(HSO) Một hạm đội tàu sân bay của Hoa Kỳ sẽ làm việc như thế nào?

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Về lượng giãn nước trên biển thì bây giờ chẳng còn mang nhiều ý nghĩa lắm. Tầu khu trục và tuần dương hạm bây giờ chỉ hữu ích trong phòng không tầm xa thôi. Đối hạm thì tầu nhỏ có lợi thế hơn hẳn tầu to.

100 cái tầu nổi muốn áp sát 1 con Nimiz cũng còn phải hậu xét cụ ạ. Nó có thiết bị cảnh báo sớm và tầm hoạt động chiến đấu cơ là 1000km (chưa tính các loại tầu hộ tống). Nếu giả sử 1 hạm đội có 2 TSB Mỹ đấu với tất tay tầu chiến của TQ có lẽ là Mỹ thua nhưng mà TQ cũng chẳng còn gì :))
Sao không hữu ích, tàu to nó phóng cả tên lửa hành trình tầm trung, lại còn cả tên lửa phòng không tầm xa, tên lửa chống tên lửa.
Tàu nhỏ phải lao vào gần cận chiến theo kiểu bắn và chạy, vấn đề có đến gần được hay không đã.

Cái món dưới này mà ra trận thì máy bay + tên lửa chống tàu đuổi kiểu gì nhỉ :D
Mỹ sắp có xuồng siêu âm

Là thiết bị độc đáo lai giữa máy bay và tàu biển, khi di chuyển dưới nước nó tạo ra một lớp không khí do đó giảm được lực ma sát ít hơn 900 lần so với bình thường.


Hình dáng mẫu xuồng siêu tốc “Bóng ma“.Công ty Juliet Marine Systems (JMS) có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire Mỹ tuyên bố rằng, đã có giấy phép của Hải quân Mỹ cho phép sản xuất thử nghiệm ca nô quân sự “bóng ma” (GHOST) sử dụng công nghệ tiên tiến “siêu bọt” lần đầu tiên được áp dụng trên thế giới.

Theo đại diện của công ty, ca nô GHOST đã được được thiết kế và xây dựng độc quyền phục vụ cho hải quân Mỹ với phương tiện kỹ thuật mới mà không có bất kỳ tài trợ nào của chính phủ. Mục tiêu chính của ca nô là bảo vệ tối đa khả năng sống sót của các thủ thủ Hải quân Mỹ trên các phương tiện dưới nước. Việc sử dụng lần đầu tiên hệ thống “siêu bọt” có thể cho phép ca nô đạt được tốt độ siêu thanh trên mặt nước.

Công nghệ cốt lõi của GHOST - là thiết bị độc đáo lai giữa máy bay và tàu biển, mà khi di chuyển dưới nước nó tạo ra một lớp không khí do đó giảm được lực ma sát ít hơn 900 lần so với bình thường.

Theo các nhà phát triển, thành công của công nghệ trên GHOST có thể được sử dụng trên các thiết bị có hoặc không người lái và trên cả môi trường dưới nước cũng như trên mặt đất.

Bất kỳ con tầu nào có sử dụng công nghệ GHOST sẽ có thể thực hiện nhiệm vụ chiến đấu khác nhau trong vùng lãnh hải của đối phương mà không bị phát hiện, và một khi nó được trang bị thêm công nghệ tàng hình thì đây quả là yếu tố quan trọng trong việc đạt được lợi thế khi đối đầu với tàu thông thường.

Đặc biệt, hiện nay công ty JMS phối hợp chặt chẽ với một công ty quốc tế tham gia vào việc phát triển hệ thống quân sự trên 150 tàu hộ tống. Tên của công ty không được tiết lộ.

Hải quân Mỹ có thể cắt giảm chi phí tài chính của mình nhưng vẫn duy trì sức mạnh của lực lượng hải quân bằng việc triển khai các "phi đội" GHOST. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, GHOST là công cụ lý tưởng để chống hải tặc trên biển và một phương tiện tuyệt vời cho mục đích dân sự.

Với việc áp dụng công nghệ “sủi bọt” đang được phát triển bởi JMS để giảm ma sát trên thân tàu thì ngành công nghiệp vận tải biển thế giới sẽ có các những tàu siêu tiết kiệm nhiên liệu
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Mang trên bong thì chỉ được thế nhưng mang trong thân thêm ít nữa thì phải.
Vụ DF21 thì chưa đâu vào đâu, cuống hay không thì chịu, vì truyền thông Mỹ không biết đường nào mà lần. Công nghệ dẫn đường cho đạn đạo nó chưa đủ độ chính xác đánh mục tiêu cơ động.
600 tàu của khựa có thể tác chiến giữa đại dương được đâu cụ, chỉ một số xa bờ thôi, còn vào đất liền thì ai lại tính thế, đống B2, B1, B52 cộng với mớ tên lửa hành trình của Mỹ nó có để yên cho DF21 hay đống tàu nhỏ hàng nghìn cái lộng hành đâu.

