[Funland] Hơn 63.000 m2 đất quốc phòng tại Đà Nẵng bị xẻ thịt làm nhà ở

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
457
Động cơ
209,166 Mã lực
Tuổi
34
Từ năm 2011, tại TP Đà Nẵng, khu vực đất quốc phòng tiếp giáp sân bay Đà Nẵng thuộc quyền quản lý của Sư đoàn Không quân 372 đã được xẻ ra để làm khu dân cư cho gia đình quân nhân.

Lấy đất giáp sân bay làm khu dân cư

Lý do xẻ đất làm nhà ở được lãnh đạo Sư đoàn 372 giải thích: “Sư đoàn 372 là sư đoàn không quân chủ lực đóng quân trên địa bàn Đà Nẵng. Lực lượng sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn trên địa bàn TP rất đông, nhu cầu về đất ở rất lớn. Từ thực tế đó, UBND TP Đà Nẵng và quân chủng phòng không - không quân (PK-KQ) thống nhất bố trí đất để làm dự án”.

Ngày 6-7-2011, tướng Phương Minh Hòa (lúc đó là tư lệnh quân chủng PK-KQ) đã ký văn bản đồng ý cho Sư đoàn 372 chọn chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư CTK (92/4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP.HCM) thực hiện dự án xây dựng khu gia đình quân nhân sân bay Đà Nẵng. Đối tác đầu tư là Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không ACC. Đồng thời giao Sư đoàn 372 và chủ đầu tư làm việc với các cơ quan chức năng để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất ở.

Ngày 11-10- 2011, UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng khu gia đình quân nhân Sư đoàn 372. Theo đó, khu đất diện tích hơn 63.000 m2 với phía Bắc là đường quy hoạch 14,5 m, phía Nam và phía Đông giáp sân bay Đà Nẵng, phía Tây giáp đường Huỳnh Ngọc Huệ được chia thành 414 lô.

Sau khi có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng của UBND TP Đà Nẵng, cuối tháng 10- 2011, Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy quân chủng PK-KQ (đại diện bên A), đã ký với ông Nguyễn Xuân Hải (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư CTK - bên B) hợp đồng hợp tác đầu tư dự án khu gia đình quân nhân.

Theo hợp đồng này, quân chủng PK-KQ sẽ bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư CTK toàn bộ diện tích hơn 63.000 m2, hỗ trợ Công ty CTK thực hiện các thủ tục cần thiết để lập và trình duyệt thực hiện dự án. Trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất ở. Còn phía CTK sẽ bỏ tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, công viên và cây xanh.

Việc phân chia lợi nhuận được tính như sau: Sư đoàn 372 của quân chủng PK-KQ được quyền sử dụng 272 lô đất để phân bán với giá chính sách cho cán bộ quân nhân được xét duyệt cấp đất. Công ty CTK được quyền bán kinh doanh 142 lô đất, nộp cho ngân sách nhà nước số tiền sử dụng đất là 17,4 tỉ đồng.





Dự án nhà ở quân nhân Sư đoàn 372 giờ toàn người ngoài vào mua đất xây nhà ở. Ảnh: LÊ PHI


Khu đất quân đội 85 Duy Tân cho tư nhân thuê giờ trở thành garage sửa xe Hải Phú Quý. Ảnh: LÊ PHI

Rao bán tràn lan

Điều đáng nói, sau khi được cấp đất tại dự án, nhiều quân nhân đã rao bán ồ ạt với giá hàng tỉ đồng/lô tùy theo từng loại đường và diện tích. Một lô khoảng 85 m2 giá thấp nhất cũng trên 3 tỉ đồng do dự án nằm ngay khu vực trung tâm TP. Hiện trong dự án, dân cư đã vào ở khá đông, sầm uất nhưng rất nhiều hộ dân không phải là quân nhân.

