Từ năm 2011, tại TP Đà Nẵng, khu vực đất quốc phòng tiếp giáp sân bay Đà Nẵng thuộc quyền quản lý của Sư đoàn Không quân 372 đã được xẻ ra để làm khu dân cư cho gia đình quân nhân.
Lấy đất giáp sân bay làm khu dân cư
Lý do xẻ đất làm nhà ở được lãnh đạo Sư đoàn 372 giải thích: “Sư đoàn 372 là sư đoàn không quân chủ lực đóng quân trên địa bàn Đà Nẵng. Lực lượng sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn trên địa bàn TP rất đông, nhu cầu về đất ở rất lớn. Từ thực tế đó, UBND TP Đà Nẵng và quân chủng phòng không - không quân (PK-KQ) thống nhất bố trí đất để làm dự án”.
Ngày 6-7-2011, tướng Phương Minh Hòa (lúc đó là tư lệnh quân chủng PK-KQ) đã ký văn bản đồng ý cho Sư đoàn 372 chọn chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư CTK (92/4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP.HCM) thực hiện dự án xây dựng khu gia đình quân nhân sân bay Đà Nẵng. Đối tác đầu tư là Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không ACC. Đồng thời giao Sư đoàn 372 và chủ đầu tư làm việc với các cơ quan chức năng để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất ở.
Ngày 11-10- 2011, UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng khu gia đình quân nhân Sư đoàn 372. Theo đó, khu đất diện tích hơn 63.000 m2 với phía Bắc là đường quy hoạch 14,5 m, phía Nam và phía Đông giáp sân bay Đà Nẵng, phía Tây giáp đường Huỳnh Ngọc Huệ được chia thành 414 lô.
Sau khi có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng của UBND TP Đà Nẵng, cuối tháng 10- 2011, Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy quân chủng PK-KQ (đại diện bên A), đã ký với ông Nguyễn Xuân Hải (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư CTK - bên B) hợp đồng hợp tác đầu tư dự án khu gia đình quân nhân.
Theo hợp đồng này, quân chủng PK-KQ sẽ bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư CTK toàn bộ diện tích hơn 63.000 m2, hỗ trợ Công ty CTK thực hiện các thủ tục cần thiết để lập và trình duyệt thực hiện dự án. Trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất ở. Còn phía CTK sẽ bỏ tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, công viên và cây xanh.
Việc phân chia lợi nhuận được tính như sau: Sư đoàn 372 của quân chủng PK-KQ được quyền sử dụng 272 lô đất để phân bán với giá chính sách cho cán bộ quân nhân được xét duyệt cấp đất. Công ty CTK được quyền bán kinh doanh 142 lô đất, nộp cho ngân sách nhà nước số tiền sử dụng đất là 17,4 tỉ đồng.
Dự án nhà ở quân nhân Sư đoàn 372 giờ toàn người ngoài vào mua đất xây nhà ở. Ảnh: LÊ PHI
Khu đất quân đội 85 Duy Tân cho tư nhân thuê giờ trở thành garage sửa xe Hải Phú Quý. Ảnh: LÊ PHI
Rao bán tràn lan
Điều đáng nói, sau khi được cấp đất tại dự án, nhiều quân nhân đã rao bán ồ ạt với giá hàng tỉ đồng/lô tùy theo từng loại đường và diện tích. Một lô khoảng 85 m2 giá thấp nhất cũng trên 3 tỉ đồng do dự án nằm ngay khu vực trung tâm TP. Hiện trong dự án, dân cư đã vào ở khá đông, sầm uất nhưng rất nhiều hộ dân không phải là quân nhân.
Anh H., ba năm trước đến mua lại đất ở đây, cho biết: “Mang tiếng là khu dân cư gia đình quân nhân chứ thật ra toàn người tứ xứ tới mua đất, xây nhà để ở. Đất cũng mua qua bán lại nhiều lần rồi. Giờ lên mạng vẫn còn người rao bán đấy. Ở đây gần như chả còn mấy gia đình là quân nhân”.
Trong vai người cần mua đất, chúng tôi được một người môi giới cho hay đang có người gửi bán lô đất có diện tích 92 m2, đường rộng 7,5 m với giá 4,5 tỉ đồng. Một người khác cũng rao bán lô hai mặt tiền Trần Can-Phần Lăng 18 diện tích 136 m2 với giá gần chục tỉ đồng.
Đại diện Sư đoàn 372 lý giải về việc này: “Nhiều anh em bộ đội có hoàn cảnh rất khó khăn. Thế nên nhiều người nhận xong rồi bán để đi mua đất chỗ khác vì không có tiền xây nhà chứ họ cũng không buôn bán gì đâu (!?)”.
Lãnh đạo Sư đoàn 372 cho biết những vấn đề Pháp Luật TP.HCM đề cập ở trên đã được Thanh tra Bộ Quốc phòng và UBKTTƯ làm rõ. Sư đoàn sẽ thực hiện nghiêm kết luận, chỉ đạo của UBKTTƯ và Bộ Quốc phòng.
Hợp tác làm trung tâm thương mại
Theo tài liệu chúng tôi có được, quân chủng PK-KQ còn cho phép nhiều doanh nghiệp thuê đất quốc phòng tại khu vực sân bay. Ít nhất có ba dự án lớn được cho thuê tổng cộng hơn 32.500 m2 đất quốc phòng do Sư đoàn 372 quản lý để xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê.
Dự án thứ nhất tại 85 Duy Tân với diện tích 15.661 m2, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Đà Nẵng, thời gian thực hiện 49 năm. Theo phương án được phê duyệt năm 2011, dự án này sẽ triển khai từ năm 2011, đến quý III-2013 đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết về quy mô, nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án…
Dự án tại 126 Duy Tân có diện tích 9.335 m2 theo Hợp đồng số 02 ngày 2-1-2013 với Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 512, thời gian thực hiện 49 năm. Tuy nhiên, tới nay Công ty 512 chưa thực hiện đúng phương án được duyệt, chưa làm đúng hợp đồng đã ký.
Thứ ba là dự án 132 Duy Tân, diện tích 7.521 m2, Hợp đồng số 26 ngày 24-4-2013 với Công ty Cổ phần Bất động sản CT, thời gian thực hiện 49 năm. Cũng như hai dự án trên, chủ đầu tư dự án này chưa thực hiện đúng hợp đồng.
Theo ghi nhận đầu tháng 7, khu đất 85 Duy Tân hiện có garage sửa xe Hải Phú Quý, bên cạnh là quán nhậu hải sản; còn khu đất 126 và 132 Duy Tân chỉ được dùng để làm trụ sở công ty và quán cà phê.
“Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, sư đoàn đã yêu cầu các chủ đầu tư giao lại đất và họ đều đã ký cam kết sẽ bàn giao đất nhưng xin thêm một ít thời gian. Chúng tôi đã có công văn đề nghị TP cắt điện, nước để các đơn vị sớm bàn giao đất” - đại diện Sư đoàn 372 nói.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa có kết luận về các sai phạm trong quản lý đất đai liên quan đến quân chủng PK-KQ. Trong đó, Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời gian giữ cương vị tư lệnh quân chủng PK-KQ có sai phạm khi trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; liên doanh, liên kết không đúng quy định.
Lấy đất giáp sân bay làm khu dân cư
Lý do xẻ đất làm nhà ở được lãnh đạo Sư đoàn 372 giải thích: “Sư đoàn 372 là sư đoàn không quân chủ lực đóng quân trên địa bàn Đà Nẵng. Lực lượng sĩ quan, cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn trên địa bàn TP rất đông, nhu cầu về đất ở rất lớn. Từ thực tế đó, UBND TP Đà Nẵng và quân chủng phòng không - không quân (PK-KQ) thống nhất bố trí đất để làm dự án”.
Ngày 6-7-2011, tướng Phương Minh Hòa (lúc đó là tư lệnh quân chủng PK-KQ) đã ký văn bản đồng ý cho Sư đoàn 372 chọn chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư CTK (92/4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP.HCM) thực hiện dự án xây dựng khu gia đình quân nhân sân bay Đà Nẵng. Đối tác đầu tư là Công ty TNHH MTV Xây dựng công trình hàng không ACC. Đồng thời giao Sư đoàn 372 và chủ đầu tư làm việc với các cơ quan chức năng để làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng sang đất ở.
Ngày 11-10- 2011, UBND TP Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng khu gia đình quân nhân Sư đoàn 372. Theo đó, khu đất diện tích hơn 63.000 m2 với phía Bắc là đường quy hoạch 14,5 m, phía Nam và phía Đông giáp sân bay Đà Nẵng, phía Tây giáp đường Huỳnh Ngọc Huệ được chia thành 414 lô.
Sau khi có quyết định phê duyệt tổng mặt bằng của UBND TP Đà Nẵng, cuối tháng 10- 2011, Thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, Phó Chính ủy quân chủng PK-KQ (đại diện bên A), đã ký với ông Nguyễn Xuân Hải (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư CTK - bên B) hợp đồng hợp tác đầu tư dự án khu gia đình quân nhân.
Theo hợp đồng này, quân chủng PK-KQ sẽ bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư CTK toàn bộ diện tích hơn 63.000 m2, hỗ trợ Công ty CTK thực hiện các thủ tục cần thiết để lập và trình duyệt thực hiện dự án. Trong đó có việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất quốc phòng sang đất ở. Còn phía CTK sẽ bỏ tiền đầu tư hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, công viên và cây xanh.
Việc phân chia lợi nhuận được tính như sau: Sư đoàn 372 của quân chủng PK-KQ được quyền sử dụng 272 lô đất để phân bán với giá chính sách cho cán bộ quân nhân được xét duyệt cấp đất. Công ty CTK được quyền bán kinh doanh 142 lô đất, nộp cho ngân sách nhà nước số tiền sử dụng đất là 17,4 tỉ đồng.
Dự án nhà ở quân nhân Sư đoàn 372 giờ toàn người ngoài vào mua đất xây nhà ở. Ảnh: LÊ PHI
Khu đất quân đội 85 Duy Tân cho tư nhân thuê giờ trở thành garage sửa xe Hải Phú Quý. Ảnh: LÊ PHI
Rao bán tràn lan
Điều đáng nói, sau khi được cấp đất tại dự án, nhiều quân nhân đã rao bán ồ ạt với giá hàng tỉ đồng/lô tùy theo từng loại đường và diện tích. Một lô khoảng 85 m2 giá thấp nhất cũng trên 3 tỉ đồng do dự án nằm ngay khu vực trung tâm TP. Hiện trong dự án, dân cư đã vào ở khá đông, sầm uất nhưng rất nhiều hộ dân không phải là quân nhân.
Anh H., ba năm trước đến mua lại đất ở đây, cho biết: “Mang tiếng là khu dân cư gia đình quân nhân chứ thật ra toàn người tứ xứ tới mua đất, xây nhà để ở. Đất cũng mua qua bán lại nhiều lần rồi. Giờ lên mạng vẫn còn người rao bán đấy. Ở đây gần như chả còn mấy gia đình là quân nhân”.
Trong vai người cần mua đất, chúng tôi được một người môi giới cho hay đang có người gửi bán lô đất có diện tích 92 m2, đường rộng 7,5 m với giá 4,5 tỉ đồng. Một người khác cũng rao bán lô hai mặt tiền Trần Can-Phần Lăng 18 diện tích 136 m2 với giá gần chục tỉ đồng.
Đại diện Sư đoàn 372 lý giải về việc này: “Nhiều anh em bộ đội có hoàn cảnh rất khó khăn. Thế nên nhiều người nhận xong rồi bán để đi mua đất chỗ khác vì không có tiền xây nhà chứ họ cũng không buôn bán gì đâu (!?)”.
Lãnh đạo Sư đoàn 372 cho biết những vấn đề Pháp Luật TP.HCM đề cập ở trên đã được Thanh tra Bộ Quốc phòng và UBKTTƯ làm rõ. Sư đoàn sẽ thực hiện nghiêm kết luận, chỉ đạo của UBKTTƯ và Bộ Quốc phòng.
Hợp tác làm trung tâm thương mại
Theo tài liệu chúng tôi có được, quân chủng PK-KQ còn cho phép nhiều doanh nghiệp thuê đất quốc phòng tại khu vực sân bay. Ít nhất có ba dự án lớn được cho thuê tổng cộng hơn 32.500 m2 đất quốc phòng do Sư đoàn 372 quản lý để xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn và văn phòng cho thuê.
Dự án thứ nhất tại 85 Duy Tân với diện tích 15.661 m2, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thương mại dịch vụ Đà Nẵng, thời gian thực hiện 49 năm. Theo phương án được phê duyệt năm 2011, dự án này sẽ triển khai từ năm 2011, đến quý III-2013 đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết về quy mô, nguồn vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án…
Dự án tại 126 Duy Tân có diện tích 9.335 m2 theo Hợp đồng số 02 ngày 2-1-2013 với Công ty Cổ phần Xây dựng công trình 512, thời gian thực hiện 49 năm. Tuy nhiên, tới nay Công ty 512 chưa thực hiện đúng phương án được duyệt, chưa làm đúng hợp đồng đã ký.
Thứ ba là dự án 132 Duy Tân, diện tích 7.521 m2, Hợp đồng số 26 ngày 24-4-2013 với Công ty Cổ phần Bất động sản CT, thời gian thực hiện 49 năm. Cũng như hai dự án trên, chủ đầu tư dự án này chưa thực hiện đúng hợp đồng.
Theo ghi nhận đầu tháng 7, khu đất 85 Duy Tân hiện có garage sửa xe Hải Phú Quý, bên cạnh là quán nhậu hải sản; còn khu đất 126 và 132 Duy Tân chỉ được dùng để làm trụ sở công ty và quán cà phê.
“Thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, sư đoàn đã yêu cầu các chủ đầu tư giao lại đất và họ đều đã ký cam kết sẽ bàn giao đất nhưng xin thêm một ít thời gian. Chúng tôi đã có công văn đề nghị TP cắt điện, nước để các đơn vị sớm bàn giao đất” - đại diện Sư đoàn 372 nói.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa có kết luận về các sai phạm trong quản lý đất đai liên quan đến quân chủng PK-KQ. Trong đó, Thượng tướng Phương Minh Hòa, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, trong thời gian giữ cương vị tư lệnh quân chủng PK-KQ có sai phạm khi trực tiếp ký một số văn bản sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế; liên doanh, liên kết không đúng quy định.