Qua cụ giải thích, em bỗng cắc cớ nghĩ: Vậy thợ dạy có đáng được Tôn Sư Trọng Đạo không? Vì em nghĩ, thợ là ta thuê nên ta đối xử ngang hàng chứ ( em k có ý cổ xúy kiểu trưởng già là bố bỏ xiền bó thik làm gì thì làm nhá)
Thành ngữ VN có nhiều thành ngữ như "Trung quân, ái quốc", "Tôn sư trọng đạo" ..... Những thành ngữ này mang tính khẩu hiệu của xh phong kiến với mục đích duy trì trật tự xh là chính. Nó là một dạng ngụy biện điển hình: Trung với vua là yêu nước, tôn kính thầy là trọng đạo . Thực tế hoàn toàn có thể yêu nước ko cần trung với vua, trọng đạo ko hẳn tôn kính thầy.
Triết học Mác có nói" Cái chung nằm trong cái riêng". Lấy chữ Thầy trong cái chung để ép học sinh phải tôn trọng một "Thầy" cụ thể là một dạng ngụy biện điển hình và gây nguy hiểm cho xh (tạo nên cái gọi là đạo đức giả hoặc lợi dụng danh xưng chung để trục lợi của 1 "Thầy" cụ thể ).
Theo em nên vứt mấy khẩu hiệu đó đi. Trách nhiệm của Thầy dạy gì thì dạy cái đó. Dạy về Toán thì giỏi toán, dạy về ngôn ngữ thì giỏi về ngôn ngữ. Dạy về đạo đức thì giỏi về giáo dục và đạo đức cá nhân đạt chuẩn riêng (cao hơn mặt bằng). Tất nhiên các thày ko dạy về đạo đức thì vẫn phải có nền tảng đạo đức ở mức chấp nhận được trong ngành.
Cách dùng từ Thợ của cụ mang tính thậm xưng hàm chứa sự hạ thấp nghề giáo. Quan niệm chung của xh là làm tay chân gọi là thợ. Làm trí óc nhiều thì gọi là nhân viên. Vì thế Giáo viên nên gọi chuẩn là "Giáo viên". Mọi sự gán ghép một cách khiêm cưỡng chỉ khiến cho xh bị méo mó đi.