Anh H., ba năm trước đến mua lại đất ở đây, cho biết: “Mang tiếng là khu dân cư gia đình quân nhân chứ thật ra toàn người tứ xứ tới mua đất, xây nhà để ở. Đất cũng mua qua bán lại nhiều lần rồi. Giờ lên mạng vẫn còn người rao bán đấy. Ở đây gần như chả còn mấy gia đình là quân nhân”.

Trong vai người cần mua đất, chúng tôi được một người môi giới cho hay đang có người gửi bán lô đất có diện tích 92 m2, đường rộng 7,5 m với giá 4,5 tỉ đồng. Một người khác cũng rao bán lô hai mặt tiền Trần Can-Phần Lăng 18 diện tích 136 m2 với giá gần chục tỉ đồng.

Đại diện Sư đoàn 372 lý giải về việc này: “Nhiều anh em bộ đội có hoàn cảnh rất khó khăn. Thế nên nhiều người nhận xong rồi bán để đi mua đất chỗ khác vì không có tiền xây nhà chứ họ cũng không buôn bán gì đâu (!?)”.

Lãnh đạo Sư đoàn 372 cho biết những vấn đề Pháp Luật TP.HCM đề cập ở trên đã được Thanh tra Bộ Quốc phòng và UBKTTƯ làm rõ. Sư đoàn sẽ thực hiện nghiêm kết luận, chỉ đạo của UBKTTƯ và Bộ Quốc phòng.
Hợp tác làm trung tâm thương mại

Theo tài liệu chúng tôi có được, quân chủng PK-KQ còn cho phép nhiều doanh nghiệp thuê đất quốc phòng tại khu vực sân bay. Ít nhất có ba dự án lớn được cho thuê tổng cộng hơn 32.500 m2 đất quốc phòng do Sư đoàn 372 quản lý để xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê.

Dự án thứ nhất tại 85 Duy Tân với diện tích 15.661 m2, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Đà Nẵng, thời gian thực hiện 49 năm. Theo phương án được phê duyệt năm 2011, dự án này sẽ triển khai từ năm 2011, đến quý III-2013 đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết về quy mô, nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án…

Dự án tại 126 Duy Tân có diện tích 9.335 m2 theo Hợp đồng số 02 ngày 2-1-2013 với Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 512, thời gian thực hiện 49 năm. Tuy nhiên, tới nay Công ty 512 chưa thực hiện đúng phương án được duyệt, chưa làm đúng hợp đồng đã ký.

Thứ ba là dự án 132 Duy Tân, diện tích 7.521 m2, Hợp đồng số 26 ngày 24-4-2013 với Công ty Cổ phần Bất động sản CT, thời gian thực hiện 49 năm. Cũng như hai dự án trên, chủ đầu tư dự án này chưa thực hiện đúng hợp đồng.

Theo ghi nhận đầu tháng 7, khu đất 85 Duy Tân hiện có garage sửa xe Hải Phú Quý, bên cạnh là quán nhậu hải sản; còn khu đất 126 và 132 Duy Tân chỉ được dùng để làm trụ sở công ty và quán cà phê.

“Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, sư đoàn đã yêu cầu các chủ đầu tư giao lại đất và họ đều đã ký cam kết sẽ bàn giao đất nhưng xin thêm một ít thời gian. Chúng tôi đã có công văn đề nghị TP cắt điện, nước để các đơn vị sớm bàn giao đất” - đại diện Sư đoàn 372 nói.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa có kết luận về các sai phạm trong quản lý đất đai liên quan đến quân chủng PK-KQ. Trong đó, Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời gian giữ cương vị tư lệnh quân chủng PK-KQ có sai phạm khi trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; liên doanh, liên kết không đúng quy định.
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tịch thu lại toàn bộ, chỗ nào có đường giữ nguyên để làm bãi đỗ xe, chỗ nào đã làm nhà thì phá đi, tất cả biến thành công viên cây xanh. Đà Nẵng quá thiếu công viên rồi.
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
457
Động cơ
209,166 Mã lực
Tuổi
34
Bí ẩn tập đoàn CTK chuyên 'hứng' dự án đất quốc phòng
04/07/2018 08:14 GMT+7
TTO - Bí ẩn từ cái tên công ty. CTK là gì? Ông chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Hòa nói không biết, nghe nói là tên 3 vị nào đó. 3 vị nào? Có thể ông Hòa chưa dám nói thật.

Một căn nhà mẫu nằm trong khu đất dự án gắn biển CTK group (ảnh chụp trên đường Tân Sơn, khu vực bên ngoài sân golf Tân Sơn Nhất, thuộc P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM) - Ảnh: HỮU KHOA

Liên quan đến chuyện hợp tác đầu tư những dự án bất động sản của các đơn vị trực thuộc Quân chủng phòng không - không quân như Tuổi Trẻ đã thông tin, hầu hết những dự án này đều được giao cho Công ty cổ phần đầu tư CTK (Công ty CTK) hoặc doanh nghiệp có liên quan đến CTK lo thủ tục.

CTK group là ai?

Qua những tài liệu mà Tuổi Trẻ có được, dường như Công ty cổ phần đầu tư CTK ra đời để hứng các dự án từ đất quốc phòng do Quân chủng phòng không - không quân (PK-KQ) quản lý.

Công ty CTK ra đời ngày 16-5-2011, tròn đúng 1 tháng sau khi Bộ Quốc phòng đồng ý cho Bộ tư lệnh PK-KQ chuyển đổi đất quốc phòng sang đất ở để xây nhà cho quân nhân tại TP.HCM (ngày 16-4-2011).





Sau đó chưa đầy 3 tháng, trung tướng Phương Minh Hòa (tư lệnh Quân chủng PK-KQ) ký văn bản đồng ý chọn một công ty mới vừa ra đời là CTK làm chủ đầu tư dự án xây dựng gia đình quân nhân sân bay Đà Nẵng (diện tích dự án là 63.000m2).

Mười tháng sau, CTK tiếp tục ký hợp đồng với Quân chủng PK-KQ để hợp tác đầu tư xây nhà ở cho gia đình quân nhân thuộc Quân chủng PK-KQ tại TP.HCM, với lô đất có diện tích hơn 8.000m2 cạnh sân golf Tân Sơn Nhất.

Sau đó các dự án khác: gần 60.000m2 tại TP.HCM, 73.000m2 ở Vũng Tàu tiếp tục rơi vào tay CTK group.

200.000m2 đất quốc phòng được chuyển đổi mục đích và "được chỉ định" giao trong một thời gian cực ngắn cho một công ty mới ra đời.

Điều này nói lên cái gì? Và phía sau group này là lợi ích thế nào?

Rất may là quân đội đã có những động thái kiên quyết và chấn chỉnh nhanh chóng, sau khi tiến hành thanh tra toàn bộ việc sử dụng và kinh doanh đất quốc phòng trong năm 2017. Và việc khắc phục hậu quả và xử lý sai phạm đang diễn ra…


Một góc khu gia đình quân nhân sư đoàn 372 ở Đà Nẵng do CTK làm chủ đầu tư - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Các cổ đông của CTK

Trong 3 cổ đông góp vốn đầu tiên vào Công ty CTK thì ông Nguyễn Xuân Hải góp vốn 60 tỉ (tương đương tỉ lệ 50% cổ phần vốn góp) với chức danh tổng giám đốc của CTK, ông Hải đồng thời là người ký các hợp đồng hợp tác với Quân chủng PK-KQ để thực hiện hàng loạt dự án này.

Qua 6 lần đăng ký thay đổi nội dung hoạt động kể từ khi thành lập, vào ngày 20-2-2017 CTK đã tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng.

Thời điểm tăng vốn này diễn ra ngay sau khi UBND TP.HCM có quyết định (ngày 3-2-2017) chấp thuận phê duyệt đầu tư dự án thứ 2 với diện tích dự án là gần 60.000m2 xây nhà ở gia đình quân nhân 2 sư đoàn 367 và 370 (P.15, Q.Tân Bình, TP.HCM), dự án có tổng mức đầu tư khái toán là 2.151 tỉ đồng.

