Thấy 2 cụ trên tranh luận hăng quá nhưng mỗi cụ một nẻo, ngu ý của em như sau:
- Nói về việc xuống dốc, cần phân biệt dốc dài và dốc ngắn
+ Đối với dốc ngắn: chả ngại gì mà không dùng phanh, dùng hãm động cơ hay không là tùy từng người, chẳng giỏi hay kém gì ở đó cả. Vì đơn giản thời gian phanh không đủ để làm nóng má dẫn tới bó phanh, mất phanh.
+ Đối với dốc dài: Phải dùng phanh động cơ (đi số thấp) kết hợp với hệ thống phanh, ở đây là kết hợp để giảm tải thời gian ghì phanh, giúp phanh không bị ma sát làm nóng gây mất phanh.
- Nói về việc đi số thấp
+ Đối với con city em đang sở hữu thì đúng như cụ quangzizi đã nói, việc chuyển số được tính toán bởi hệ thống, bác có thể can thiệp bằng việc gẩy lẫy số xuống thấp và không ga, không cần vào số S; máy sẽ giữ số đó. Đến khi bạn ga lên nó sẽ có hiện tượng vọt nhẹ theo cấp số đó và nhanh chóng chuyển sang cấp số phù hợp vận tốc
+ Khi vào số S, việc chuyển số được thực hiện bằng tay hoặc tự động khi vòng tua lên rất cao mới chuyển. Nó được thiết kế để đảm bảo lực kéo trong một thời gian dài trước khi bạn chủ động tăng số hoặc khi đạt ngưỡng chuyển số theo tính toán của hệ thống.
- Như vậy, sự khác nhau giữa số S và số D + lẫy giảm số là thời điểm chuyển số khi vào ga. Số D sẽ chuyển số nhanh hơn, thời gian duy trì lực kéo ngắn hơn, ít gây giật mình hơn cho người điều khiển. Số S có thời gian duy trì lực kéo dài hơn, dễ gây mất kiểm soát với người lái thiếu kinh nghiệm.
- Kết luận của em: Nếu chỉ đi hầm chung cư thì D + lẫy giảm số là đủ, tránh duy trì lực kéo lớn khi tăng ga, dễ giật mình trong không gian hẹp; nếu đi đèo dốc, các cụ hoàn toàn có thể chủ động bằng việc đi số S, hoặc kết hợp D và lẫy giảm số khi cần lực hãm; và chắc chắn vẫn phải dùng PHANH. Chả có lý thuyết nào bảo xuống dốc không dùng phanh cả, chỉ là không ghì phanh lâu gây nóng má, mất phanh thôi.