[Funland] Jurusalem đâu phải của Palestine?

LSMX5

Xe tải
Biển số
OF-544543
Ngày cấp bằng
6/12/17
Số km
214
Động cơ
162,750 Mã lực
Nơi ở
Công ty
Tán cho vui thôi cụ; nước nghèo và yếu như vn thì lực đâu mà giải phóng trường sa khi trung quốc đang mạnh thế này
nên học cách tq tạo ra an ninh trật tự, quy hoạch đô thị ở thâm quyến và hồng kông cái đã.
giải phóng khỏi giặc trong chưa được thì đừng mong dẹp giặc ngoài.
 

mone

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558463
Ngày cấp bằng
14/3/18
Số km
5,195
Động cơ
189,299 Mã lực
Tuổi
44
Ông rậm râu này toàn phán linh tinh. Thở dài với áp bức cái giề. Nghèo méo đủ tiền chữa bệnh cho con mà chém kinh tế với 9 chị như đúng rồi!
đa phần các bố rảnh háng thì hay để ra đủ thứ thuyết. Như cụ gì đẻ ra đạo hồi cũng thế, lấy đến 4 vợ, chịch chiếc thoải mái, rảnh háng quá bắt đầu viết kinh koran. Cha marx cũng vậy, bạn nuôi, chả phải làm gì, rảnh viết sách
 

suhao8

Xe buýt
Biển số
OF-567109
Ngày cấp bằng
3/5/18
Số km
572
Động cơ
152,994 Mã lực
Nơi ở
Kinh Bắc city
đa phần các bố rảnh háng thì hay để ra đủ thứ thuyết. Như cụ gì đẻ ra đạo hồi cũng thế, lấy đến 4 vợ, chịch chiếc thoải mái, rảnh háng quá bắt đầu viết kinh koran. Cha marx cũng vậy, bạn nuôi, chả phải làm gì, rảnh viết sách
Ha ha
Rảnh là viết sách và thành lãnh tụ cụ ha ^^

Được gửi từ sent from mobile device - Otofun
 

mone

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558463
Ngày cấp bằng
14/3/18
Số km
5,195
Động cơ
189,299 Mã lực
Tuổi
44
Ha ha
Rảnh là viết sách và thành lãnh tụ cụ ha ^^

Được gửi từ sent from mobile device - Otofun
hoàn cảnh tạo ra vậy cụ ạ. Chứ vục mặt vào nuôi vợ con thì nói thật tâm trí đâu mà chuyện này chuyện kia nữa
 

Thăng Võ

Xe tải
Biển số
OF-506679
Ngày cấp bằng
25/4/17
Số km
487
Động cơ
187,243 Mã lực
Tuổi
58
Việt Nam mình trc đây có vẻ ủng hộ Palestin của Araphat chắc vì ông này ngày xưa ủng hộ Việt Nam dân chủ cộng hòa
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,045
Động cơ
383,789 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Em biết là Do Thái nó vốn có sẵn trước Hồi giáo của Muhamed. Sau chiến tranh với Rome năm 70 SCN thì dân Do Thái bị tản lạc khắp nơi. Lúc ấy thì
dân từ đẩu, từ đâu vào cứ ngụ trong xứ ấy
Thế thì mình trả lại MN và miền Trung thôi :)))
 

qbtokyo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-323226
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
2,979
Động cơ
40,537 Mã lực
Website
ltf.com.vn
Cuộc xung đột hiện đại giữa người Do Thái và người Ả-rập ở Palestine bắt nguồn từ những năm 1910, khi cả hai nhóm tuyên bố chủ quyền đối với vùng đất vốn đang nằm dưới sự kiểm soát của Anh này. Người Do Thái là những người phục quốc (Zionist), di dân từ châu Âu và Nga về quê hương cổ xưa của mình để thành lập một nhà nước Do Thái. Người Ả-rập Palestine bản địa đã tìm cách ngăn chặn cuộc di cư của người Do Thái và thiết lập một nhà nước Palestine thế tục.

Người Do Thái sở hữu hơn một nửa diện tích Palestine, dù họ chiếm chưa đến một nửa dân số Palestine. Được hỗ trợ bởi tình nguyện viên đến từ các nước khác, người Ả-rập Palestine đã chiến đấu với lực lượng Do Thái phục quốc, nhưng người Do Thái vẫn bảo đảm được quyền kiểm soát đầy đủ đối với phần lãnh thổ Palestine được Liên Hợp Quốc phân bổ và cả một số phần lãnh thổ Ả-rập.