Nhà cháu tính là chỉ hải quân đánh nhau hải quân giữa biển thôi :D
DF 21D không phải là phương án hay vì không thể phân biệt được nó với tên lửa đạn đạo DF 21 mang đầu đạn hạt nhân. Đây là lý do mà Nga và Mỹ không phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu. Khi phóng DF 21D thì phải chấp nhận China mọc nấm thôi.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
ô hay nhể cuối cùng cái siêu bọt lại học từ Nga à???
Ngày xưa cả hai cùng nghiên cứu món này nhưng Mỹ thấy không hiệu quả. Ngư lôi siêu bọt của Nga cũng hoạt động không như mong đợi, không đạt được siêu âm và chỉ đạt /13 tốc độ âm thanh, hiện giờ toàn ngư lôi thanh lý.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
ơ thế năm 77 cháu tưởng nó đã đc chấp nhận trong hải quân LX và trang bị vài hệ thống rồi chứ ạ :))
đến giờ trên vài tầu của Nga và U vẫn còn hệ thống dùng Skhval2 ấy chứ :))
không siêu thanh nhưng vẫn còn hơn tốc độ của Ngư lôi NATO
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
ơ thế năm 77 cháu tưởng nó đã đc chấp nhận trong hải quân LX và trang bị vài hệ thống rồi chứ ạ :))
đến giờ trên vài tầu của Nga và U vẫn còn hệ thống dùng Skhval2 ấy chứ :))
không siêu thanh nhưng vẫn còn hơn tốc độ của Ngư lôi NATO
Thì đã từng được trang bị mà, không trang bị thì sao chuyển sang thanh lý được. Cháu có nói nó không trang bị đâu cụ.
Nhà cháu nhớ không nhầm thì hồi đó để đối phó với các hạm đội của Mỹ, do yếu thế hơn nên CCCP chế tạo cả ngư lôi hạt nhân siêu khoang với mục tiêu đạt tốc độ vượt nhiều lần tốc độ âm thanh nhưng sau đó mặc cả linh tinh thế nào đó + một số yếu tố kỹ thuật nên đã không tiếp tục nữa.
Nhiều ngư lôi đã quá hạn và bán thanh lý cho khựa (hình như 40 quả), chẳng biết giờ này thế nào.

Tên lửa-Ngư lôi siêu khoang bọt VA-111 19/06/2011 Vấn đề là, vào cuối những năm 1970x. Lực lượng tầu ngầm Hải quân Xô viết đã được trang bị một loại vũ khí, mà nếu so nghệ thuật tác chiến của nó với các loại ngư lôi thông thường và kỹ thuật tác chiến thông thường khấp khiễng như so sánh cung tên thời Robin Hood với súng trường tự động lắp ống kính quang học loại Reminton.
Nhưng điều được nhớ lại về vũ khí bí mật (ngư lôi-tên lửa) được báo chí gây lên một vụ scandan khá ồn ào xung quanh vụ gián điệp công nghệ quân sự. Công dân Mỹ Edmund Pop năm 1969 ra nhập Hải quân Mỹ, sau 25 năm phục vụ ông nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ. Năm 2000 ông bị bắt tại Tp: Niznovgrog vì cố gắng lấy cắp bản thiết kế công nghệ sản xuất siêu Tên lửa-Ngư lôi " Gió giật/Shkval". Cùng năm E.Pop bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù, sau này Tổng thống Putin đã ký lệnh ân xá cho Pop. Nhưng thực tế đến thời điểm này, ngư lôi Shkval VA-111 không phải là loại vũ khí siêu bí mật, Trung Quốc có tới 40 đầu đạn được mua từ Kazakhstan (theo thực tế là mua lại của Ucraina) Iran cũng công bố thử nghiệm thành ngư lôi loại này. Và loại tên lửa ngư lôi này đã được trưng bầy nhiều lần tại các triển lãm quân sự Abu Dhabi và Nga sẵn sàng bán loại ngư lôi này.



