Em cũng lấy vợ đc 3 năm rồi đây. Vợ em thuộc loại bướng, lắm tật xấu nên em phần nào hiểu được tình cảnh của cụ. Em đã phải lường trước mọi thứ, chấp nhận nghe mắng để ra ở riêng ngay từ ngày tổ chức lễ cưới mà vẫn có thời điểm còn suýt toang. Em ko có nhiều kinh nghiệm nên chỉ xin chia sẻ với cụ một chút như sau, cụ suy nghĩ xem có áp dụng được cho cụ ko.
Thứ nhất, nếu vợ cụ ko khéo và ko có tính nhẫn nhịn thì cụ nên xác định chắc chắn phải ra ở riêng. Tuy nhiên để lo được cho ông bà nữa thì cụ phải ở gần. Thế nên tìm một nhà nào trong bán kính vài trăm mét đến tối đa 1km mà thuê là đẹp nhất. Ở riêng sẽ tránh được va chạm mẹ chồng nàng dâu, bớt căng thẳng cho cả cụ, vợ cụ và bố mẹ cụ. Thực sự thì 9 người 10 ý nên ở chung cực kỳ dễ nảy sinh mâu thuẫn, từ những thứ nhỏ xíu trong sinh hoạt hàng ngày. Những mâu thuẫn này tích tụ lại sẽ làm các bên stress, mà stress thì sẽ dẫn đến hành động phản kháng và lại tạo hình ảnh xấu và rồi lại càng stress, lại càng khó chịu với từng hành động nhỏ nhất trong sinh hoạt. Cái vòng luẩn quẩn nó sẽ lặp đi lặp lại mãi. Thế nên cụ muốn bình yên thì cụ phải cắt cái vòng luẩn quẩn này, chấp nhận phải chịu khổ hơn nhưng giải quyết được cái to hơn. Mà thuê nhà gần nhà ông bà thì thực chất cụ vẫn gửi nhờ con cho ông bà đc, vẫn giúp đỡ ông bà lúc khó khăn ốm đau được nên tìm nhà thuê gần nhà ông bà là tốt nhất. Cái này em rút ra từ chính kinh nghiệm đau thương của em, hiện tại em thuê nhà cách nhà ông bà có mấy bước chân thôi. Em áp dụng đúng theo câu xa thơm gần thối và kết quả là hồi mới cưới các cụ nhà em bực với ghét vợ em lắm nhưng giờ thì có vẻ lại cũng quý rồi.
Thứ hai, cụ phải xác định chịu khổ, gánh vác thêm khoản làm keo kết nối, chịu 1 ít điều tiếng để giảng hoà dần giữa vợ và các cụ. Ví dụ như mẹ phàn nàn vợ thì cụ một mặt xác nhận lỗi của vợ nhưng một mặt cũng phải nói đỡ cho vợ, tương tự khi vợ phàn nàn mẹ cụ thì cụ cũng phải tìm lời nói đỡ. Hoặc giả khi vợ cụ có lỗi gì đó như ông bà dặn phải cho cháu ăn cái này cho khỏi ho hay mua cái kia cho cháu chẳng hạn mà vợ cụ quên thì khi ông bà mắng thì cứ mở mồm ra nhận ngay là hôm trước con bảo vợ để con mua cho mà con bận quá con quên mất, để hôm sau con mua. Cứ nhớ kĩ mình là con đẻ, mình phạm lỗi sẽ đc ưu ái hơn thì cứ nhận giúp vợ vài lỗi cũng đc chả sao. Cứ dần dà như vậy thì mâu thuẫn sẽ giảm. Ngoài ra cụ cũng biết ông bà thích gì, cần gì thì phải phím cho vợ, giục vợ nó làm để lấy điểm với ông bà. Nếu vợ thuộc mẫu cứng đầu thì cũng phải dùng kế 1 chút, kiểu như ông bà nói mấy hôm ốm mệt quá, thèm ăn mấy quả nho mà chưa đi mua đc thì cụ có thể tương kế tựu kế bảo vợ mua mấy pack nho (đúng loại ông bà thích) về cho nhà ăn xong bảo nhiều nhỉ, em cầm qua biếu ông bà một ít hộ chồng, chồng đang bận tí việc (giả vờ bận tí). Cứ thế dần dà là lấy đc cảm tình và mọi chuyện nó sẽ ổn.
Thứ ba, cụ phải học cách lờ đi những cái vợ làm chưa đc theo đúng ý cụ. Ví dụ như nấu ăn ko hợp khẩu vị của cụ thì cụ cũng đừng có chê. Hoặc giả như vợ nó bừa bộn quá, cụ nhắc nhiều mà vợ nó gắt thì cụ có thể lờ đi nhưng cụ cứ bừa hơn vợ cụ. Đến lúc vợ nó nhắc thì cụ bảo anh học theo em chứ ai hoặc nói kiểu cợt nhả như anh đang tự thay đổi bản thân cho phù hợp với nàng mà.
Thứ tư, có hai nhóc đẻ sát nhau như vậy thì cụ phải xác định là cụ phải cố gắng nhiều đấy, phải lao vào mà share việc nhà, học cách chăm con với vợ chứ ko nó quá tải là vợ nó sẽ biến hình thành gấu biển chứ ko còn là mèo nhỏ của cụ như ngày xưa nữa đâu.
Thứ năm, đừng có bỏ bê việc quan hệ vợ chồng mà phải tìm cách làm sao cho nó vẫn đảm bảo ngon lành vì cái món này nó sẽ giảm đc stress cho vợ cụ nhiều, đồng thời làm vợ cụ ngoan với cụ hơn.
Thứ sáu, cụ phải xác định để chuyển biến tình hình thì phải tốn 1 khoảng thời gian, ban đầu sẽ hầu như ko thấy hiệu quả nhưng rồi càng về sau càng rõ và càng dễ, giống như cụ đẩy lăn 1 hòn đá ấy. Lúc đầu thì nặng nhưng lúc có đà rồi thì nó tự lăn và cụ sẽ ko thấy mệt nữa.