Ngay sau đó một tháng, ông Hải cùng các cổ đông sáng lập đồng loạt chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong phiên họp cổ đông ngày 19-4-2017.

Ba cổ đông mới là ông Nguyễn Văn Hòa (chủ tịch HĐQT CTK chiếm 65% vốn điều lệ), ông Nguyễn Phương Long (30%) và bà Nguyễn Thị Như Mai (5%) vốn điều lệ.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Đúng là không sợ giặc nào bằng giặc tham.
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
457
Động cơ
209,166 Mã lực
Tuổi
34
Dự án nào cũng có mặt công ty CTK
03/07/2018 10:17 GMT+7
TTO - Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, không chỉ TP.HCM, tại Vũng Tàu, Đà Nẵng... cũng có những dự án bất động sản liên quan đến các đơn vị của Quân chủng Phòng không - không quân (PKKQ).

Một góc dự án khu gia đình quân nhân sư đoàn 372 ở Đà Nẵng được giao cho Công ty CTK làm chủ đầu tư - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Tất cả những dự án này đều được giao cho Công ty cổ phần đầu tư CTK (Công ty CTK) hoặc doanh nghiệp có liên quan đến CTK lo thủ tục, đầu tư xây dựng, trong đó có dự án thể hiện rõ tỉ lệ "phân chia lợi nhuận"...

73.000m2 đất quốc phòng thành dự án CTK

Tại phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu hiện có dự án khu nhà ở quân nhân của Quân chủng PKKQ với diện tích hơn 73.000m2.

Theo tìm hiểu, ngày 15-7-2013, Bộ Quốc phòng có văn bản đồng ý, cho phép Quân chủng PKKQ làm việc với cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để hoàn thành các thủ tục chuyển hơn 62.000m2đất quốc phòng để quy hoạch, xây dựng khu gia đình quân nhân của quân chủng.





Ngày 8-8-2013, tư lệnh Quân chủng PKKQ - trung tướng Phương Minh Hòa có quyết định chọn Công ty CTK làm "đối tác" xây dựng khu gia đình quân nhân tại P.Thắng Nhất, TP Vũng Tàu.

Tiếp đó, ngày 19-8-2013, trung tướng Phương Minh Hòa tiếp tục có quyết định thu hồi diện tích đất nói trên do sư đoàn 367 quản lý giao cho Công ty CTK để triển khai dự án.

Tháng 1-2014, dựa trên diện tích đo đạc thực tế, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định thu hồi hơn 73.000m2 (tức chênh lệch khoảng 11.000m2 so với quyết định thu hồi của Bộ Quốc phòng và giao đất của Quân chủng PKKQ) để Công ty CTK lập thủ tục đầu tư dự án.

Đến tháng 4-2015, UBND TP Vũng Tàu có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án trên.

Ngày 2-7-2018, một lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị TP Vũng Tàu cho biết quy hoạch 1/500 chỉ là bước khởi đầu của dự án và còn phải qua nhiều thủ tục nữa như xác định vị trí đất để nộp thuế chuyển nhượng, lập dự án đầu tư và được các cấp thẩm quyền phê duyệt.

Cùng ngày, một lãnh đạo UBND P.Thắng Nhất, TP Vũng Tàu cho biết hiện trong khu đất của dự án có gần 40 hộ dân sinh sống.

Ngày 2-7, có mặt tại dự án này, chúng tôi thấy toàn bộ đất nằm lọt thỏm trong khuôn viên của E261.

Khu đất này có đoạn có tường xây cách biệt với khu dân cư nhưng cũng có đoạn chỉ là những hàng rào tạm bợ. Bên trong dự án đã có những con đường chính trải đá dăm và các đường xương cá.

