- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,747
- Động cơ
- 630,619 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Bẩm các kụ mợ,
Trong các văn bản luật pháp về Gtđb hiện hành của VN, của hầu hết các nước trên thế giới, cũng như trong Công ước Viên 1968 về Gtđb, phương tiện mô tô đều được xếp chung nhóm với phương tiện ô tô, là nhóm "phương tiện cơ giới", xe mô tô được luật cho phép lưu thông chung làn với ô tô trên các tuyến đường bộ, trừ các nơi cấm xe mô tô, như trên đường cao tốc chẳng hạn.
Tuy nhiên, có một thực tế của giao thông Vn khiến việc áp dụng nguyên tắc lưu thông chung làn cho xe mô tô với xe ô tô dấn đến nguy cơ ùn tắc giao thông, nguy cơ tai nạn, mà ở các nước khác không gặp phải.
Đó là vì số lượng xe mô tô ở Vn hiện đã vượt quá tầm kiểm soát, xe mô tô lại có tính cơ động rất cao, rẽ ngoặt đầy bất ngờ, điền vào chỗ trống rất nhanh. Xe ô tô thì lưu thông dàn hàng ngang trên toàn bộ chiều rộng mặt đường. (Xem hình #1)
Trong xu hướng hội nhập lưu thông quốc tế hiện nay, việc xếp nhóm chung cho xe mô tô và ô tô như nói trên là không thể thay đổi. Các văn bản pháp luật của Vn bắt buộc phải hợp nhất, phải tuân thủ các quy định của Công ước Viên, nên Vn không thể ban hành các điều luật trái với các quy định chung nói trên.
Nhưng ai cũng thấy, cần phải cho xe mô tô và ô tô lưu thông tách riêng nhau.
Trong thời gian vừa qua, các bác bên quản lý giao thông ở Hn đã triển khai một vài phương án nhằm chia tách xe 2 bánh lưu thông tách biệt khỏi xe 4b, như lắp dải phân cách sắt, gắn biển hướng dẫn để phân làn phương tiện, nhưng hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân là, vì thói quen của người tham gia giao thông chưa thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều. Nhưng có một nguyên nhân khác, đây mới là nguyên nhân quan trọng, là vì các biển báo gộp hình không có trong luật, không có chức năng cấm xe khác đi vào, nên không thể dùng để phân làn một cách đúng luật. (Xem Hình #2)
Với ý muốn đóng góp ý kiến cá nhân nhằm tìm ra giải pháp tổng thể dựa trên các quy định của pháp luật, nhằm giúp thực hiện tổ chức "lưu thông tách biệt" giữa nhóm xe mô tô và ô tô, ngoài đề xuất xây dựng một loại biển báo phân biẹt xe 2-3 bánh và xe 4 bánh ra (xin xem thêm theo Link này), nhà cháu xin mạn phép lập thớt này gửi đến các kụ mợ, các bác bên Bộ Gtvt, nghiên cứu, xem xét một giải pháp đơn giản, không cần dùng biển báo cấm, để tách riêng 2 luồng xe mô tô và ô tô trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường đô thị, ở Hn nói riêng, ở Vn nói chung.
Thớt này gồm có 4 phần, như sau:
A- Yêu cầu cụ thể mà một phương án "lưu thông tách biệt" phải đạt được.
B- Giải pháp cụ thể.
- Tổ chức "lưu thông tách biệt" trên các đoạn đường thẳng;
- Tổ chức "lưu thông tách biệt" trên đoạn đường trước các giao cắt.
C- Các tuyến đường có thể áp dụng phương thức "lưu thông tách biệt" này.
D- Phần Hỏi - Đáp.
(Xin xem Tiếp 1...)
---------------
Hình minh hoạ:
Hình #1: Hình ảnh thường gặp về giao thông bát nháo giữa xe 2b và 4b tại Hà nội.
Hình #2: theo QC41/2012, Biển gộp hình thuộc nhóm biển chỉ dẫn thông tin, không có trong luật, nên không có chức năng cấm phương tiện lưu thông, không có chức năng phân làn theo phương tiện.
.
Trong các văn bản luật pháp về Gtđb hiện hành của VN, của hầu hết các nước trên thế giới, cũng như trong Công ước Viên 1968 về Gtđb, phương tiện mô tô đều được xếp chung nhóm với phương tiện ô tô, là nhóm "phương tiện cơ giới", xe mô tô được luật cho phép lưu thông chung làn với ô tô trên các tuyến đường bộ, trừ các nơi cấm xe mô tô, như trên đường cao tốc chẳng hạn.
Tuy nhiên, có một thực tế của giao thông Vn khiến việc áp dụng nguyên tắc lưu thông chung làn cho xe mô tô với xe ô tô dấn đến nguy cơ ùn tắc giao thông, nguy cơ tai nạn, mà ở các nước khác không gặp phải.
Đó là vì số lượng xe mô tô ở Vn hiện đã vượt quá tầm kiểm soát, xe mô tô lại có tính cơ động rất cao, rẽ ngoặt đầy bất ngờ, điền vào chỗ trống rất nhanh. Xe ô tô thì lưu thông dàn hàng ngang trên toàn bộ chiều rộng mặt đường. (Xem hình #1)
Trong xu hướng hội nhập lưu thông quốc tế hiện nay, việc xếp nhóm chung cho xe mô tô và ô tô như nói trên là không thể thay đổi. Các văn bản pháp luật của Vn bắt buộc phải hợp nhất, phải tuân thủ các quy định của Công ước Viên, nên Vn không thể ban hành các điều luật trái với các quy định chung nói trên.
Nhưng ai cũng thấy, cần phải cho xe mô tô và ô tô lưu thông tách riêng nhau.
Trong thời gian vừa qua, các bác bên quản lý giao thông ở Hn đã triển khai một vài phương án nhằm chia tách xe 2 bánh lưu thông tách biệt khỏi xe 4b, như lắp dải phân cách sắt, gắn biển hướng dẫn để phân làn phương tiện, nhưng hiệu quả chưa cao.
Nguyên nhân là, vì thói quen của người tham gia giao thông chưa thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều. Nhưng có một nguyên nhân khác, đây mới là nguyên nhân quan trọng, là vì các biển báo gộp hình không có trong luật, không có chức năng cấm xe khác đi vào, nên không thể dùng để phân làn một cách đúng luật. (Xem Hình #2)
Với ý muốn đóng góp ý kiến cá nhân nhằm tìm ra giải pháp tổng thể dựa trên các quy định của pháp luật, nhằm giúp thực hiện tổ chức "lưu thông tách biệt" giữa nhóm xe mô tô và ô tô, ngoài đề xuất xây dựng một loại biển báo phân biẹt xe 2-3 bánh và xe 4 bánh ra (xin xem thêm theo Link này), nhà cháu xin mạn phép lập thớt này gửi đến các kụ mợ, các bác bên Bộ Gtvt, nghiên cứu, xem xét một giải pháp đơn giản, không cần dùng biển báo cấm, để tách riêng 2 luồng xe mô tô và ô tô trên các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường đô thị, ở Hn nói riêng, ở Vn nói chung.
Thớt này gồm có 4 phần, như sau:
A- Yêu cầu cụ thể mà một phương án "lưu thông tách biệt" phải đạt được.
B- Giải pháp cụ thể.
- Tổ chức "lưu thông tách biệt" trên các đoạn đường thẳng;
- Tổ chức "lưu thông tách biệt" trên đoạn đường trước các giao cắt.
C- Các tuyến đường có thể áp dụng phương thức "lưu thông tách biệt" này.
D- Phần Hỏi - Đáp.
(Xin xem Tiếp 1...)
---------------
Hình minh hoạ:
Hình #1: Hình ảnh thường gặp về giao thông bát nháo giữa xe 2b và 4b tại Hà nội.
Hình #2: theo QC41/2012, Biển gộp hình thuộc nhóm biển chỉ dẫn thông tin, không có trong luật, nên không có chức năng cấm phương tiện lưu thông, không có chức năng phân làn theo phương tiện.
.
Chỉnh sửa cuối: