Các bác cũng biết Do thái giáo là cái gốc của tôn giáo độc thần hay Tôn giáo khởi nguồn từ Abraham.
Có 3 nhánh lớn đó là:
Do thái giáo, Thiên chúa giáo và Hồi giáo.
Đạo Do thái có những nhánh lớn sau:
1. Chính thống Do thái giáo
2. Do thái giáo bảo thủ
3. Reconstructionist (Cái này khó dịch quá)
4. Cải cách
5. Thế tục
Khác biệt lớn nhất giữa các nhánh này là sự tuân theo các điều răn trong kinh Torah. Trong kinh Torah người theo đạo Do thái phải tuân theo 613 điều răn. Và từ Chính thống Do thái giáo họ tuân thủ nhiều hơn, cho đến người Do thái thế tục tuân thủ ít hơn. Ít có mâu thuẫn về Giáo lý. Họ chỉ khác biệt là đơn giản các nghi lễ.
Người Do thái có 13 nguyên tắc của Đức tin. Đại khái là tin vào Chúa trời là duy nhất. Chúa không có hình thể nào cụ thể nên nghiêm cấm thờ biểu tượng. (Cái này giống Đạo Hồi). Tin vào đấng Messiah về dẫn dắt dân tộc Do thái. Tin vào bộ kinh Torah truyền thống. Có lẽ việc tin vào cái gì cũng duy nhất nên họ ít bị chia rẽ chăng? Mặc dù tôn giáo của họ kéo dài hơn 3.000 năm rồi
Đạo Thiên Chúa giáo chia ra làm 4 nhánh chính như sau:
1. Công giáo La mã
2. Chính thống giáo phương đông
3. Tin lành
4. Anh giáo
Người TCG tin vào những điều sau: Coi Jesus là đấng cứu thế, con trai của Chúa trời được phái xuống chịu tội cho nhân loại. Tin vào Chúa 3 ngôi ( Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh thần). Tin vào sự Đồng trinh của Đức mẹ Maria....
Ngày 16/7/1054. Thượng phụ Constantinople là Michael Cerularius và Giáo hoàng La mã là Leo IX rút phép thông công của nhau gây ra cuộc đại ly giáo lớn nhất trong lịch sử.
Về cơ bản giáo lý của hai phái này không khác nhau mấy vì Thánh Peter (Phê rô) truyền đạo ở Roma thì em trai ngài là Thánh Andrew truyền đạo ở phương Đông ( Hy lạp, Thổ Nhĩ Kỳ...). Hai phái này chỉ khác nhau ở một số phép hành lễ. VD: Công giáo Roma rửa tội bằng cách vẩy lên đầu người được rửa tội và giọt nước thì Chính thống giáo lại dùng phép dìm ba lần.....
Quan trọng nhất là cả Công giáo La mã và Chính thống giáo đều tin vào 7 phép bí tích là:
1. Phép Rửa Tội
2. Phép Thêm Sức
3. Phép Mình Thánh Chúa
4. Phép Giải Tội
5. Phép Xức Dầu Thánh
6. Phép Truyền Chức Thánh
7. Phép Hôn Phối
Nếu Công giáo La mã tổ chức chặt chẽ hơn với người đứng đầu là Giáo hoàng thì Chính thống giáo tổ chức khá lỏng lẻo. Các giáo hội hầu như không liên kết với nhau. Tuy Thượng phụ ở Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Thượng phụ đại kết nhưng chỉ mang ý nghĩa về danh tính chứ không có thực quyền.
Năm 1517 một linh mục dòng Augustino tên là Martin Luther lập ra dòng tu mới là Tin lành (Protestantism) tại Đức, lan sang Pháp với John Calvin, Thụy sỹ với Ulrich Zwingli, và các nước Bắc Âu sau đó.
Vì thời Trung cổ Công giáo La mã liên tục phạm sai lầm, suy đồi, bê bết. Nên Martin Luther lập ra một dòng tu đơn giản hơn. Bớt đi rất nhiều nghi lễ của Công giáo La mã. Điên hình là họ chỉ có 5 tín lý duy nhất và một nghi lễ là phép Báp Têm.
Năm tín lý duy nhất của họ là
1. Duy ân điển
2. Duy đức tin
3. Duy Thánh kinh
4. Duy Chúa cơ đốc
5. Duy Thiên Chúa được tôn vinh
Đại khái là họ phủ nhận hoàn toàn vai trò của các Linh mục. Không ai có thể thay Chúa để ban phép, ban ân điển và rửa tội cho họ... Việc này mâu thuẫn với Công giáo La mã nghiêm trọng vì nếu như thế thì từ Giáo hoàng cho đến các linh mục ngồi trên ghế làm gì? Họ mất đi quyền lợi rất nhiều. Các bạn biết là vào thời đó Giáo Hoàng chuyên rửa tội cho các Hoàng đế của mấy nước châu Âu để kiếm tiền và dùng Thần quyền của mình khống chế họ...
Về Đức mẹ đồng trinh, người Tin lành chỉ công nhận Đức mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Jesus chứ họ không công nhận Đức mẹ đồng trinh vĩnh viễn
Chính vì Giáo hội La mã không cho li dị nên năm 1534 Hoàng đế Anh quốc Henry đệ bát, tuyên bố rút khỏi Giáo hội La mã. Tổng Giám mục Canterbury sẽ toàn quyền hành động mà không phải báo cáo với Giáo Hoàng.
Ngồi rảnh tôi vẽ lại cái sơ đồ này cho bác nào mới đọc về tôn giáo dễ hiểu hơn