Tuy được trang bị kém hơn, người Israel đã trụ vững trước người Ả-rập và sau đó chiếm thêm các vùng lãnh thổ quan trọng như vùng Galilee, khu vực bờ biển Palestine, và một dải đất nối vùng ven biển với Tây Jerusalem. Năm 1949, lệnh ngừng bắn do Liên Hợp Quốc dàn xếp đã giúp Nhà nước Israel có quyền kiểm soát thường trực đối với những khu vực đã chinh phục được. Việc hàng trăm ngàn người Ả-rập Palestine rời khỏi Israel trong chiến tranh đã khiến đất nước này có dân Do Thái chiếm đa số.

Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2015/11/29/lien-hop-quoc-bo-phieu-phan-vung-palestine/
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,869
Động cơ
470,663 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
Tìm hiểu lịch sử thì dc, chứ không dùng để phủ nhận các phán quyết pháp lý đã ban hành năm 1947 của LHQ đc đâu.

1 mảng lịch sử hay, nhg cụ chủ đặt vấn đề hơi "trẻ trâu".

Mà nhân tiện nói về Do Thái giáo là nguồn gốc của 2 tôn giáo lớn khác là Thiên Chúa Giáo & Hồi Giáo. Chắc ít cụ ngờ được là dân vùng Trung Đông này cũng có thể là hậu duệ của dân Việt ta lang thang tránh lũ từ hơn chục nghìn năm trước đó.

Có khi chiến tranh Trung Đông phải để Vịt nhảy vào phân xử mới xong :D

Theo nghiên cứu lịch sử thì nó vốn của Israel từ xưa. Nhưng sau cuộc chiến Israel - Trung Đông 1948.
Thì tự đâu ra 1 nước Palestine. Theo suy nghĩ của tui. Palestine là 1 cái cớ, 1 vùng đất để người Hồi dễ dàng hành hương. Nhưng vốn nó là của Do Thái trước khi Đạo Hồi ra đời. Lúc đó người Palestine còn chưa có nói riêng. Và dân Arab còn vi vu trên sa mạc Arabia ở Arab Saudi nói chung. Thì cớ gì mà bảo đấy là vùng đất của họ. Trước đấy thì dân bổn xứ của nơi đây là Israel vị trí hiện tại như trên bản đồ bây giờ. Ngoài ra phía nam có Ai Cập. Phía đông thì có Moab, lệch chút qua phía Đông nam thì có Edom. Bên trên phía bắc 1 chút có Ammon. Nước Aram vốn là Syria ngày nay.

 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,220
Động cơ
867,434 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Tìm hiểu lịch sử thì dc, chứ không dùng để phủ nhận các phán quyết pháp lý đã ban hành năm 1948 của LHQ đc đâu.

1 mảng lịch sử hay, nhg cụ chủ đặt vấn đề hơi "trẻ trâu".

Mà nhân tiện nói về Do Thái giáo là nguồn gốc của 2 tôn giáo lớn khác là Thiên Chúa Giáo & Hồi Giáo. Chắc ít cụ ngờ được là dân vùng Trung Đông này cũng có thể là hậu duệ của dân Việt ta lang thang tránh lũ từ hơn chục nghìn năm trước đó.

Có khi chiến tranh Trung Đông phải để Vịt nhảy vào phân xử mới xong :D
Cụ nói gốc Ấn em còn tin, vì mặt mũi nó giống. Chứ dân mình di cư sang trông không giống lắm.
 

fun4u

Xe điện
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
2,869
Động cơ
470,663 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Theo nghiên cứu lịch sử thì nó vốn của Israel từ xưa. Nhưng sau cuộc chiến Israel - Trung Đông 1948.
Thì tự đâu ra 1 nước Palestine. Theo suy nghĩ của tui. Palestine là 1 cái cớ, 1 vùng đất để người Hồi dễ dàng hành hương. Nhưng vốn nó là của Do Thái trước khi Đạo Hồi ra đời. Lúc đó người Palestine còn chưa có nói riêng. Và dân Arab còn vi vu trên sa mạc Arabia ở Arab Saudi nói chung. Thì cớ gì mà bảo đấy là vùng đất của họ. Trước đấy thì dân bổn xứ của nơi đây là Israel vị trí hiện tại như trên bản đồ bây giờ. Ngoài ra phía nam có Ai Cập. Phía đông thì có Moab, lệch chút qua phía Đông nam thì có Edom. Bên trên phía bắc 1 chút có Ammon. Nước Aram vốn là Syria ngày nay.

Theo sổ đỏ hiện giờ thì Israel chỉ được 1/2 nước Israel hiện nay thôi (căn cứ vào nghị quyết LHQ)
Còn theo sổ đó hồi xưa thì Jerusalem ai cũng biết là do dân Do Thái đi cướp, có ghi trong Kinh Thánh!
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,158 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Công nhận là dư luận viên rảnh thật. An ninh trật tự xã hội éo lo mà lo chuyện thế giới. Xin đc chửi vào mặt bọn chúng một cái: ịt ẹ.
Xăng dầu tăng kịch khung rồi, cái đó em hãi -hùng hơn cả.
 

xanh

Xe điện
Biển số
OF-72062
Ngày cấp bằng
5/9/10
Số km
3,198
Động cơ
450,596 Mã lực
Nơi ở
NHÀ THI ĐẤU
Chốt lại nó không phải của Vn đúng không? Giải tán ai về nhà nấy!
 

dannongthon

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-326965
Ngày cấp bằng
14/7/14
Số km
1,663
Động cơ
264,621 Mã lực
Theo nghiên cứu lịch sử thì nó vốn của Israel từ xưa. Nhưng sau cuộc chiến Israel - Trung Đông 1948.
Thì tự đâu ra 1 nước Palestine. Theo suy nghĩ của tui. Palestine là 1 cái cớ, 1 vùng đất để người Hồi dễ dàng hành hương. Nhưng vốn nó là của Do Thái trước khi Đạo Hồi ra đời. Lúc đó người Palestine còn chưa có nói riêng. Và dân Arab còn vi vu trên sa mạc Arabia ở Arab Saudi nói chung. Thì cớ gì mà bảo đấy là vùng đất của họ. Trước đấy thì dân bổn xứ của nơi đây là Israel vị trí hiện tại như trên bản đồ bây giờ. Ngoài ra phía nam có Ai Cập. Phía đông thì có Moab, lệch chút qua phía Đông nam thì có Edom. Bên trên phía bắc 1 chút có Ammon. Nước Aram vốn là Syria ngày nay.

Theo kinh cụu ước thì dân Israel cướp đất Jerusalem. Còn theo pháp luật quốc tế thì hiện tại thì Isxarel cướp Đông Jerusalem năm 1968
 

nhunhungngongio

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-566568
Ngày cấp bằng
29/4/18
Số km
582
Động cơ
150,940 Mã lực
Tuổi
49
Lý do Mỹ ủng hộ/thiên vị Do Thái nhìn từ góc độ tôn giáo.

Nhà văn Mĩ Herman Merville đã diễn tả quan điểm này như sau: “Người Mĩ chúng ta là nhân dân đặc biệt, được Chúa chọn – là nước Israel thời đại mới; chúng ta gánh lấy chiếc thuyền Nô-ê chứa đầy các quyền tự do trên thế giới.”

Như người Hêbrơ cổ đại từng tin tưởng, nhiều người Mĩ ngày nay cũng tin tưởng rằng họ mang một mặc khải, nhiên hậu không những cho chính họ mà cho toàn thế giới; họ thường tự coi mình là nước Israel mới của Thiên Chúa. Một trong những hậu quả của việc nhìn họ hàng (presumed kinship) này là nhiều người Mĩ cho rằng việc một dân tộc được Chúa chọn (chosen people) này hậu thuẫn cho một một dân tộc được Chúa chọn khác là điều vừa hợp lẽ phải vừa chính đáng.


https://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:9ZUcKsGabekJ:https://nghiencuulichsu.com/2013/02/07/ly-do-my-ung-ho-israel/+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

Có chung mười điều răn

Bất cứ một thảo luận nào về thái độ của Hoa Kì đối với Israel phải bắt đầu từ Kinh thánh. Qua nhiều thế kỷ, tư duy của người Mĩ đã được thấm sâu trong Kinh điển Hêbrơ. Ảnh hưởng này có xuất xứ từ việc tái phát hiện Kinh thánh Cựu ước trong thời kì Cải cách (the Reformation), được tăng cường do việc triển khai lí thuyết thần học Calvin [9] (một tín lí nhấn mạnh sự liên lũy giữa những sự sắp đặt tiền định trong thế gian, thời xưa và ngày nay, do hồng ân Thiên Chúa), và được làm sống động hơn lên do những tương đồng lịch sử giữa những trải nghiệm hiện đại của người Mĩ và những gì mà người Hêbrơ cổ đại đã kinh qua. Do đó, ngôn ngữ, các gương anh hùng và tư tưởng Cựu ước luôn thấm sâu vào tâm thức người Mĩ.

