Hỏi về xy lanh chính trong hệ thống phanh thủy lực.

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Xilanh chính (tổng phanh)

Xilanh chính bố trí trong hệ thống phanh có tác dụng chuyển đổi lực tác động từ bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực.


Áp suất này truyền đến các xilanh con ở các bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh hoặc tấm má phanh ép sát vào trống hoặc đĩa phanh để hãm các bánh xe lại.

1. Xilanh chính loại piston kép:
Kiểu này, ngày nay dùng rộng rãi trên các loại xe ôtô đời mới, nó đảm bảo an toàn cho người điều khiển nếu như xảy ra hư hỏng ở một mạch dầu nào đó.
Trong xilanh chính có 2 piston và 2 cupben đặt nối tiếp nhau. Mỗi piston có một bình dầu riêng và cửa vào, cửa bù.

a) Cấu tạo:
Cấu tạo xilanh chính loại piston kép được mô phỏng bởi hình phía dưới:
Hình 1: Cấu tạo xilanh chính loại piston kép.
Hoạt động:
- Khi không đạp phanh: Cupben của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xilanh và bình dầu thông nhau. Bulông hãm bố trí trong xilanh chính để chống lại lực lò xo số 2, ngăn không cho piston số 2 chuyển động sang phải.
Hình 2: Hoạt động khi không đạp phanh.
- Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch chuyển sang trái, cupben của nó bịt kín cửa bù, không cho dầu từ bình vào cửa bù. Piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp suất dầu trong xilanh. Áp suất này tác dụng lên các xilanh bánh sau. Đồng thời, áp suất tạo ra sẽ đẩy piston số 2 dịch chuyển sang trái, áp suất dầu tạo ra tác dụng lên xilanh bánh trước.
Hình 3: Hoạt động khi đạp phanh.
- Khi nhả bàn đạp phanh:
Lúc này, áp suất dầu từ các xilanh bánh xe tác dụng ngược lại, đồng thời dưới tác dụng của lực lò xo hồi vị số 2 sẽ đẩy các piston sang bên phải. Tuy nhiên, do dầu ở các xilanh bánh xe không hồi về xilanh chính ngay lập tức, do đó dầu từ bình sẽ điền vào xilanh chính qua các lỗ.
Khi các piston trở về trạng thái ban đầu, áp lực dầu trong xilanh sẽ đẩy dầu hồi về bình chứa thông qua các cửa bù. Kết quả, áp suất dầu trong xilanh chính giảm xuống.
Hình 4:Hoạt động khi nhả bàn đạp phanh.

c) Nếu dầu bị rò rỉ ở hệ thống phanh:
- Rò rỉ dầu ở đường dầu tới xilanh bánh sau: Khi đạp phanh, piston số 1 sẽ dịch chuyển sang trái nhưng dầu không tới được xilanh bánh sau, đồng thời khi dịch chuyển nó sẽ tiếp xúc với piston số 2. Nó dính liền và cùng đẩy piston sô 2 dịch chuyển sang trái, quá trình di chuyển này sẽ tạo ra áp suất tới xilanh bánh trước để tác động hãm phanh trong trường hợp đường dầu đến bánh sau hỏng.
Hình 5: Hoạt động ở trường hợp rò rỉ dầu tới xilanh bánh sau
- Rò rỉ dầu ở đường dầu tới xilanh bánh trước: Khi đạp phanh, piston số 1 dịch chuyển sang trái nhưng do đường dầu tới các xilanh bánh trước bị hỏng nên áp suất dầu không tới được xilanh bánh trước. Lúc này, tiếp tục đạp phanh piston số 2 bị đẩy sang trái bởi sự di chuyển của piston số 1. Kết quả, áp suất dầu cao sẽ đưa tới các xilanh bánh sau, tác động hãm phanh khi gặp sự cố.
Hình 6: Hoạt động ở trường hợp rò rỉ dầu tới bánh trước


Nguồn: OH
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Cụ mang tài liệu của các thầy ra thì ai còn cự được. Em chỉ thắc mắc, tại sao khi bị khóa cứng, bánh sau lại có lực ngang mà bánh trước không có.
Còn bánh sau dễ bị khóa cứng hơn thì em biết, chính thế có nhiều xe làm ABS chỉ ở bánh sau thôi.
Cụ liên tưởng tới cái compa để vẽ đường tròn đi ạ. Khi ta găm đầu kim xuống giấy (bánh xe bị bó cứng), lúc này chỉ còn đầu chì là di chuyển đc thôi (bánh xe bị trượt ngang). Đây là lý do, bánh xe bị bó cứng thì ko có lực ngang.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ liên tưởng tới cái compa để vẽ đường tròn đi ạ. Khi ta găm đầu kim xuống giấy (bánh xe bị bó cứng), lúc này chỉ còn đầu chì là di chuyển đc thôi (bánh xe bị trượt ngang). Đây là lý do, bánh xe bị bó cứng thì ko có lực ngang.
Thế thì có khác gì giữa bánh trước và bánh sau. Vả lại nếu bánh trước không bị trượt ngang, người ta làm ABS ở bánh trước làm gì?
 

