Chuyên gia Nga nói gì khi Su-75 bị phương Tây...chê?
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov đến từ Tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc đã đưa ra những bình luận đáng chú ý về tiêm kích hạng nhẹ Su-75 Checkmate.
Tạp chí Forbes mới đây đã xuất bản một bài báo về Su-75 (Su-59) Checkmate, được giới thiệu bởi Sukhoi và Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất (UAC) tại Triển lãm MAKS 2021, các kỹ sư đã thiết kế chỉ trong một năm
Thông tin ban đầu cho biết Su-75 sẽ có tải trọng chiến đấu tối đa 7,4 tấn; phạm vi bay mà không có thùng nhiên liệu bên ngoài sẽ là 2.900 km. Theo ước tính của các chuyên gia, nó sẽ cất cánh lần đầu tiên vào năm 2023.
Các nhà báo của Forbes đã xem xét chi tiết thiết kế của Su-75, ca ngợi các yếu tố bên ngoài giúp tăng khả năng tàng hình và lưu ý phần đuôi hình chữ V cũng làm giảm diện tích phản xạ radar.
Đồng thời các chuyên gia phương Tây cũng đã tìm ra những "thiếu sót". Đặc biệt, họ cảm thấy hình dạng sẽ làm phức tạp việc điều khiển, bất chấp khả năng cơ động cao của máy bay. Ngoài ra, họ còn tỏ ra nghi ngờ trước thể tích thùng nhiên liệu mà theo nhận xét là quá nhỏ, ảnh hưởng đến bán kính tác chiến.
Theo Giám đốc thương mại Tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc", chuyên gia quân sự Alexei Leonkov, nói về những thiếu sót hiện vẫn quá vội vàng khi chỉ có một mô hình được giới thiệu chứ không phải nguyên mẫu đã qua kiểm tra và thử nghiệm.
"Chỉ nêu ra những thiếu sót về vẻ bề ngoài là không chuyên nghiệp. Cho đến nay mới chỉ có một nguyên mẫu được trưng bày. Khi các cuộc thử nghiệm bay diễn ra, điều đó sẽ trở nên rõ ràng", vị chuyên gia nói rõ.
Ông Leonkov nhớ lại cách phương Tây cố gắng gièm pha tiêm kích Su-57, gọi nó là thế hệ thứ tư. Nhưng thực tế đã cho thấy đây là loại chiến đấu cơ độc nhất vô nhị với những đặc điểm không thể so sánh với F-35 hay F-22.
Dự kiến Su-75 sẽ được trang bị động cơ hiện đại dựa trên các công nghệ mới giúp sản phẩm có tính kinh tế cao, cung cấp thời gian bay tăng dài và khả năng thực hiện bất kỳ thao tác nào trên không với tình trạng quá tải nhất định, chuyên gia nhấn mạnh để đáp lại tuyên bố của các nhà báo phương Tây.
Bên cạnh đó, như người đứng đầu Bộ Công Thương Denis Manturov cho biết tại buổi giới thiệu, Checkmate có khả năng cạnh tranh với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-35A Lightning II của Mỹ. Đồng thời tiêm kích mới của Nga sẽ rẻ hơn từ 6 đến 7 lần.
Theo ông Leonkov, máy bay đang được tạo ra có tính đến các công nghệ được tích hợp trên Su-57. Đây sẽ là tiêm kích thế hệ thứ năm có tính đến tất cả những cải tiến có trong Su-57.
"Giảm tín hiệu phản xạ, bố trí vũ khí trong khoang kín, hệ thống điện tử hàng không hiện đại và sức mạnh động cơ. Tất cả những điều này sẽ khiến Su-75 trở thành một đơn vị chiến đấu hiện đại khá phù hợp, một máy bay thế hệ thứ năm hạng nhẹ mà F-35 không phải là đối thủ cạnh tranh", chuyên gia Leonkov chắc chắn.
Một trong những lợi thế chính, tạo ra sự mới lạ so với máy bay chiến đấu của Mỹ là các nhà thiết kế Nga có kế hoạch cung cấp cho Su-75 tốc độ bay siêu âm khi lực đẩy đốt nhiên liệu phụ trội sẽ vượt quá khả năng của F-35, ông Leonkov nhấn mạnh.
Điều tương tự cũng có thể nói về khả năng cơ động và trang bị vũ khí: giới phân tích cho rằng Su-75 Checkmate sẽ có thể tấn công cả mục tiêu trên mặt đất và trên không, chuyên gia lưu ý.
Theo ông Leonkov, sự xuất hiện của máy bay chiến đấu một động cơ mở ra một hướng đi quan trọng khác cho các nhà thiết kế Nga - đó là chế tạo tiêm kích cất và hạ cánh thẳng đứng.
"Phương tiện trên phù hợp với các tàu tấn công đổ bộ đa năng đang được đóng ở Kerch. Chúng được thiết kế để chứa trực thăng tấn công và vận tải. Nhưng nếu trên chúng xuất hiện máy bay cất và hạ cánh thẳng đứng, sức chiến đấu của tàu sẽ tăng lên gấp nhiều lần", vị chuyên gia khẳng định.
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov đến từ Tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc đã đưa ra những bình luận đáng chú ý về tiêm kích hạng nhẹ Su-75 Checkmate.
datviet.trithuccuocsong.vn
Tóm tắt thường kém hơn mới đi chê người khác, nói thêm về việc Su-75 bị gán mác sao chép
Copy này kia vào thế kỷ 21 là vô nghĩa. Suốt cả thế kỷ 20, là giai đoạn phát minh, kiểm chứng và thực nghiệm các kiểu dáng khí động học. Kết quả là các cấu trúc tối ưu cho từng loại máy bay là cả một kho tư liệu. Các quốc gia hàng không-vũ trụ như Nga hay Mỹ luôn có những thứ tương đồng vì cơ sở khoa học không có sự khác biệt, các kết quả đó là sáng tạo, khoa học và công nghệ. Yêu cầu gần giống nhau sẽ dẫn đến những giải pháp gần giống nhau vì không dễ gì đưa ra một nguyên tắc giải quyết vấn đề hoàn toàn mới trong kỹ thuật.
Nhìn về bên ngoài, các máy bay chở khách được phát triển gần đây đều gống nhau, chỉ có điểm khác biệt về kích thước, wingtip devices... nhưng cũng không thể nói hãng nào bắt chước hãng nào. Tuy nhiên, chính những sự khác biệt nhỏ trong thiết kế máy bay lại có thể quyết dịnh sự thành công hay thất bại của cả một dự án lớn.
Thực tế Su-75 có 2 cửa hút gió, chứ không phải 1, chỉ là làm liền khối & cũng không to đùng buồn cười như X-32.