Qua một thời gian dài ở giai đoạn đầu của lịch sử Hoa Kì, việc giảng dạy tiếng Hêbrơ của kinh thánh là điều cưỡng bách ở các đại học Columbia, Dartmouth, Harvard, Princeton và Yale. James Madison hoàn tất chương trình học tại Princeton trong vòng hai năm, nhưng ở nán thêm một năm nữa để học tiếng Hêbrơ. Nhiều giáo sĩ và nhiều tác giả thời Thuộc địa không ngớt mô tả nước Mĩ là một Ca-na-an mới, “một miền đất tràn trề sữa và mật”, đồng thời nhắc nhở thính, độc giả của mình rằng cũng như người Hêbrơ đánh mất phước lành khi họ xúc phạm Thiên Chúa, người Mĩ cũng sẽ chịu khổ nạn nếu họ không chịu nghe theo vị Thượng Đế đã dẫn dắt họ vào miền đất hứa. Cho đến ngày nay, những điển cố Cựu Ước vẫn còn thấm đẩm các bài viết cũng như diễn văn chính trị, và thậm chí trong cả địa lí nữa– hơn một ngàn thành phố lớn, nhỏ tại Hoa Kì có tên lấy từ Kinh thánh.

Biểu hiện có tính tôn giáo sống động nhất nói lên tầm quan trọng của Kinh thánh Cựu ước trong văn hoá Mĩ ngày nay là sự trỗi dậy của thuyết nói về mệnh trời trước ngày tận thế (premillennial dispensationalism), đây là một lối diễn giải những điều tiên tri trong kinh thánh, một lý thuyết mang lại trọng lượng đặc biệt cho các ý niệm tôn giáo trong Cựu ước như khoa thần học giao ước (covenant theology) [10] , và dành vai trò quyết định lịch sử tương lai cho quốc gia Do Thái, một quốc gia được phục hồi (với thủ đô là Jerusalem). Khoảng chừng 7 phần trăm dân Mĩ tỏ ra có lập trường thần học này (nghĩa là nhóm này đông gần gấp 4 lần cộng đồng Do Thái tại Mĩ), đồng thời không ít thì nhiều một số đông hơn đáng kể chịu ảnh hưởng của khuynh hướng này. Những người đề xuất quan điểm này thường (dù không luôn luôn) chia sẻ quan điểm của một số người Do Thái chính thống, rằng người Do Thái phải đòi cho bằng được một quốc gia bao gồm tất cả phần lãnh thổ mà người Hêbrơ từng được Thiên Chúa hứa hẹn; họ chống lại bất cứ một khoan nhượng lảnh thổ nào với người Pa-lét-tin và họ hậu thuẫn các khu định cư Do Thái ở bờ Tây sông Jordan. Tuy nhiên, đây vẫn là một quan điểm của thiểu số, ngay cả dưới con mắt những người ủng hộ Israel tại Mĩ.

Trái lại, chủ nghĩa Xi-ôn-nít Ki-tô giáo tiến bộ liên quan nhiều với đức lí Ki-tô giáo, hơn là dựa vào lời của các ngôn sứ. Phần lớn chủ nghĩa này có gốc rễ trong mặc cảm tội lỗi và trong ý thức rằng sự bạc đãi của người Ki-tô giáo đối với người Do Thái trong quá khứ hiện đang cản trở người Do Thái chấp nhận Ki-tô giáo. Hơn một ngàn năm, người Do Thái ở châu Âu đã chịu đựng những hành động tàn ác phi thường và lắm khi không ngôn từ nào diễn tả được do bàn tay của người Ki-tô giáo châu Âu. Mặc dù một số tín đồ Tin Lành Mĩ có thời đã kéo dài lịch sử thiếu độ lượng và bài Do Thái này, nhưng từ thế kỉ 19 trở về sau nhiều tín đồ Tin Lành phóng khoáng Mĩ đã coi việc từ bỏ quá khứ này như một trong những nhiệm vụ xác định tính chất của một giáo hội Mĩ cải cách và giác ngộ. Những tín đồ Tin Lành này có thể (và đã thoải mái) chỉ trích chủ nghĩa bài Do Thái của Công giáo La Mã, gọi đây là một hậu quả do những thối nát đáng tiếc dưới chế độ giáo hoàng; nhưng người ta cũng không dễ gì bỏ qua những hành động và những tuyên truyền bài bác Do Thái do chính những nhà cải cách tôn giáo như [người sáng lập đạo Tin Lành] Martin Luther. Nhiều thành viên trong các giáo phái Tin Lành cởi mở Mĩ đã coi mình có nhiệm vụ thiêng liêng là phải hoàn tất sự nghiệp của thời Cải cách (the Reformation) bằng cách tẩy sạch Ki-tô giáo khỏi những tàn tích “trung cổ” như mê tín, thiên kiến, và chủ nghĩa bài Do Thái. Việc sám hối những tội lỗi quá khứ bằng cách bênh vực người Do Thái đã và đang là một thể nghiệm đức tin quan trọng đối với nhiều (mặc dù hẵn nhiên không phải đối với tất cả) tín đồ Tin Lành Mĩ.

Những người bà con do Chúa chọn

Ý thức về bản sắc riêng biệt và sứ mệnh của Hoa Kì được bồi đắp qua quá trình tiếp thu sử sách và tư tưởng Hêbrơ. Nhà văn Mĩ Herman Merville đã diễn tả quan điểm này như sau: “Người Mĩ chúng ta là nhân dân đặc biệt, được Chúa chọn – là nước Israel thời đại mới; chúng ta gánh lấy chiếc thuyền Nô-ê chứa đầy các quyền tự do trên thế giới.” Từ thời đại của những người Thanh giáo (Puritans) cho đến ngày nay, nhiều giáo sĩ, nhà tư tưởng và chính khách tại Hoa Kì – thế tục cũng như tôn giáo, phóng khoáng cũng như bảo thủ – vẫn coi người Mĩ là một khối nhân dân do Chúa chọn, ràng buột với nhau theo huyết thống thì ít nhưng theo một hệ thống tín lí và một định mệnh chung thì nhiều. Nhiều người Mĩ vẫn còn tin tưởng rằng Thiên Chúa (hay lịch sử) đã đưa họ đi vào một vùng đất mới và làm cho họ trở thành vĩ đại, giàu có, và rằng sự phồn vinh bền vững của họ sẽ tùy thuộc vào việc họ chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa hay theo đúng những nguyên tắc đạo lí đã mang lại ơn phước cho họ từ trước tới nay. Nếu họ sao lãng những nguyên tắc này – như khi người Do Thái quay ra sùng bái con bò bằng vàng lúc Mô-se vắng mặt – thì tai họa sẽ giáng xuống trên đầu họ.

Cả người Mĩ mộ đạo lẫn người Mĩ thế tục đều hướng tới Kinh thánh Hêbrơ để tìm ra một tấm gương của một dân tộc có tính đặc thù nhờ sứ mệnh riêng và được ơn kêu gọi gánh vác một định mệnh là làm thay đổi thế giới. Phải chăng đất đai người Mĩ đang cư ngụ đã có thời thuộc về người khác? Vâng đúng vậy, nhưng trong một cách thế tương tự, người Hêbrơ đã từng chiếm đất của người Ca-na-an. Phải chăng các thuộc địa bé nhỏ tại Mĩ chỉ được trang bị bằng sức mạnh công lí của chính nghĩa mà đã đánh thắng một đế quốc vĩ đại nhất thế giới? Vâng, cũng giống như David, cậu bé chăn cừu khiêm tốn, đã quật ngã người khổng lồ Goliath. [11] Phải chăng người Mĩ vào thế kỉ 19 từng bị cô lập và bị nhạo báng vì những lí tưởng dân chủ của mình? Vâng, trong hoàn cảnh tương tự, người Hêbrơ cũng bị các sắc dân thờ bái thần tượng bao vây. Phải chăng người Mĩ đã từng đánh thắng giặc trong, thù ngoài? Vâng, theo Kinh thánh, người Hêbrơ cũng từng chiến thắng như vậy. Phải chăng vì vi phạm chính những tín lí của mình khi cầm giữ hàng triệu nô lệ, người Mĩ đã bị trừng phạt và hứng chịu nhiều tai hoạ? Vâng, rất giống như người Hêbrơ, một dân tộc đã hứng chịu hậu quả của tội lỗi mình trước mặt Thiên Chúa.

Nhận thức đầy huyền thoại này về bản chất và định mệnh nước Mĩ là một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ và bền bỉ nhất trong văn hóa và tư tưởng Hoa Kì. Như người Hêbrơ cổ đại từng tin tưởng, nhiều người Mĩ ngày nay cũng tin tưởng rằng họ mang một mặc khải, nhiên hậu không những cho chính họ mà cho toàn thế giới; họ thường tự coi mình là nước Israel mới của Thiên Chúa. Một trong những hậu quả của việc nhìn họ hàng (presumed kinship) này là nhiều người Mĩ cho rằng việc một dân tộc được Chúa chọn (chosen people) này hậu thuẫn cho một một dân tộc được Chúa chọn khác là điều vừa hợp lẽ phải vừa chính đáng. Họ không cảm thấy áy náy khi sự hậu thuẫn của Hoa Kì dành cho Israel, một dân tộc và một quốc gia thường bị nhiều nước cô lập và khai trừ, làm cho Hoa Kì bị ghét lây hoặc gây ra nhiều vấn đề khác. Việc Hoa Kì nhận lãnh vai trò của một kẻ che chở cho Israel và một người bạn của người Do Thái là một cách hợp thức hóa địa vị riêng của một quốc gia được Thiên Chúa giao cho một định mệnh độc đáo.

Hơn thế nữa, từ thế kỉ 19, Hoa Kì đã tự coi mình là đại lí được Thiên Chúa chọn ra để bảo vệ và cứu chuộc dân tộc Do Thái. Người Mĩ từng tin rằng người Do Thái sẽ vươn lên từ thân phận đọa đày khi họ rời bỏ những khu ổ chuột trong thành phố để về sống ở các vùng thôn quê – y như những người di dân đến Mĩ từ khắp châu Âu đã xây dựng được cuộc sống tốt đẹp hơn và nhân cách vững vàng hơn khi họ trở thành những nông dân theo mô hình kinh tế nông nghiệp Jefferson (Jeffersonian farmers) [12] . Những tín đồ Ki-tô giáo cởi mở như [tổng thống] Adams tin tưởng rằng tiến trình này sẽ kịp thời đưa người Do Thái đến với ánh sáng của giáo phái Tin Lành khai phóng, nằm trong nỗ lực là thăng tiến toàn thể nhân loại. Còn những người theo chủ nghĩa Xi-ôn-nit tiên tri (prophetic Zionism) thì hi vọng rằng việc hàng loạt người Do Thái cải sang Ki-tô giáo hồi sinh (revivalist Christianity) sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn khải huyền [tận thế] cùng với sự trở lại thế gian của đức Ki-tô. Bằng cách này hoặc bằng cách khác, vai trò đặc biệt của Hoa Kì trong việc phục hồi nhân phẩm và chỗ đứng của người Do Thái đã thể hiện những kì vọng của dân ngoại Do Mĩ về sự chuyển động của lịch sử và khẳng định niềm tin tưởng của họ về bản sắc và sứ mệnh của Hiệp Chúng Quốc.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,885
Động cơ
382,179 Mã lực
Sai chổ nào, mời cụ giải thích. Có thể dẫn chứng lịch sử xa xưa
Sai ở chỗ
- dân do thái là dân du cư...đại khái lông bông gần đây Liên hiệp quốc cắt cho phần đất bảo nhà mày đấy.
- Israel và palestine cùng các nước trên cao nguyên gô lan oánh nhau thực chất là tranh chấp nguồn nước. Còn những ngụy tạo bên ngoài chỉ là làm hàng. Chủ yếu là nguồn nước
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,168
Động cơ
411,991 Mã lực
đa phần các bố rảnh háng thì hay để ra đủ thứ thuyết. Như cụ gì đẻ ra đạo hồi cũng thế, lấy đến 4 vợ, chịch chiếc thoải mái, rảnh háng quá bắt đầu viết kinh koran. Cha marx cũng vậy, bạn nuôi, chả phải làm gì, rảnh viết sách
Nhàn cư vi bất thiện :)):)):))
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,506 Mã lực
Bọn chúng mở thớt tào lao để phân tán dư luận. Là dân Việt nam sao không mở thớt giải phóng Trường Sa Hoàng Sa khỏi tay Tàu khựa?
Thớt có thể tào lao, nhưng dở người mới mở các thớt chủ đề như cụ nói
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,318
Động cơ
258,990 Mã lực
Các bác chăm mà giờ có ông Chế Bồng Nga ver 2 xuất hiện thì chết dở :D hãy để lịch sử ngủ yên thôi.
Tranh chấp lãnh thổ thông thường thì mạnh được yếu thua, ít nói chuyện pháp lý lắm
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top