Đất đã được chia lô, đóng cọc. Cột điện cũng đã được cắm trên đất dự án, chỉ chờ bắc đường dây. Phía cổng phụ của dự án có một hàng rào đơn sơ với dòng chữ "Công trường đang thi công. Cấm vào".

Những người dân ở đây cho biết dự án triển khai làm hạ tầng từ lâu rồi và ai cũng biết đây là đất của dự án quân đội.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hiện nay tại dự án này đang xảy ra việc người dân tố cáo cán bộ liên quan đến việc vì sao khu đất này có hai diện tích: một là theo quyết định thu hồi đất của Bộ Quốc phòng 62.339m2 và một là theo diện tích đo đạc thực tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 73.463,3m2.

Hiện ngành chức năng của TP Vũng Tàu đang xác minh đơn tố cáo này.

Theo tìm hiểu, khu đất xung quanh E261 từ hàng chục năm nay là điểm nóng về xây dựng trái phép.

Từ gần 10 năm trước, theo xác định của UBND phường Thắng Nhất đã có những gia đình hợp đồng thuê ao thả cá của E261 sau đó sang nhượng trái phép, xây cất trái phép trên đất quốc phòng. Và ở đây đã hình thành khu dân cư mà người dân thường gọi "xóm liều".

Đáng chú ý, theo đánh giá của chính quyền, nguyên nhân của sự việc trên là do đất quốc phòng bị quản lý lỏng lẻo.

Nguyên nhân có một phần là do E261 không chủ động ngăn chặn, phát hiện ngay từ khi các hộ dân bắt đầu vi phạm cũng như không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, xử lý kiên quyết. Khi được yêu cầu phối hợp, có lúc E261 không kịp thời cử người.

Ngày 2-7 khi liên lạc với chỉ huy E261 để hỏi về dự án cũng như những việc liên quan đến quản lý đất, vị này cho biết đang công tác ở Hà Nội và hẹn khi nào về, vào đơn vị làm việc.


Một góc khu đất quốc phòng được Quân chủng PKKQ giao cho CTK làm chủ đầu tư tại phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu - Ảnh: T.K.L.

Đà Nẵng: 63.000m2!

Trong khi đó, các dự án tại Đà Nẵng cũng có sự hiện diện của Công ty CTK. Theo tài liệu của Tuổi Trẻ, ngày 6-7-2011 trung tướng Phương Minh Hòa, lúc đó là tư lệnh Quân chủng PKKQ, đã ký văn bản đồng ý chọn Công ty CTK làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu gia đình quân nhân sân bay Đà Nẵng.

Đối tác đầu tư là Công ty TNHH một thành viên xây dựng công trình hàng không ACC. Đồng thời giao sư đoàn 372 và chủ đầu tư làm việc với các cơ quan chức năng để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất ở.

Ngày 11-10-2011, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết. Theo đó, khu đất diện tích 63.606m2 giáp ranh sân bay Đà Nẵng được phép chia ra 414 lô.

Sau khi có quyết định phê duyệt của UBND TP Đà Nẵng, cuối tháng 10-2011, thiếu tướng Nguyễn Kim Cách - phó chính ủy Quân chủng PKKQ (đại diện bên A) - đã ký hợp đồng với ông Nguyễn Xuân Hải, tổng giám đốc Công ty CTK (bên B), đầu tư dự án này.


Thông tin về Công ty CTK và văn bản do ông Phương Minh Hòa ký chấp thuận cho CTK thực hiện dự án. Ông Hòa là người vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận có sai phạm trong việc ký kết các dự án hợp tác làm khu nhà ở quân nhân

Theo hợp đồng, Quân chủng PKKQ đóng góp bằng quỹ đất và sẽ bàn giao cho Công ty CTK toàn bộ diện tích 63.606m2, hỗ trợ thủ tục pháp lý cho công ty để lập và trình duyệt dự án. Trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất ở.

Công ty CTK có trách nhiệm bỏ tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng...

