- Biển số
- OF-430204
- Ngày cấp bằng
- 16/6/16
- Số km
- 5,162
- Động cơ
- 244,740 Mã lực
Chung cư nước ngoài cho thuê là chính (apartment) còn dạng mua đứt (condo) cũng gặp những phiền toái như Vn.Cụ nói rất chuẩn.
Hiện nay quản lý nhà chung cư là một vấn đề cần có luật chi tiết hơn và hợp lý hơn là mấy điều sơ sài trong luật nhà ở.
Nhiều người cứ nghĩ giản đơn là lập ban quản trị, đòi quỹ bảo trì về, gửi NH, lấy lãi, dùng lãi thuê các công ty quản lý nhà chung cư, thuê cty bảo vệ, trồng cây, vệ sinh... thì sẽ tốt hơn, vì giành lại quyền làm chủ về tay mình.
Nhưng thực tế đã có ban quản trị nào làm tốt chưa? Cư dân có giành được quyền làm chủ về tay mình thật không? Thang máy hỏng, ban quản trị bảo chờ nó đặt hàng mua linh kiện ở nước ngoài, chờ cả tháng chưa sửa được (chuyện thật ở một chung cư lớn đấy ạ!), cư dân đành leo bộ hoặc đi sơ tán thôi, làm gì nó?
Với cư dân ở CC, thì đòi được quỹ bảo trì về họ cũng có hơn gì đâu. Chẳng qua, chuyển quỹ đó từ Chủ đt sang Ban quản trị. Đã chắc gì Ban QT sử dụng số tiền ấy tốt hơn chủ đầu tư. Tất cả tùy thuộc vào may mắn. Chủ đầu tư ít ra còn có tóc, có thương hiệu, biểu tình như thế này còn ảnh hưởng đến uy tín của nó, nó còn e ngại, chứ mấy ông ban quản trị bầu ra vô danh tiểu tốt, thằng dân biết nắm vào đâu.
Thông thường, chủ đầu tư lập ra công ty quản lý nhà của nó để quản lý vận hành nhà chung cư nó xây dựng, quỹ bảo trì là một món hời, nó không muốn nhả cho cư dân. Ngoài ra, những tài sản khác thuộc về cư dân, như nhà để xe, nhà sinh hoạt chung, quỹ đất chung... đều có thể được lợi dụng làm giàu. Nếu chủ đầu tư tử tế, thì cư dân được nhờ, nếu nó tham thì cư dân khổ, đấu tranh - đấy là thực tế hiện nay. Rõ ràng, cần có một quy chế bảo vệ lợi ích cư dân, có chế tài, để buộc nó/ hay bất cứ tổ chức nào thay thế nó, kể cả ban QT, phải sử dụng quỹ bảo trì và tài sản chung ấy vì lợi ích của cư dân. Nhưng chưa có.
Cách làm theo luật nhà ở hiện nay là bầu ban quản trị, thì với cư dân chẳng qua là chuyển từ cái tròng cổ này sang khoác cái tròng cổ khác, vì thực tế, ban quản trị cũng là con người, cũng tham không khác gì thằng chủ đầu tư, mà lại còn không chuyên nghiệp, không thống nhất, không có tóc.
Việc bầu ban quản trị là rất ất ơ. Nhiều ông tham lam nhảy ra muốn làm, hăng hái hứa này hứa nọ, người tử tế thì ít người muốn làm, hoặc muốn làm cũng không nhiệt tình vận động. Cư dân chung cư cùng tầng còn chẳng hiểu nhau, huống chi cả một tòa vài chục tầng, biết ai tử tế mà bầu, thế thì bầu ban quản trị là không thực tế, nó lên nắm quyền lại phải nuôi nó, mà dịch vụ thì có khi còn tệ đi? Nó thuê cty nào quản lý, vận hành cũng ăn % thật đậm, chứ không vì lợi ích cư dân, chuyện này là tất nhiên. Quản lý kém, cư dân có phản đối cũng lờ đi thì làm gì được nó. Ban quản trị làm không tốt thì cư dân sẽ họp hội nghị bầu người khác? - Nói thì dễ chứ thực hiện vô cùng khó. Ai có quyền đứng ra triệu tập, anh là một bất bình, anh đứng ra hô hào triệu tập thì có được công nhận không? Cư dân trăm người ngàn ý. Chính quyền có nhanh nhảu ủng hộ cư dân tự tổ chức bầu lại ban quản trị không, xem xét kiện tụng nhau chán. Tổ chức bầu lại đã khó, mà bầu xong ban quản trị mới được công nhận còn khó hơn, mất thời gian hơn. Ban quản trị cũ nó không chịu bàn giao sổ sách, giấy tờ, tài khoản, quỹ bảo trì.... lại cho ban quản trị mới, làm gì nó, còn khướt mới đòi được. Có chế tài nào khiến nó chấp hành ngay, nó lấy cớ này cớ kia, kiện tụng trên dưới chứ chịu từ bỏ quyền lợi dễ dàng sao? Chờ được vạ thì má đã sưng.
Cho nên ở chung cư đúng ra rất tốt cho sức khỏe, cao ráo, khô thoáng, yên tĩnh, bớt côn trùng, chuột bọ, an ninh đảm bảo, đi xa cả tháng khóa cửa vô tư... nhưng với hệ thống quản lý còn thiếu luật như hiện nay thì chung cư chưa hấp dẫn người dân.
Ở các nước phát triển người ta ở chung cư là chính, có mấy ai có được nhà trong thành phố. Các thành phố hàng xóm ta như Singapour, Hồng Kông, thì chung cư san sát. Trong thành phố toàn chung cư cả. Muốn có nhà thì phải đi xa, ra ngoại ô. Cư dân chung cư ở các nước ấy có phải hội nghị bầu bán gì không (hình như không!)?
Nhà nước mình nên tham khảo cách quản lý của họ như thế nào, chứ cái kiểu tổ chức họp hội nghị cư dân để bầu bán thế này rõ rành không ổn.
Thông tư 02/2016 quy định rất chi tiết về chung cư. BQT có tư cách pháp nhân, vận hành như một cty cổ phần hay hợp tác xã. Mỗi "cổ phần" (phiếu bầu) được tính theo m2 sở hữu hoặc theo căn hộ. Mỗi năm bầu bán một lần, có quy chế nội bộ, biểu quyết đa số, BQT được phép có thù lao. Chỉ riêng việc đấu đá giành lợi ích giữa các cá nhân/ căn hộ đủ để giám sát minh bạch mọi hoạt động.
Chung cư bao gồm nhiều sở hữu tất nhiên kg tránh khỏi phức tạp. Việc mua căn hộ chung cư là do tự nguyện cá nhân, chẳng ai bắt ép. Theo cụ, cần điều hành chung cư ntn cho thỏa đáng giữa lợi ích chung với lợi ích riêng?