Infiniti2012

Xe hơi
Biển số
OF-109544
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
176
Động cơ
393,060 Mã lực
[QUOTE=eleuleu
cụ đọc lại bài của cụ trungson.vnn nhé
rồi chạy ngay ra xe oto xem đường dầu phanh nhé
e khẳng định với cụ các nhà chế tạo luôn cho bánh sau ăn trước.chả ở xe nào là ngược lai cả.(e thay tổng phanh cũng đuọc vài chục con ròi)
còn xe 2 banh hay 4banh thì nguyên lý không bao giờ thay đổi nhé.
cụ biết ABS là gi không ( hệ thống chống bó cứng phanh đấy) cụ có bao giờ đặt ra câu hỏi là : ABS chống bó cúng bằng cách nào không)
e dự là thế này: nó dựa vào tốc độ bốn bánh xe để điều chỉnh lực phanh xuống từng bánh.vi dụ xe có 4 bánh đang chạy ở 100km/h nhưng khi tả phanh lại có 3 bánh chạy với tốc độ là 40km/h con 1 bánh chỉ chạy có 20km.h( bi bó cứng hơn so với 3 bánh kia) thì lúc này ABS sẽ lam việc.nó sẽ điều chỉnh nhả cho bánh bị bó ra nhiều hơn còn tăng lượng phanh lên 3 bánh co tóc độ cao kia.
thực ra hệ thống chống bó cưng phanh.hệ thống cân bằng điện tử .hay điều hòa lực phanh.kả hệ thống chống trượt tất cả chỉ có ý ngĩa như 1 .vì nếu thiếu 1 trong những thứ đó tất kả cũng mất tác dụng( cụ cứ thử dút giắc ABS ra xem những cái đèn của hệ thống khác có hiện nên không.)
e thấy cụ hơi bảo thủ.
cong tài liệu mà thầy của cụ lấy đâu ra thì e không biết
nhưng e nhìn trên thực tế mà nói thui
cụ thích e gủi cho cụ vài pic về tổng phanh của các loại xe.
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Em nghĩ cụ chủ không nên quá cứng nhắc :)
À cụ học trường nào vậy ạ?
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Thế thì có khác gì giữa bánh trước và bánh sau. Vả lại nếu bánh trước không bị trượt ngang, người ta làm ABS ở bánh trước làm gì?
Em ko nói là bánh trước ko bị trượt ngang, em chỉ nói là: khi 2 bánh trước bị bó cứng thì sẽ ko xuất hiện lực ngang. Khi 2 bánh trước bị bó cứng thì lực ngang ở 2 bánh trước bằng 0, lực ngang ở 2 bánh sau khác 0. Khi lực ngang ở 2 bánh sau+lực ly tâm ở trọng tâm xe lớn hơn lực ma sát giữa 2 bánh trước và mặt đường thì nó sẽ bị trượt ngang. Người ta làm abs ở 2 bánh trước để hạn chế bó cứng 2 bánh trước chứ để làm gì cụ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nghĩ cụ chủ không nên quá cứng nhắc :)
À cụ học trường nào vậy ạ?
Cụ chủ mới là SV, thậm chí có thể chưa phải là năm cuối, vậy cứng nhắc là bình thường. Ngoài kiến thức của thầy giáo ban cho, còn có mấy SV có thêm kiến thức thực tế ngoài sách vở đâu. Bởi vậy sau khi đi làm, còn phải mất nhiều thời gian nữa à.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko nói là bánh trước ko bị trượt ngang, em chỉ nói là: khi 2 bánh trước bị bó cứng thì sẽ ko xuất hiện lực ngang. Khi 2 bánh trước bị bó cứng thì lực ngang ở 2 bánh trước bằng 0, lực ngang ở 2 bánh sau khác 0. Khi lực ngang ở 2 bánh sau+lực ly tâm ở trọng tâm xe lớn hơn lực ma sát giữa 2 bánh trước và mặt đường thì nó sẽ bị trượt ngang. Người ta làm abs ở 2 bánh trước để hạn chế bó cứng 2 bánh trước chứ để làm gì cụ.
Vấn đề là ở chỗ đó. Cụ giải thích xem tại sao bánh trước khi bị bó cứng lại không bị trượt ngang mà bánh sau thì có. Cụ nhớ rằng nhiều xe chỉ có option ABS bánh sau thôi đấy.