Việc phân chia lợi nhuận được tính như sau: sư đoàn 372 được quyền sử dụng 65,1% sản phẩm của dự án (tức là 272 lô đất) để phân bán với giá chính sách cho cán bộ quân nhân được xét duyệt.

Công ty CTK được quyền bán kinh doanh 34,9% còn lại (tức là 142 lô đất, diện tích 13.445m2). Đáng chú ý, để sở hữu 142 lô đất này Công ty CTK chỉ phải nộp cho ngân sách nhà nước tiền sử dụng đất là 17,4 tỉ đồng.

Như vậy không chỉ ở TP.HCM, các dự án ở một số địa phương khác cũng được giao cho Công ty CTK hoặc doanh nghiệp có liên quan đến Công ty CTK làm chủ đầu tư.

Vậy Công ty CTK là ai?

Đề nghị không giao đất khi chưa xong thủ tục về đất đai

Đầu tháng 5-2018, tại buổi làm việc với thiếu tướng Bùi Anh Chung - phó tư lệnh Quân chủng PKKQ - về dự án xây dựng khu gia đình quân nhân ở P.Thắng Nhất, UBND TP Vũng Tàu đề nghị quân chủng không nên giao quyết định giao đất cho quân nhân, cán bộ khi chưa xong các thủ tục về đất đai.
 

businessman007

Xe buýt
Biển số
OF-573390
Ngày cấp bằng
10/6/18
Số km
779
Động cơ
151,124 Mã lực
Tuổi
32
Tịch thu lại toàn bộ, chỗ nào có đường giữ nguyên để làm bãi đỗ xe, chỗ nào đã làm nhà thì phá đi, tất cả biến thành công viên cây xanh. Đà Nẵng quá thiếu công viên rồi.
Đất mua có sổ đỏ nhà nước lấy gì mà tịch thu
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
457
Động cơ
209,166 Mã lực
Tuổi
34
Cấp sai các quy định về đất đai mà đất đã được cấp sổ đỏ thì có tịch thu bảo vệ tài sản của nhà nước được không các bác nhỉ?
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đất mua có sổ đỏ nhà nước lấy gì mà tịch thu
Trả lại tiền cho người mua vì giấy tờ trên làm sai quy định. Những người đã đặt bút ký và có quyền lợi đề nghị điều tra kỹ, tịch thu tài sản bù vào những người dân đã mua đất ở đó.
 

Chúa tể rừng xanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458298
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
5,871
Động cơ
248,280 Mã lực
Từ năm 2011, tại TP Đà Nẵng, khu vực đất quốc phòng tiếp giáp sân bay Đà Nẵng thuộc quyền quản lý của Sư đoàn Không quân 372 đã được xẻ ra để làm khu dân cư cho gia đình quân nhân.

Lấy đất giáp sân bay làm khu dân cư

Lý do xẻ đất làm nhà ở được lãnh đạo Sư đoàn 372 giải thích: “Sư đoàn 372 là sư đoàn không quân chủ lực đóng quân trên địa bàn Đà Nẵng. Lực lượng sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn trên địa bàn TP rất đông, nhu cầu về đất ở rất lớn. Từ thực tế đó, UBND TP Đà Nẵng và quân chủng phòng không - không quân (PK-KQ) thống nhất bố trí đất để làm dự án”.

Ngày 6-7-2011, tướng Phương Minh Hòa (lúc đó là tư lệnh quân chủng PK-KQ) đã ký văn bản đồng ý cho Sư đoàn 372 chọn chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư CTK (92/4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP.HCM) thực hiện dự án xây dựng khu gia đình quân nhân sân bay Đà Nẵng. Đối tác đầu tư là Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không ACC. Đồng thời giao Sư đoàn 372 và chủ đầu tư làm việc với các cơ quan chức năng để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất ở.

Ngày 11-10- 2011, UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng khu gia đình quân nhân Sư đoàn 372. Theo đó, khu đất diện tích hơn 63.000 m2 với phía Bắc là đường quy hoạch 14,5 m, phía Nam và phía Đông giáp sân bay Đà Nẵng, phía Tây giáp đường Huỳnh Ngọc Huệ được chia thành 414 lô.