Tên lửa có thể làm tất cả
Shkval không phải là vũ khí loại mới. Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 60x. Thời gian này, mọi sự quan tâm đều được đặt vào tên lửa, dường như tên lửa sẽ bảo vệ vững chắc Liên bang Xô viết. Mọi loại vũ khí đều giảm bớt, nhưng tên lửa thì phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tên lửa được phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi không gian chiến trường. các đơn vị tên lửa được xây dựng trên sa mạc, trong rừng taiga, trên những vùng đất băng giá, trên không trung và vũ trụ. Nhưng tên lửa chưa có ở dưới nước, và các sỹ quan quân đội Xô viết quyết định, phải có tên lửa dưới biển. Nghị quyết của Hội đồng bộ trưởng СССР № 111-463 ngày 13 tháng 10 năm 1960 đặt nhiệm vụ cho các nhà khoa học phải chế tạo tên lửa dưới nước. Tên lửa có tính năng đa dụng, là ngư lôi để tiêu diệt các tầu ngầm và tầu nổi, hoặc là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân đến bờ biển của đối phương. Các loại vũ khí hạt nhân thời điểm đó có sức công phá khủng khiếp, nhưng phương tiện mang không có. Tên lửa ngầm chính là phương tiên, nó thực sự vô cùng khó đối phó, rất khó phát hiện, các phương tiện phòng không chống tên lửa của Ronal Rigan không có giá trị với loại tên lửa này.


Thiết kế tên lửa ngư lôi được phê chuẩn vào năm 1963. Loại tên lửa ngư lôi này có một tốc độ không thể tưởng tượng nổi 100m/s và tất cả các ngư lôi khác chậm hơn nó đến 3 lần. Tháng 5/1966 mô hình tên lửa-ngư lôi đã được đưa lên tầu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina). Mẫu thử nghiệm tên lửa-ngư lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu thiết kế M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị dừng lại đến năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và có nhiều tính năng vượt trội. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Bản thiết kế ra Tên lửa - Ngư lôi " Gió giật/Shkval" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai về giải pháp chế tạo cho Tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu suất cao sử dụng năng lượng an toàn. Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô Nicholas Silin, Vladimir Eugene Shahidzhanov và Ivashkov.
Trọng lượng hỗn hợp của Tên lửa-Ngư lôi đã không hề dễ dàng chuyển động trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/giờ. Hơn thế nữa Tên lửa-Ngư lôi phải thắng tải thủy năng (hydrodynamic loads) phát sinh trên thân vỏ ngư lôi như xoáy thủy lực, ma sát nước.v.v... . Giám đốc thiết kế ED Rakov đã nghiên cứu các yếu tố, phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế.
Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học và thực nghiệm cho phép tạo ra 1 loại Tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi bọt khí khổng lồ, trượt theo tên lửa như lớp da cá. Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và Viện hàn lâm Khoa học : Đô đốc-Tư lệnh Hải quân Liên Xô S.G Gorshkov , viện sĩ A.P Alexandrov, viện sĩ V.N Trapeznikov và phó đô đốc B.D Kostygov. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm trên bãi thử nghiệm hồ Issyk-Kul, năm sau, mẫu tên lửa – ngư lôi Shkval được thử nghiệm trên tầu ngầm diezen ở Pheodosia. Những tầu ngầm đầu tiên được trang bị loại ngư lôi này là 945 Barrakuda, 671RTM Shouka, 885Yashen.

