Nazareth – Quê hương Đức Chúa
Nếu Nazareth không phải quê hương Đức Jesus thì có lẽ nó mãi là một ngôi làng nhỏ bé, nhếch nhác nằm giữa xứ Galile này.
Thành phố này hiện nay với 70% dân số là người Arab, còn lại là người Ki tô giáo. Người Do thái rất ít ở đây. Nói chung không phải phân biệt gì đâu, nhưng em cứ thấy nơi nào dân Rệp sống là nhếch nhác bẩn thỉu. Nazareth sống hoàn toàn phụ thuộc vào khách du lịch chủ yếu là Ki tô giáo. Ấy nhưng một khi lòng cuồng đạo đã nổi lên thì dân Arab cũng dek cần chính nồi cơm của mình.
Chuyện là thế này. Vì cái xứ Ích xà này sống dưới chế độ đọa Hồi nhiều hơn, nhưng lại sinh ra Chúa Jesus và bây giờ lại được người Do thái quản lý nên nó rất phức tạp.
Hầu hết tại Ích xà cứ có một nhà thờ TCG thì ngay bên cạnh bao giờ cũng phải có một nhà thờ Hồi giáo với tháp chuông cao hơn ở ngay bên cạnh. Nhưng ngay tại đất Nazareth này có một nhà thờ TCG lớn nhất vùng Trung đông này mà lại không có một nhà thờ Hồi giáo nào bên cạnh. Đó là Vương cung thánh đường Truyền tin. Nơi được cho là Thiên sứ Gabrien đã đến báo tin cho Mẹ Maria là sẽ mang thai Jesus – con trai của Thiên Chúa.
Tại sao lại như thế thì phải nói đến sự khôn ngoan của Giáo hội Công giáo La mã. Nhà thờ hiện nay được xây dựng vào năm 1954 và hoàn thành sau 15 năm 1969. Trước đây nền đất này đã từng xây các nhà thờ nhỏ nên đế quốc Thổ cũng dek để ý. Sau khi thành lập nhà nước Do thái năm 1948. Thì đến năm 1954 đích thân Giáo Hoàng Pio XII đặt vấn đề với Nhà nước Do thái dập bỏ toàn bộ nhà thờ cũ và xây lại nhà thờ mới. Trải qua tới 3 đời Giáo Hoàng nhà thờ mới được xây xong. Và được đặt là Vương cung thánh đường truyền tin. Lúc giờ người Hồi giáo mới ngã ngửa người ra. Ôi, không để ý thế là TCG đã tranh thủ xây một nhà thờ to đùng, rộng lớn ở đây mất rồi, trong khi TP này lại chủ yếu là người Hồi giáo. Trong lòng akay lắm, nhưng lúc này còn vì nồi cơm nên chưa tiện phản kháng.
Nhưng đến khi Giáo Hoàng PhaoLô II chuẩn bị đến thăm Vương cung thánh đường này thì nó mới phức tạp. Lúc giờ nhà nước Do thái giải tỏa một ngôi trường để làm một cái sân cho Giáo hoàng dự định có buổi nói chuyện tại đây với anh em Kito hữu. Lập tức người Arab không chịu, họ chiếm cái sân này, và nói là dưới cái sân này có mộ của người cháu của Saladin. Và đòi xây một nhà thờ Hồi giáo ở vị trí này với tháp chuông cao hơn Vương cung thánh đường truyền tin. Đến bây giờ thì người TCG khắp nơi trên thế giới phản đối. Bực mình chính phủ Ích xà dek cho xây nhà tờ Hồi giáo nữa.
Đến năm 2007 thì người Ki tô giáo lại đòi xây một cây thánh giá cao nhất thế giới (60m) tại thành phố này. Và bây giờ người Arab lại phản đối.
Cứ thế, thành phố này là nơi đấu tranh của 2 tôn giáo. Bề ngoài thì họ hòa hoãn với nhau. Còn bên trong thì nó như một ngọn lửa âm ỉ có thể bùng lên bất kỳ lúc nào. Người Hồi giáo đông hơn, nhưng lạc hậu hơn, sống nhờ vào khách du lịch Ki tô giáo. Người TCG ở đây ít hơn nhưng văn minh hơn và được chính quyền Do thái quý hơn.
Tháp chuông Vương cung thánh đường truyền tin. Bên cạnh không có cái tháp chuông nào của nhà thờ Hồi giáo.