Sau khi có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng của UBND TP Đà Nẵng, cuối tháng 10- 2011, Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy quân chủng PK-KQ (đại diện bên A), đã ký với ông Nguyễn Xuân Hải (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư CTK - bên B) hợp đồng hợp tác đầu tư dự án khu gia đình quân nhân.

Theo hợp đồng này, quân chủng PK-KQ sẽ bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư CTK toàn bộ diện tích hơn 63.000 m2, hỗ trợ Công ty CTK thực hiện các thủ tục cần thiết để lập và trình duyệt thực hiện dự án. Trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất ở. Còn phía CTK sẽ bỏ tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, công viên và cây xanh.

Việc phân chia lợi nhuận được tính như sau: Sư đoàn 372 của quân chủng PK-KQ được quyền sử dụng 272 lô đất để phân bán với giá chính sách cho cán bộ quân nhân được xét duyệt cấp đất. Công ty CTK được quyền bán kinh doanh 142 lô đất, nộp cho ngân sách nhà nước số tiền sử dụng đất là 17,4 tỉ đồng.





Dự án nhà ở quân nhân Sư đoàn 372 giờ toàn người ngoài vào mua đất xây nhà ở. Ảnh: LÊ PHI


Khu đất quân đội 85 Duy Tân cho tư nhân thuê giờ trở thành garage sửa xe Hải Phú Quý. Ảnh: LÊ PHI

Rao bán tràn lan

Điều đáng nói, sau khi được cấp đất tại dự án, nhiều quân nhân đã rao bán ồ ạt với giá hàng tỉ đồng/lô tùy theo từng loại đường và diện tích. Một lô khoảng 85 m2 giá thấp nhất cũng trên 3 tỉ đồng do dự án nằm ngay khu vực trung tâm TP. Hiện trong dự án, dân cư đã vào ở khá đông, sầm uất nhưng rất nhiều hộ dân không phải là quân nhân.

Anh H., ba năm trước đến mua lại đất ở đây, cho biết: “Mang tiếng là khu dân cư gia đình quân nhân chứ thật ra toàn người tứ xứ tới mua đất, xây nhà để ở. Đất cũng mua qua bán lại nhiều lần rồi. Giờ lên mạng vẫn còn người rao bán đấy. Ở đây gần như chả còn mấy gia đình là quân nhân”.

Trong vai người cần mua đất, chúng tôi được một người môi giới cho hay đang có người gửi bán lô đất có diện tích 92 m2, đường rộng 7,5 m với giá 4,5 tỉ đồng. Một người khác cũng rao bán lô hai mặt tiền Trần Can-Phần Lăng 18 diện tích 136 m2 với giá gần chục tỉ đồng.

Đại diện Sư đoàn 372 lý giải về việc này: “Nhiều anh em bộ đội có hoàn cảnh rất khó khăn. Thế nên nhiều người nhận xong rồi bán để đi mua đất chỗ khác vì không có tiền xây nhà chứ họ cũng không buôn bán gì đâu (!?)”.

Lãnh đạo Sư đoàn 372 cho biết những vấn đề Pháp Luật TP.HCM đề cập ở trên đã được Thanh tra Bộ Quốc phòng và UBKTTƯ làm rõ. Sư đoàn sẽ thực hiện nghiêm kết luận, chỉ đạo của UBKTTƯ và Bộ Quốc phòng.
Hợp tác làm trung tâm thương mại

Theo tài liệu chúng tôi có được, quân chủng PK-KQ còn cho phép nhiều doanh nghiệp thuê đất quốc phòng tại khu vực sân bay. Ít nhất có ba dự án lớn được cho thuê tổng cộng hơn 32.500 m2 đất quốc phòng do Sư đoàn 372 quản lý để xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê.

