[Funland] hôm nay Sông Tô có chuyện lạ???

Meovang007

Xe tăng
Biển số
OF-309139
Ngày cấp bằng
24/2/14
Số km
1,172
Động cơ
309,259 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chuẩn luôn, nước thảy cứ thải trực tiếp ra thì có nhà máy xử lý nước thải thì nó vẫn bẩn thôi ạ. Nhiều lúc em cũng thắc mắc, đếch hiểu bọn ngu nó nghĩ gì mà không làm đường ống nước thải nhỉ, cứ đổ ào ào ra sông thì chả bẩn
Thế cái đường ống nước thải đấy nó chảy lên sao hoả à nhà thông thái, chảy vào nhà máy xử lý nt à, 1000 năm nữa xứ này vẫn vậy thôi, đất để làm nhà máy xử lý nước thải nó phải dùng để xây chung cư đã nhé nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

Mercedes_Benz

Xe điện
Biển số
OF-14174
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
3,712
Động cơ
541,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thế cái đường ống nước thải đấy nó chảy lên sao hoả à nhà thông thái, chảy vào nhà máy xử lý nt à, 1000 năm nữa xứ này vẫn vậy thôi, đất để làm nhà máy xử lý nước thải nó phải dùng để xây chung cư đã nhé nhé
Thế theo bác, sông là đường dẫn nước thải à. Mà tôi có bảo là không xây nhà máy xử lý nước thải đâu, cái tôi nói là xây dựng đường dẫn nước thải đổ về nhà máy xử lý rồi mới đổ ra môi trường. Bác có vấn đề về thần kinh đọc hiểu à
 

Cống Ngầm

Xe tăng
Biển số
OF-527085
Ngày cấp bằng
15/8/17
Số km
1,309
Động cơ
182,118 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Sông tô lịch hiện nay lấy nước từ cửa cống Đõ ( hồ Tây ) các cụ nhé.ko cần phải bơm,nhấc cái five ở cửa hồ tây A lên là nước nó tràn sông tô lịch.nhưng làm thế cạn mịa hồ tây :))
 

xedapchongnguoc

Xe tăng
Biển số
OF-561171
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
1,396
Động cơ
161,700 Mã lực
Tuổi
33
Lịt mẹ làm em tưởng thầy nào phá ấn đc mấy ngàn năm
 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,123
Động cơ
1,330,502 Mã lực
Đây gọi là rửa sông Tô Lịch.
 

xedapchongnguoc

Xe tăng
Biển số
OF-561171
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
1,396
Động cơ
161,700 Mã lực
Tuổi
33
Chết cười, đây là sông? Kênh rạch còn chưa được. Như cái cống.
Ngày xưa nó con thông ra cả hồ tây với sông nhuệ hay gì đấy các kiểu nên mới gọi vậy chứ. Nghe đâu bị thầy tàu yểm bùa kiểu j mà ko thể trong được
 

Gez

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-88862
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
3,368
Động cơ
430,840 Mã lực
Ngày xưa nó con thông ra cả hồ tây với sông nhuệ hay gì đấy các kiểu nên mới gọi vậy chứ. Nghe đâu bị thầy tàu yểm bùa kiểu j mà ko thể trong được
Mời cụ xem ợ!
ông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.


“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng

Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.


Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa hồ Tây và tháp Báo Thiên


Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.


Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.


Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810), Nhị Hà(sông Hồng) số 33, Ngòi Tô Lịch số 35


Bản đồ năm 1873

Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã viết[1]:


Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.


Cảnh họp chợ ở bến sông.

Xem thêm minh họa tranh: TÌM LẠI DẤU XƯA KẺ CHỢ

Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.


Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.


Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.


Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.


Bản đồ Hà Nội năm 1890.


Thuyền trên dòng sông Hồng, một phương tiện đường thủy quan trọng cho sự phát triển Thăng Long-Hà Nội


Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội


Một kiểu làng người Việt dọc theo bờ sông Hồng


Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard. Lúc này dòng sông Tô vẫn còn trong mát uốn lượn quanh Hà Nội và khu vực đầu sông vẫn nổi tiếng trên bến đươi thuyền.


Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài, cảnh sắc đã hoang tàn sau khi thành Hà Nội thất thủ và quân Pháp chiếm đóng.


Cầu Giấy gần Hà Nội), nơi ghi dấu những trận giao tranh quân Pháp với quân người Việt, quân Tàu (quân Cờ Đen).


Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.


Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch


Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội


Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng sông Tô Lịch chảy qua.


Bản đồ Hà Nội năm 1898, lúc này thành Hà Nội đã bị phá hủy chỉ còn một số di tích trong đó có cột cờ và Cửa Bắc, nhiều nơi đã bị san lấp để phát triển đô thị theo kiểu Châu Âu trong đó có nhiều đoạn sông Tô Lịch


Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng nhu cầu một thời là kinh đô của những vùng xung quanh. lúc đó giao thông luồng lạch rất quan trọng, nhưng khi đô thị phát triển theo kiểu Châu Âu đã cho lấp dần các ao hồ , ngòi lạch trong khu người Việt (khu phía Đông thành), trong bức ảnh này tại khu chợ Đồng Xuân mới hình thành cho thấy cửa sông vẫn còn dấu tích của bến bãi sông nước một thời.


Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.


Con phố mang tên “Rue de France – Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.


Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp – Đồng Khánh – nay chính là phố Hàng Bài.

Đoạn sông bị lấp: Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ (ở đầu dốc Lafore), chạy tới cống ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay. Đoạn mương đó đã được thông báo về dự án cống hóa từ cuối năm 2005, dự kiến khởi công vào quý I-2006 nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ dở, khiến người dân sống gần đó đang phải sống trong môi trường nước thải ô nhiễm


Nghề giấy làng Yên Thái – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.




Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.

Có thể nói sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Ða phần đều được di dời từ nơi khác về nhưng trong đó ven sông Hồng, sông Tô Lịch đã để lại nhứng làng nghề nổi tiếng…

Các làng nghề chủ yếu ở Hà Nội như: làng đồ vàng bạc – kim hoàn, làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, những làng hoa, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc…

Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã nhiều thay đổi, cuộc sống và làng nghề cũng đổi thay, dòng sông Tô đã dần dần biến mất cảnh xưa…, không còn đóng vai trò quan trọng trong giao thương, giao thông tại Thăng Long-Hà Nội như trước đây nữa.


Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp

Đoạn sông ngày nay: Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.

Nguồn:

Sông Tô Lịch – Wikipedia tiếng Việt

Ghi chú:

(1) Ngô Văn Phú (31/05/2009, 13:05 GMT +7). “Tre xanh trong lòng Hà Nội”. Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học Xã hội, 1971, tập III, trang 177 (bằng Tiếng Việt) (Báo An ninh thủ đô)

Biên tập:36phophuong.vn
 

mrzonzon

Xe tải
Biển số
OF-457556
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
362
Động cơ
207,170 Mã lực
Tuổi
38
Em đi qua suốt,hùi này mưa nước lên,em thấy chả có gì đặc biệt cả.
 

kimma

Xe điện
Biển số
OF-303895
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
3,477
Động cơ
331,179 Mã lực

Bò lốp

Xe lăn
Biển số
OF-149832
Ngày cấp bằng
20/7/12
Số km
13,846
Động cơ
446,716 Mã lực
Hn thân thương được bao quanh bởi con sông Tô thơ mộng ngập cứ,t
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,307
Động cơ
151,474 Mã lực
Em nhớ đọc sách sử ngày xưa thì sông Tô là 1 nhánh sông Hồng (sông Nhị) khá to, vì lão tướng Phạm Tu, rồi hoàng hậu của vua Mai Hắc Đế đều dùng thuyền chiến cự nhau với giặc Lương, giặc Đường trên sông Tô Lịch. Rồi đến thời Trần giao thông vẫn tấp nập nối sông Tô với sông Nhị. Đâu như đến tận thời Pháp thuộc thì Pháp mới chặn dòng khiến dòng sông Tô bị cạn nước và trở thành con mương như ngày nay.
Đúng là nó cũng to hơn cụ ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top