Người phương Tây không quan tâm lắm đến việc chế tạo loại vũ khí mới này và cho rằng việc chế tạo là không cân thiết. Tầu ngầm Nga lúc đó gây tiếng ồn rất lớn và không thể tiến gần đến tầu địch được, Shkval đa giải quyết điểm yếu này. Shkval có thể tấn công tầu địch từ khoảng cách rất xa. Người Mỹ sử dụng các nhà khoa học phát xít Đức từ những năm 50 đã chế tạo tên lửa – ngư lôi với vận tốc lên tới 70m/s nhưng sau đó đã hủy bỏ kế hoạch này, hải quân Mỹ tập trung vào việc phát triển tốc độ và khả năng cơ động của tầu nổi, nhưng để đánh lừa đối phương, người Mỹ tuyên bố đã chế tạo được tên lửa ngư lôi siêu tốc 150m/s. Điều đó làm các nhà khoa học Xô viết lo lắng, và họ phát triển mạnh tên lửa – ngư lôi phóng trong túi bọt. và điều đó đã có lợi vô tình cho lực lượng hải quân Xô viết, các thiết bị trinh sát hiện đại dễ dàng phát hiện các cụm tầu chiến và chẳng có cách nào dấu được những đoàn chiến hạm khổng lồ. Shkval hoàn toàn là loại tên lửa – ngư lôi sát thủ. VA-111 không có đầu dẫn chủ động và cũng không có thiết bị tự dẫn. Không có loại tín hiệu radio nào thoát ra khỏi túi bọt khí bao bọc quanh nó. Ngư lôi tự động di chuyển theo tuyến đường đã được lập trình trên máy tính đầu đạn, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ trường, tên lửa – ngư lôi đi theo tọa độ đã định không thay đổi. Sự xuất hiện của những tầu ngầm im lặng, có tốc độ cao làm thay đổi những quan điểm tác chiến kiểu mèo vờn chuôt, Chiến thuật dưới biển sâu trở thành mô hình tác chiến của các máy bay hiện đại, và tên lửa – ngư lôi là đòn tấn công chết người. Nhưng đến tận ngày nay, loại tên lửa – ngư lôi đó, người Mỹ chưa đưa vào biên chế.
Báo chí cho rằng: trong lĩnh vực này, người Mỹ đã chậm chân rất xa, nhưng thực tế không hẳn như vậy, các nhà khoa học Mỹ đã đạt được tốc độ dưới nước lên tới 1549m/s, vượt tốc độ âm thanh dưới nước. Nhưng từ thí nghiệm đến thực tế chế tạo còn rất xa, vì thế, các tình báo công nghiệp quốc phòng đã hoạt động hết sức sôi động, nhưng rõ ràng, các nhà khoa học và các chuyên gia đã giúp họ rất nhiều. Trên mạng Internet, người ta có thể tìm thấy rất nhiều các tài liệu về Shkval, nhưng có những chi tiết kỹ thuật chưa hề được công bố, và sẽ vô cùng khó khăn tạo ra được một sản phẩm tương đương, dù sao, các nhà khoa học quân sự cũng đã thông báo khá nhiều về những tiến bộ của Shkval, ví dụ như khoảng 4 năm trước tạp chí Military Parade công bố về một loại siêu ngư lôi có thể nhẩy lên khỏi mặt nước và tấn công tầu từ phía trên. Cùng thời gian đó, ITAR-TASS thông báo Hải quân Nga sẽ thử nghiệm loại tên lửa – ngư lôi VA-111 nâng cấp. và ngài Pop đã đuổi theo một thiết kế từ thời Xô viết?! Dù sao đi nữa, thì VA-111 vẫn chưa hề có một loại vũ khí tương đương.

-Trọng lượng : 2700kg.
- Đường kính : 533,4mm.
- Dài : 8200mm.
-Tầm bắn : 7-12km (có tài liệu nói tầm bắn tối đa 10km).
-Tốc độ : 90-100m/s.
- Góc ngoặt sau loạt phóng: ± 20o.
- Độ sâu hải trình : 6m.
- Loại đầu đạn : Nổ phá (Thuốc nổ TNT)
-Trọng lượng chất nổ : 210kg.
- Mang đầu đạn hạt nhân: Đương lượng nổ 15-18KT (Mẫu sản xuất 1978).
- Các tầu được trang bị : chiến hạm, tầu ngầm.
- Độ sâu trong nước có thể phóng : 30m.

Đầu đạn lửa dưới đáy nước.

Điểm đặc biệt của siêu tên lửa, đó là tốc độ. Tốc độ của Shkval và các ngư lôi thông thường khác nhau tương tự như xe đua công thức 1 và xe Ford-T, tốc độ tối đa của nó rất lớn, thông thường ngư lôi có tốc độ khoảng 60 đến 70 hải lý/giờ, nhưng Shkval có tốc độ đến 200 hải lý (370km/giờ) đạt kỷ lục tuyệt đối trong nước biển. Để đạt được và duy trì một tốc độ lớn như vậy cần phải có một lực đẩy rất lớn, lực đẩy này không thể sử dụng được bằng động cơ thông thường với cái chân vịt, do đó, động cơ của tên lửa – ngư lôi được sử dụng độ cơ tăng tốc phản lực, với lực đẩy lên đến hàng chục tấn, nó sẽ đẩy ngư lôi sau khi phóng khoảng 4s, và sẽ tách ra khỏi ngư lôi, sau đó là động cơ hành trình của ngư lôi, cũng là động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn bao gồm nhôm, ma giê, li ti, hoạt động cháy nhờ phản ứng hóa học với nước biển.

-Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn.
-Dụng cụ đo lường quán tính.
-Tự động lái.
-Mũi tên lửa ngư lôi được bịt kim loại hình chóp elip.