Dự án thứ nhất tại 85 Duy Tân với diện tích 15.661 m2, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Đà Nẵng, thời gian thực hiện 49 năm. Theo phương án được phê duyệt năm 2011, dự án này sẽ triển khai từ năm 2011, đến quý III-2013 đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết về quy mô, nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án…

Dự án tại 126 Duy Tân có diện tích 9.335 m2 theo Hợp đồng số 02 ngày 2-1-2013 với Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 512, thời gian thực hiện 49 năm. Tuy nhiên, tới nay Công ty 512 chưa thực hiện đúng phương án được duyệt, chưa làm đúng hợp đồng đã ký.

Thứ ba là dự án 132 Duy Tân, diện tích 7.521 m2, Hợp đồng số 26 ngày 24-4-2013 với Công ty Cổ phần Bất động sản CT, thời gian thực hiện 49 năm. Cũng như hai dự án trên, chủ đầu tư dự án này chưa thực hiện đúng hợp đồng.

Theo ghi nhận đầu tháng 7, khu đất 85 Duy Tân hiện có garage sửa xe Hải Phú Quý, bên cạnh là quán nhậu hải sản; còn khu đất 126 và 132 Duy Tân chỉ được dùng để làm trụ sở công ty và quán cà phê.

“Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, sư đoàn đã yêu cầu các chủ đầu tư giao lại đất và họ đều đã ký cam kết sẽ bàn giao đất nhưng xin thêm một ít thời gian. Chúng tôi đã có công văn đề nghị TP cắt điện, nước để các đơn vị sớm bàn giao đất” - đại diện Sư đoàn 372 nói.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa có kết luận về các sai phạm trong quản lý đất đai liên quan đến quân chủng PK-KQ. Trong đó, Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời gian giữ cương vị tư lệnh quân chủng PK-KQ có sai phạm khi trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; liên doanh, liên kết không đúng quy định.
Tịch thu lại toàn bộ, chỗ nào có đường giữ nguyên để làm bãi đỗ xe, chỗ nào đã làm nhà thì phá đi, tất cả biến thành công viên cây xanh. Đà Nẵng quá thiếu công viên rồi.
Đúng là không sợ giặc nào bằng giặc tham.
lạy các bác đừng bơi đưng bới ra nữa, chủ thể đã quá thối gồi
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Ladagia

Xe container
Biển số
OF-186024
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
6,281
Động cơ
1,354,581 Mã lực
Em hóng xem còn sân bay nào bị xẻ thịt nữa.
 

ADCSee

Xe tăng
Biển số
OF-532172
Ngày cấp bằng
13/9/17
Số km
1,582
Động cơ
180,360 Mã lực
Thế chưa bắt tướng nào à!
 

mazda3_pro

Xe lăn
Biển số
OF-68330
Ngày cấp bằng
14/7/10
Số km
14,211
Động cơ
540,914 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cứ.t nó đã quay được gần 3 vòng đời ồi
Giải tỏa tốt, :D
đất quốc phòng, cấp sai phép cứ thế mà thu lại, đền bù thôi.
Kỷ luật và tịch thu tài sản cái đám làm sai là được, cần phải làm mạnh 1 lần để răn đe.
 

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,088
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Sao bảo thành phố Đáng sống nhất VN? Ko có tham nhũng, công tư phân minh? Hoá ra nát nhất trên đời này.
 

URAL CCCP

Xe ba gác
Biển số
OF-488891
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
24,988
Động cơ
400,836 Mã lực
Nơi ở
Г.Витебск - БССР - СССР
Lại có giải trình là cấp, bán đúng quy trình và sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cách chức mấy chữ Nguyên.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Chỉ có giặc ngoại xâm và nội xâm thôi=))=))=))
Giặc ngoại xâm tiến vào thì ta đc quyền ...bắn, tiếc là giặc nội xâm không đc ...dựa cột mới chán
Thế này thì dân còn biết tin ai đây?
Hóng các Cụ hay phản biện, chụp mũ, chửi em vào giải thích.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top