay nhưng thứ tinh thần đao to búa lớn hay tư duy nhiều cụ cho là hoang tưởng .v.v. Mợ Thảo hay gia đình mợ ấy có thể có hỗ trợ đóng góp phần nào trong quá trình phát triển tài sản của Trung Nguyên nhưng linh hồn của Trung Nguyên là cụ Vũ, và cụ ấy vẫn đang làm gì đó để Trung Nguyên khác biệt với những đối thủ còn lại trong ngành cà phê.
Còn con cái thì nó cũng tùy, dòng họ cũng theo lẽ thịnh suy, không có triều đại nào thịnh vượng mãi. Nếu dòng họ nhà cụ Vũ còn phát thì đời con còn hơn, còn đến đời cụ Vũ là thịnh thì con cái khó hơn được cụ ấy.