Sơ lược cấu tạo VA-111
Bao gồm các bộ phận chính:

Họng xả động cơ hành trình
Họng xả động cơ phóng gia tốc
Buồng đốt (động cơ) thuốc phóng rắn
Động cơ hành trình thuỷ phản lực
Đầu nổ
Bộ lái hướng bằng cách nghiêng đĩa tạo khoang có ống thu nước cho động cơ hành trình thuỷ phản lực
Lỗ phun khí tạo khoang
Máy tạo khí
Cổng nhập tham số điều khiển định trước
Nhưng ngay cả động cơ phản lực cũng không thể tạo được vận tốc lớn như vậy, điều thú vị của Shkval là ở hiệu ứng siêu khoang bọt. Ngư lôi hoàn toàn không bơi, mà bay trong đám bọt khí mà tên lửa ngư lôi tự tạo ra.

Siêu khoang hoạt động thế nào.

Phần đầu của tên lửa – ngư lôi được đặt một thiết bị đặc biệt, máy tạo khoang bọt khí. Đó là một miếng kim loại dầy có hình elip được mài sắc cạnh. Thiết bị tạo bọt có góc nghiêng với trục của ngư lôi, trên mặt cắt ngang có hình tròn, để tạo góc nâng cho tên lửa - ngư lôi. Phía đuôi lực nâng được tạo ra bởi cánh đuôi. Khi đạt tốc độ đến 80m/s ở sát cạnh của tấm tạo bọt, khí đạt cường độ cao đến mức tạo thành bọt khí khổng lồ bao trùm toàn bộ ngư lôi, do đó lực cản thủy năng giảm xuống rõ rệt. Nhưng trên thực tế, một thiết bị tạo bọt không đủ, do đó trên đầu của tên lửa – ngư lôi có những lỗ-ống dẫn khí tạo bọt, bọt khí được tạo ra bởi một máy nguồn tăng khí ga. Điều đó cho phép tăng khối bọt khí và và quả bong bóng bao chùm toàn bộ thân của tên lửa – ngư lôi. Từ mũi đến động cơ phản lực đuôi tên lửa.

Điểm yếu của tên lửa ngư lôi siêu khoang

Ngư lôi không có mối liên lạc 2 chiều, tín hiệu radio dưới nước không xuyên qua được bong bóng siêu khoang. Tên lửa – ngư lôi được lập trình trước thời điểm phóng, thông số của tọa độ mục tiêu được nạp vào máy tính đầu đạn. Đương nhiên là tính cả tọa độ di chuyển của mục tiêu. Shkval không thể quay được, hệ thống ổn định tên lửa buộc nó phải đi theo đường thẳng, sự thay đổi độ lệch sẽ được điều khiển bằng bánh lái, gần chạm nhẹ vào bọt khí, nếu có thay đổi hơn thì ngư lôi sẽ lệch hướng và phá hỏng bọt khí.Tên lửa không thể ngụy trang được, nó được phóng ra với tốc độ rất cao và tạo ra tiếng rít rất mạnh, bọt khí nổi lên trên mặt nước tạo thành đường bọt rất rõ, chuyển động với vận tốc cực nhanh.

Sát thủ tầu sân bay và tuần dương
Người Mỹ gọi Shkval là sát thủ tầu sân bay và tuần dương. Và đó cũng là nhiệm vụ chủ yếu của tên lửa – ngư lôi Shkval VA-111. Nó có thể diệt 1 tầu sân bay hoặc một cụm tầu sân bay nếu như được lắp đầu đạn hạt nhân. Thoát khỏi hoặc tự vệ chống lại Shkval hoàn toàn không thể, trong vòng 100s tên lửa-ngư lôi bay đến mục tiêu. Không có một tầu tuần dương hoặc một tầu ngầm nào có khả năng quay vòng hoặc né tránh, giảm tốc độ hay khởi động ngư lôi đánh chặn, trong trường hợp có độ lệch thì sai số của ngư lôi là 15 đến 20 m, nhưng với đương lượng thuốc nổ mạnh 210 kg có trong đầu đạn, đặc biệt khi bị tấn công bằng 2 đầu đạn song song, chiến hạm được coi là kết thúc.

" Gió giật-E/ Shkval -Э" là phiên bản xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT.
Phiên bản nâng cấp của " Gió giật/ Shkval " là " Gió giật-15/Shkval-15" và " Gió giật-15B/ Shkval -15Б". Chưa có thông số chính xác về kỹ chiến thuật. Nhưng có thể nói, từ những giải pháp kỹ thuật cực kỳ đơn giản và tin cậy, từ những năm 60x. Shkval đã có một tốc độ và khả năng tác chiến đáng sợ, với khả năng nâng cấp và cải tiến vô cùng, siêu ngư lôi có thể có được những tính năng thế nào, mong các bạn tưởng tượng.

