Jaipur – thành phố màu hồng
Thành phố Jaipur nằm ở phía Bắc Ấn Độ, cách Delhi khoảng 270km. Ba thành phố Delhi, Agra và Jaipur tạo thành một tam giác du lịch nổi tiếng, với rất nhiều điểm du lịch với những bản sắc riêng và độc đáo.
Jaipur còn được biết đến với cái tên “thành phố màu hồng” (pink city). Đó là bởi vì ở đây các công trình, nhà cửa đều có màu hồng. Em nghe nói là vào cuối thế kỷ 19, để chào mừng chuyến thăm của Hoàng tử Anh, dân chúng đã sơn lại tường nhà của họ thành màu hồng. Nét đặc sắc này vẫn được gìn giữ cho đến nay.
Jaipur được thành lập vào đầu thế kỷ 17, do vua Maharaja Sawai Jai Singh II. Ngoài trung tâm thành phố nổi tiếng với trục đường phố rộng lớn với nhiều cửa hiệu tấp nập, hàng hóa phong phú (chủ yếu là quần áo, giày dép, nông sản, đồ trang sức, đồ đồng...), thành phố còn được biết đến với nhiều công trình như Cung điện gió (Palace of the winds) ngay tại trung tâm, pháo đài Amber, đài thiên văn cổ, pháo đài Moti Doongri.
Em nghe nói cụ Hồ nhà mình cũng đã từng ghé thăm thành phố này.
Chuyến xe của em từ Delhi đến Jaipur kéo dài hơn 8 tiếng, dù khoảng cách cũng tương đương Hà Nội – Vinh. Nguyên nhân là đường có nhiều đoạn đang thi công, nhiều đoạn thắt cổ chai, xe lưu thông lại đặc biệt nhiều, chủ yếu là xe tải chở hàng hóa.
Đường phố lúc 9:30 tối vẫn còn buôn bán khá đông đúc. Ở đây các cửa hàng thường đóng cửa lúc gần 10 giờ, nhưng sáng hôm sau phải 9 giờ sáng mới mở cửa:
Đường phố ở khu trung tâm, với vô vàn các cửa hàng và các loại hàng hóa. Đường ở đây được quy hoạch theo kiểu ô bàn cờ, với một trục đường chính rộng và các đường nhánh nhỏ hơn song song và vuông góc xung quanh:
Nhà cửa ở đây đều có tông màu hồng:
Cung điện gió (palace of the winds) nằm ở ngay trung tâm. Đây là công trình tiêu biểu về kiến trúc màu hồng. Tương truyền, những phụ nữ xinh đẹp nhất sẽ được lựa chọn và đưa về đây sống. Cung điện có kiến trúc kiểu tổ ong qua các cửa sổ hướng ra ngoài đường. Đây là cách duy nhất để họ có thể tiếp xúc với bên ngoài.
Đài thiên văn cổ:
Đài thiên văn này được xây dựng từ thế kỷ 17, do vua Singh II cũng là một người yêu thích toán học và thiên văn. Công trình này được dùng để dự báo khí tượng và thiên văn. Nhiều công cụ thiên văn ở đây hoạt động với độ chính xác và tính khoa học đáng ngạc nhiên.
Đầu tiên là đồng hồ mặt trời. Hướng dẫn viên nói là lớn nhất thế giới:
Bóng của bức tường đổ xuống thang chia giờ cho kết qủa là độ chính xác thời gian đến từng phút. Em chụp hơi kém nên không thể hiện rõ được trên ảnh:
Các công cụ khác trong đài thiên văn:
Đây cũng là một đồng hồ mặt trời khác:
Thang đo chi tiết:
Các thiết bị đơn giản để định vị thiên văn, ngắm sao:
Em không biết dùng, nên dùng để ngắm cô này:
Một công cụ phức tạp khác để nghiên cứu cung Hoàng Đạo:
Các công trình cho các chòm sao khác nhau (Ma Kết, Bảo Bình... Nhân Mã, đủ cả 13). Đây là Bò Cạp của em: