Căn nhà của bác đang thế chấp NH bác vẫn được quyền rao bán. Khi có người mua thì:
1. Người mua có thể bẩu kệ ông, miễn sao có giấy tờ chuyển cho tôi là ok. Thế thì người bán sẽ phải trả NH xong, NH mới cho bán.
2. Người mua bẩu thống nhất 3 bên, chuyển nợ sang bên tôi. Và 3 bên thống nhất được như thế thì khoản nợ vẫn thế, và là chuyển tên sang bên mua.
3. Bên mua kệ không quan tâm đến hiện trạng mà cứ mua bằng hợp đồng giữa 2 bên không có công chứng. Bên bán muốn bán đúng pháp luật thì phải được đồng ý của NH và lấy tiền về trả cho NH. Bên bán cứ bán mà lờ đi không báo NH, không trả nợ thì NH cứ thu lại nhà mà chả quan tâm mệ gì đến bên mua nhá.
4. Bên mua đi vay NH khác để mua cái nhà đó, thế chấp chính bằng cái nhà ấy: Lấy đâu ra giấy tờ để bên NH này làm cơ sở thế chấp ?
Nên nếu rơi vào 3 thì tại người mua chấp nhận thế mà, kêu cái gì ?
Rơi vào cả 3 lẫn 4 thì NH cho vay để mua cũng sai, chết là phải
Ờ, nhưng đấy là quy trình đối với nhà riêng lẻ. Hai bên mua bán làm hợp đồng với nhau và yêu cầu có công chứng, nên không sảy ra cái 3 được vì NH không đồng ý thì không công chứng được. Còn nếu bên mua vẫn chấp nhận chỉ hợp đồng 2 bên với nhau thôi, không cần công chứng thì bên mua thích mua thế rồi sảy ra chuyện thì tự chịu
Còn với nhà của CĐT bán thì cái KHE HỞ lớn nhất là hai bên mua bán íu phải công chứng hợp đồng. Nên dân mua cứ có cái hợp đồng mua bán là yên tâm. Bên bán có người mua là phang, íu báo NH cũng chả sao nhá.
Nhưng cái lạ ở trường hợp này là dân bẩu vay NH mua nhà thế chấp bằng cái nhà ấy. Nếu thế thì CĐT íu làm cái 3 được. Lây hồ sơ đâu để NH cho người mua vay ?
Nên chả biết đâu được với miệng lưỡi báo chí trong trường hợp này cả.
Không đọc vào hợp đồng tín dụng giữa bank với CĐT và bank với người mua nhà thì khó phán lắm.
Thực ra em nghĩ là nếu ko sai phạm, thì việc 2 chủ thể cùng vay vốn bank là sẽ không bị trùng lên nhau đâu. Chủ đầu tư vay vốn để thực hiện dự án, và trả nợ bằng tiền trả từ người mua nhà. Người mua nhà vay bank thì phần tiền đó chuyển từ CĐT trả lãi sang Người mua nhà trả lãi. Vậy là tổng vay bank ko đổi, chỉ thay đổi cán cân nợ giữa các bên.
Vâng, về cơ bản Ngân hàng tài trợ vốn cho dự án nó có cách để quản lý dòng tiền thu được của CĐT khi bán hàng mà cụ!
Mua nhà xã hội hay chung cư là dở khoản này; chủ đầu tư cứ đem căn hộ đã bán đi thế chấp mà người mua thì cứ nộp tiền đầy đủ cho chủ đầu tư.
Cái này nếu mà cá nhân là bị bắt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi, mà mấy CĐT thường ko sao nhỉ
trong báo có nói là sẽ bị thu hồi để xử lý nợ của CDT. bị thu hồi thì dân chả ra đường à cụ. nếu chống đối có khi nó cắt điện, cắt nước thì cũng làm sao mà chịu dc?
Tóm tắt mấy ý sau: và về cơ bản quyền lợi của người mua nhà trong trường hợp bị xiết nợ là gần như không được đảm bảo gì, thêm nữa là để kiểm tra thông tin khu chung cư, dự án này có đang thế chấp ngân hàng không cũng khó...
Chủ đầu tư chỉ được phép đem tài sản đã thế chấp đi giao dịch bán trong hai trường hợp: đã thanh toán nợ với ngân hàng; hoặc chưa thanh toán hết khoản nợ nhưng được sự đồng ý của phía ngân hàng đang cầm cố.
Ngân hàng không thể không biết việc chủ dự án chưa giải chấp xong đã đem bán dự án, hoặc đang cầm cố tại ngân hàng vẫn bán cho khách hàng. Hoặc ngân hàng lỏng lẻo trong vấn đề giám sát, hoặc “làm ngơ” cho chủ dự án vi phạm.