Biên dịch: Trịnh Thái Bằng Tech.edu
http://www.fas.org
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
đấy túm lại sau tầu có lẽ Mỹ lại là quốc gia copy nữa nhể
Cụ nói thế thì vụ Nga rút ngắn 18 năm nghiên cứu công nghệ hạt nhân để có thể nổ quả bom A đầu tiên bằng cách ăn cắp công nghệ thì xếp hàng siêu copy, Khựa còn thua nữa là =))
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ngư lôi siêu khoang đã kết thúc vai trò của nó rồi. Công nghệ bây giờ là Ngư lôi bay vọt lên không trung đến địa điểm có tàu ngầm lại chui xuống nước. Nhanh và khó lẩn tránh hơn nhiều.
 

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,691
Động cơ
474,601 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Đúng là bọn Mẽo nhà giàu hơn Ngố một cái đầu. Carrier của nó hết date toàn đem ra biển dìm chứ kô bán sắt vụn cho bọn Ba Tàu để nó có dịp dùng chính thứ đó quay lại cắn mình :(
Cụ cho em hỏi ngu tý, sao nó không dỡ ra nấu thép như Vịt mềnh nhể
 

November Man

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-51388
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
2,165
Động cơ
474,086 Mã lực
Nơi ở
NƠI NÀO CÓ EM
Website
www.chelseafc.com.vn
Nói chung là giờ nó mà hắt xì hơi một cái là mệt đấy ạ.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ cho em hỏi ngu tý, sao nó không dỡ ra nấu thép như Vịt mềnh nhể
Trong ruột nó có tý phóng xạ cụ ạ, thêm vào đó còn nhiều chất độc hại khác làm cho giá thành sắt phế liệu vượt quá giá bán thép thành phẩm:-?
 

BinhLe

Xe hơi
Biển số
OF-83439
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
195
Động cơ
414,288 Mã lực
Trong ruột nó có tý phóng xạ cụ ạ, thêm vào đó còn nhiều chất độc hại khác làm cho giá thành sắt phế liệu vượt quá giá bán thép thành phẩm:-?
rời ạ, nó ko bán phế liệu vì ko muốn bị các nước khác sao chép công nghệ. Các bác nên nhớ rằng chi phí đóng cái TSB của Mẽo chỉ mất trung bình cỡ 3 tỷ USD khi nào hết khấu hao nó đem bỏ vì chi phi để gỡ bỏ theo tiêu chuẩn Mẽo (có sự giám sát chặt chẽ để ko bị tình báo nước ngoài sao chép hoặc thất thoát các khí tài bí mật trong đó) có lẽ còn đắt hơn quá nhiều so với tiền sắt vụn thu được. Còn bán cho nước khác thì .... các cụ tự hiểu lấy.

Ví dụ 1 tầu sân bay có thể thu về 100.000 tấn sắt vụn. Với giá sắt vụn (chưa qua chế biến) 0.5$/kg thì chỉ thu về được có 50 triệu USD thôi ợ. Chi phí nhân công, chi phí canh phòng nó trong suốt thời gian tháo dỡ.... liệu có đủ để bù đắp ko ? Với những bí mật quân sự vô giá chứa trong đó thôi thì nhấn chìm nó xuống dưới biển cho rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

zin3_cau

Xe tải
Biển số
OF-49144
Ngày cấp bằng
21/10/09
Số km
433
Động cơ
461,970 Mã lực
rời ạ, nó ko bán phế liệu vì ko muốn bị các nước khác sao chép công nghệ. Các bác nên nhớ rằng chi phí đóng cái TSB của Mẽo chỉ mất trung bình cỡ 3 tỷ USD khi nào hết khấu hao nó đem bỏ vì chi phi để gỡ bỏ theo tiêu chuẩn Mẽo (có sự giám sát chặt chẽ để ko bị tình báo nước ngoài sao chép hoặc thất thoát các khí tài bí mật trong đó) có lẽ còn đắt hơn quá nhiều so với tiền sắt vụn thu được. Còn bán cho nước khác thì .... các cụ tự hiểu lấy.

