Nhân việc tính lại GDP thì có 1 chuyện mà các cụ nhắc đến: Mỹ tước sổ hộ nghèo của Việt nam. Có thể 1 số cụ không hiểu tại sao lại thế.
Đó là sự kiện tháng 2/2020, Mỹ công bố "đưa Việt nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển". Về gián tiếp thì đó có nghĩa Mỹ công nhận Việt nam đã là nước phát triển (không đang phát triển thì tức là đã phát triển). Rõ ràng ở đây có mâu thuẫn, vì theo tiêu chuẩn WB thì thu nhập đầu người/năm trên 12.400 đô mới là nước phát triển, còn của VN mới chưa đến 2.800 đô, phải sau đó mấy tháng tính lại theo IMF thì GDP đầu người VN mới lên 3.460 đô, nhưng kiểu gì thì cũng kém xa mức 12.400 đô của nước phát triển.
Vậy thì tại sao Mỹ lại đưa Việt nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển, dựa trên cơ sở nào?
Hóa ra là Mỹ dựa vào 1 quy định của Bộ thương mại Mỹ ra năm 2012, quy định rằng "các nước có tổng kim ngạch XNK trên 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương toàn cầu thì không được công nhận là nước đang phát triển".
Nhìn thì các cụ sẽ thấy ngay kẽ hở: Một nước có thể có nhiều hoặc ít dân, và tùy theo cơ cấu kinh tế mà có thể xuất nhập nhiều hay ít. Đơn giản như Sing có 5 triệu dân, Việt có 96 triệu dân, chỉ cần tham dự sâu 1 chút vào kinh tế thế giới là kim ngạch XNK Việt nam có thể vượt Sing mặc dù GDP đầu người của Sing cao hơn VN rất nhiều.
Nhưng quy định của Bộ thương mại Mỹ không đếm xỉa đến các chi tiết đó mà chỉ xét 2 tiêu chí là "quốc gia" và "kim ngạch XNK", như vậy các nước đông dân sẽ thiệt thòi nặng. Và đúng là VN đã dính chưởng, nguyên nhân chính là do kim ngạch XNK phục vụ Samsung cao quá.
Nhưng VN không phải nạn nhân duy nhất, bị làm nhà giàu bất đắc dĩ đợt này còn có Indonesia, Thái lan, Brazil và Malaysia. Thực tế thì nền kinh tế của Indo (280 triệu dân) và Brazil (210 triệu dân) đều không quá mở nhưng do dân số đông nên kim ngạch XNK lớn theo và lọt vào dao thớt của Bộ thương mại Mỹ.
Đấy là một phần tất yếu của cuộc chơi rồi bác ạ, bất cứ quốc gia nào khi lớn mạnh muốn giữ thế mạnh hơn đều chơi như vậy để duy trì thành quả phát triển của mình. Bọn nó quan niệm mày buôn cho nhà giầu được thì đếu thể nói là ngu & nghèo được, đơn giản chỉ thế thôi.
Vấn đề của các ông còn lại là sẽ chơi như nào, ở đây nói về các nước gần như chỉ còn lại cái khố rách & dựa trên nền tảng sẵn có của dân tộc?
- Như Nhật, quốc gia tiết kiệm & cày bừa chấp nhận lùi một bước về thể diện để gây dựng nền kinh tế tốt hơn, khi mạnh lên rồi xoay chuyển. Nền tảng của Nhật là khả năng chịu đựng trong thời gian dài, tiết kiệm triệt để để phục vụ phát triển. Hãy nhớ rằng sau WW2 Nhật phải đi cóp nhặt lại từng thứ kỹ thuật một do mọi thứ đã lạc hậu & mất hết.
- Như Đức, quốc gia kỹ thuật & chất lượng. Nền tảng của Đức là con người chất lượng từ thời Phổ.
- Như Tàu, quốc gia tự lực từ cái kim tới tàu vũ trụ. Tầu nó không quan tâm tới thương hiệu, với nó thương hiệu chỉ là sự lặp lại mất bố sinh cái mới, chấp nhận sao chép để có giá thành rẻ & sự phụ thuộc của các nền kinh tế mạnh vào mình, qua đó hiểu gốc gác vấn đề hơn. Nó quá hiểu lợi nhuận hấp dẫn thế nào đối với bọn mạnh hơn. Điểm mạnh của Tầu là số đông rải rác khắp thế giới, vấn đề của nó chỉ là quy nạp.
.....
Tất nhiên thời kỳ hiện đại còn một số nền kinh tế khác họ cũng có xu hướng khác một chút nhưng nhìn chung là ngoài Nhanh-Nhiều-Tốt-Rẻ & Đi từ gốc thì cũng chả còn biến nào để luân chuyển trong kinh tế, mọi nền kinh tế thành công đều có sự giao thoa về thương mại & mỗi bên đều cố gắng duy trì lợi thế của mình cho dù có phải điều chỉnh thâm hụt thương mại. Vấn đề là khi gia nhập vào nhóm thì mọi quốc gia đều cần nhau ở một thứ gì đấy....còn thâm hụt thương mại chỉ là việc phân chia lợi nhuận mà thôi.
Điểm chung của mọi nền kinh tế tự lực & phát triển lên sau này đều lợi dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài trước....triệt để tiết kiệm cho phát triển....ưu tiên đầu tư mảng kỹ thuật và công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ + vừa vì sức sống của từng cá thể luôn mãnh liệt hơn là gom vào thành cái đống hổ lốn, sự sáng tạo cao hơn vì bí quyết họ tự chủ không tranh chấp mua bán....bảo mật tầm quốc gia tốt hơn vì mất thằng nọ còn thằng kia....Sang Đức-Mỹ-Nhật-Tầu.....mới thấy chúng nó có những doanh nghiệp rất lạ kỳ về mặt kỹ thuật & sản xuất (kể cả sx nông nghiệp), chỉ lèo tèo nhưng không thể thiếu, sức mạnh bọn đấy nằm trong nhóm này.....Tất nhiên làm được thế cần có một bộ sậu tầm cỡ trong một giai đoạn để thúc đẩy cái này.
Nói về thâm hụt thương mại, nhìn thấy ngay là các quốc gia có hệ thống doanh nghiệp nhỏ + vừa phát triển (cũng là nền sx phát triển) không bao giờ quá phải vất vả xoay chuyển về thâm hụt thương mại vì sự ràng buộc lẫn nhau....chi tiết máy cần sang Đức, hàng điện tử cần sang Nhật, mọi thứ khác cần số lượng & giá cả thì sang Tầu....
Đến lúc này thì sự mặc cả tầm quốc gia mới có giá trị, mà thực sự là lúc đã có ràng buộc rồi thì không chết được, vấn đề lúc ý chỉ là tiết chế tham vọng của nhau thôi.
Nên bác nói vậy thì tiểu tiết quá & cũng chả giải quyết ccc giề, mọi nền kinh tế điều chỉnh thâm hụt thương mại với nước lớn mà giảm thì vay tốt, có tý bo nhưng lại đếu có tiếng.....điều chỉnh tăng thì lại móm trong khi mồm đã há rộng sẵn, nhai không hãm được....mượn sức thằng khác thì phải bảo được anh em chịu khó trau dồi kiến thức, lao động nhiệt thành & biết ví mình ở đâu.....
Thôi, giải tán!