Ví dụ 1 tầu sân bay có thể thu về 100.000 tấn sắt vụn. Với giá sắt vụn (chưa qua chế biến) 0.5$/kg thì chỉ thu về được có 50 triệu USD thôi ợ. Chi phí nhân công, chi phí canh phòng nó trong suốt thời gian tháo dỡ.... liệu có đủ để bù đắp ko ? Với những bí mật quân sự vô giá chứa trong đó thôi thì nhấn chìm nó xuống dưới biển cho rồi.
Thảo nào Khưa ché con tầu gầm Giao Long hay Giao Nhíp gi đó mói xuống tận đáy biển Đông để cắm cờ -- chắc là mục đích chính là để mò đến mấy chỗ Mẽo đánh chìm tuầu này để coppy công nghệ của Mẽo! E chém tý hehee
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,094
Động cơ
401,541 Mã lực
rời ạ, nó ko bán phế liệu vì ko muốn bị các nước khác sao chép công nghệ. Các bác nên nhớ rằng chi phí đóng cái TSB của Mẽo chỉ mất trung bình cỡ 3 tỷ USD khi nào hết khấu hao nó đem bỏ vì chi phi để gỡ bỏ theo tiêu chuẩn Mẽo (có sự giám sát chặt chẽ để ko bị tình báo nước ngoài sao chép hoặc thất thoát các khí tài bí mật trong đó) có lẽ còn đắt hơn quá nhiều so với tiền sắt vụn thu được. Còn bán cho nước khác thì .... các cụ tự hiểu lấy.

Ví dụ 1 tầu sân bay có thể thu về 100.000 tấn sắt vụn. Với giá sắt vụn (chưa qua chế biến) 0.5$/kg thì chỉ thu về được có 50 triệu USD thôi ợ. Chi phí nhân công, chi phí canh phòng nó trong suốt thời gian tháo dỡ.... liệu có đủ để bù đắp ko ? Với những bí mật quân sự vô giá chứa trong đó thôi thì nhấn chìm nó xuống dưới biển cho rồi.

E thấy đem dìm cũng chưa chắc đã an toàn, vì biết đâu có bọn nào muốn ăn cắp công nghệ nó lặn xuống để xem thì sao nhỉ? Sao không tập trung tất các TSB cũ lại một chỗ, rồi trông coi cẩn thận?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,508 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
E thấy đem dìm cũng chưa chắc đã an toàn, vì biết đâu có bọn nào muốn ăn cắp công nghệ nó lặn xuống để xem thì sao nhỉ? Sao không tập trung tất các TSB cũ lại một chỗ, rồi trông coi cẩn thận?
Cái này Mỹ cũng làm rồi. Gọi là Mothball Fleets gồm tàu sân bay,tàu chiến, tàu vận tải v.v phòng khi có chiến sự thì mang ra dùng nhưng khi chiếc nào cũ quá rồi thì chủ động tặng cho Long vương. Còn việc lặn xuống ăn cắp công nghệ thì còn khó hơn đột nhập vào tầu đang nổi.
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
E thấy đem dìm cũng chưa chắc đã an toàn, vì biết đâu có bọn nào muốn ăn cắp công nghệ nó lặn xuống để xem thì sao nhỉ? Sao không tập trung tất các TSB cũ lại một chỗ, rồi trông coi cẩn thận?
Thì cái nào bí mật nó tháo hết rồi, còn cái xác đánh chìm để tạo san hô càng tốt chứ sao.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,496
Động cơ
49,620 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ước gì em được ở trên tàu sân bay của Mẽo 1 lần.
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
650
Động cơ
410,730 Mã lực
TSB là đỉnh cao của KHQS roài. Trừ phi dùng VKHN còn các loại VK quy ước không thể nào hạ được TSB vì không thể vượt được các tầng bảo vệ hàng hàng lớp lớp xung quan, cả trên mặt nước, dứoi nước và trên không.

Ngư lôi siêu khoang của Nga sắp đem bán đồng nát roài. Các cụ đừng có bàn nữa tốn tài nguyên diễn đàn. Thời nay diệt hạm chỉ có chơi ASM thôi. Ngư lôi chỉ dùng diệt tàu ngầm. Ngư lôi bây giờ tốc độ chừng 50 knot thừa sức đuổi kịp bất cứ tàu ngầm nào.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Trung Quốc sửa mặt boong tàu sân bay
Cập nhật lúc :4:21 PM, 01/11/2011
Ảnh vệ tinh do công ty DigitalGlobe cung cấp trong giai đoạn từ tháng 7 tới tháng 10/2011 cho thấy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gặp phải nhiều vấn đề.

(ĐVO) Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải từ chiếc tàu sân bay Varyag được nước này mua từ năm 1998 đã được tiến hành chạy thử lần đầu tiên vào ngày 10/8/2011 sau 6 năm sửa chữa và nâng cấp.

Trong chuyến chạy thử này, Varyag đã được lai dắt bằng tàu kéo 4 ngày ở khu vực phía bắc Hoàng Hải và vịnh Bột Hải, sau đó chiếc tàu đã quay trở lại cảng Đại Liên vào ngày 13/8.

Vào thời điểm này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết hàng không mẫu hạm này đã “hoàn thành được các nhiệm vụ như mong đợi”.
Một bức ảnh chụp ngày 31/7 cho thấy chiếc Varyag đã gần hoàn thành và sẵn sàng cho chuyến đi biển. Trong bức ảnh này, các thiết bị đã được dọn sạch khỏi boong tàu.

Phần boong tàu dành cho việc hạ cánh đã hoàn thành toàn bộ với một phần hình tròn được sơn trắng có vẻ như là điểm đáp số 4 của trực thăng; Đường cất cánh trên boong tuy chưa được kẻ đường hướng dẫn nhưng ba tấm che lửa từ động cơ máy bay đã được nâng lên. Từ bức ảnh có thể thấy sự thiếu vắng của các ống phóng tên lửa P-700 Granit, có thể đã được che đi để đợi trang bị các tên lửa nội địa.

Ảnh chụp ngày 31/7: Sàn tàu đã hoàn thành, đường hạ cánh và điểm hạ cánh số 4 của trực thăng đã được sơn đánh dấu Một bức ảnh khác của DigitalGlobe chụp ngày 23/8, 9 ngày sau khi chiếc Varyag trở về cảng Đại Liên sau chuyến chạy thử cho thấy chiếc tàu đã được đưa lên xưởng cạn. Yếu tố này cho thấy, tàu có thể gặp vấn đề nghiêm trọng trong chuyến đi biển đầu tiên.
Phần đuôi tàu bên phía cảng tập trung nhiều công nhân cho thấy, có vẻ tàu đã gặp vấn đề về thân hoặc hệ thống động lực. Ngoài ra, công nhân và thiết bị kỹ thuật cũng tập trung nhiều gần cầu nhẩy, cáp hãm hạ cánh số 1 và dọc phần hạ cánh trên boong...

Các tấm che lửa cũng được nâng lên, các đường hạ cánh, cất cánh đều được sơn nhưng phần sơn đánh dấu chỗ hạ cánh cho trực thăng đã biến mất.

Ảnh chụp ngày 23/8: 9 ngày sau chuyến đi biển đầu tiên của tàu sân bay Trung Quốc.
Thêm vào đó, cũng có những hoạt động bất thường ở tháp chỉ huy và toàn bộ các hệ thống vũ khí đã được bọc lại bằng vải bạt.

Đến ngày 23/9, một bức ảnh khác cho thấy có sự thay đổi lớn. Toàn bộ lớp phủ phần boong tàu dành cho việc cất hạ cánh đã bị bóc gỡ hoàn toàn và đang được sơn phủ lại bằng một loại sơn gốc kẽm crômát. Rõ ràng, phần boong tàu do Trung Quốc sửa lại năm 2005 đã gặp vấn đề lớn.

Ảnh chụp ngày 23/9: Phần phủ boong tàu đã bị lột đi để làm lại. Phần boong đang được sơn dở dang bằng sơn gốc kẽm crômát (màu vàng) Tấm ảnh gần dây nhất chụp vào ngày 7/10 cho thấy công việc làm lại boong tàu vẫn chưa hoàn thành.

Phần cầu nhẩy của chiếc tàu đã dược làm xong nhưng phần boong hạ cánh của máy bay vẫn xuất hiện mầu sắc và họa tiết không đồng nhất.

Phần boong tàu sát thang nâng hạ máy bay và gần đài chỉ huy đã được sơn xong bằng kẽm crômát nhưng chưa được làm lại hoàn toàn.

Ảnh chụp ngày 7/10: Phần cầu nhẩy đã được làm lại xong xuôi. Tuy nhiên phần boong hạ cánh vẫn chưa hoàn thành Tổng hợp lại, những bức ảnh trên cho thấy Trung Quốc đang sửa chữa hoặc cải tạo mặt boong tàu sân bay đầu tiên. Rất có thể, Hải quân Trung Quốc và công nhân nhà máy đóng tàu Đại Liên gặp nhiều thách thức phát sinh hơn dự đoán dù Trung Quốc đã làm thế giới ngạc nhiên khi họ có thể khôi phục con tàu đến mức như hiện nay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top