Một câu hỏi đơn giản hơn, tại sao lực phanh bánh trước lại lớn hơn bánh sau. Nếu coi ô tô là một hình hộp đồng chất, chiều cao =1, chiều dài =3, cụ có thể tính được lực phanh bánh trước hơn bánh sau bao nhiêu lần không. Coi như 2 trục ở 2 đầu mép dưới của hộp và coi như chiều cao trục bánh xe so với mặt đường = 1/2 và trọng tâm của xe ở giữa tâm hình hộp.
 
Chỉnh sửa cuối:

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
eleuleu cụ đọc lại bài của cụ trungson.vnn nhé rồi chạy ngay ra xe oto xem đường dầu phanh nhé e khẳng định với cụ các nhà chế tạo luôn cho bánh sau ăn trước.chả ở xe nào là ngược lai cả.(e thay tổng phanh cũng đuọc vài chục con ròi) còn xe 2 banh hay 4banh thì nguyên lý không bao giờ thay đổi nhé. cụ biết ABS là gi không ( hệ thống chống bó cứng phanh đấy) cụ có bao giờ đặt ra câu hỏi là : ABS chống bó cúng bằng cách nào không) e dự là thế này: nó dựa vào tốc độ bốn bánh xe để điều chỉnh lực phanh xuống từng bánh.vi dụ xe có 4 bánh đang chạy ở 100km/h nhưng khi tả phanh lại có 3 bánh chạy với tốc độ là 40km/h con 1 bánh chỉ chạy có 20km.h( bi bó cứng hơn so với 3 bánh kia) thì lúc này ABS sẽ lam việc.nó sẽ điều chỉnh nhả cho bánh bị bó ra nhiều hơn còn tăng lượng phanh lên 3 bánh co tóc độ cao kia. thực ra hệ thống chống bó cưng phanh.hệ thống cân bằng điện tử .hay điều hòa lực phanh.kả hệ thống chống trượt tất cả chỉ có ý ngĩa như 1 .vì nếu thiếu 1 trong những thứ đó tất kả cũng mất tác dụng( cụ cứ thử dút giắc ABS ra xem những cái đèn của hệ thống khác có hiện nên không.) e thấy cụ hơi bảo thủ. cong tài liệu mà thầy của cụ lấy đâu ra thì e không biết nhưng e nhìn trên thực tế mà nói thui cụ thích e gủi cho cụ vài pic về tổng phanh của các loại xe.[/QUOTE nói:
Em có bảo nguyên lý xe 2 bánh với 4 bánh khác nhau đâu ạ. Em chỉ ví dụ thế này: xe máy có phanh chân và phanh tay, khi đi mình phải dùng cả chân lẫn tay để phanh, trong trường hợp khẩn cấp, khi phanh còn ko biết là mình phanh chân hay phanh tay trước.
Cụ nhầm giữa abs và ebd rồi ạ. 1 số xe có abs nhưng ko có ebd đâu ạ. ABS là chống bó cứng phanh, ebd là phân bổ lực phanh ra các bánh.
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Vấn đề là ở chỗ đó. Cụ giải thích xem tại sao bánh trước khi bị bó cứng lại không bị trượt ngang mà bánh sau thì có. Cụ nhớ rằng nhiều xe chỉ có option ABS bánh sau thôi đấy.

Một câu hỏi đơn giản hơn, tại sao lực phanh bánh trước lại lớn hơn bánh sau. Nếu coi ô tô là một hình hộp đồng chất, chiều cao =1, chiều dài =3, cụ có thể tính được lực phanh bánh trước hơn bánh sau bao nhiêu lần không. Coi như 2 trục ở 2 đầu mép dưới của hộp và coi như chiều cao trục bánh xe so với mặt đường = 1/2.
Em ko nói là bánh trước bị bó cứng mà ko bị trượt ngang, mà em chỉ nói là ko xuất hiện lực ngang ( tức là lực ngang tự 2 bánh trước sinh ra bằng 0), còn khi lực ngang ở 2 bánh sau cộng với lực ly tâm > lực ma sát giữa 2 bánh trước và mặt đường thì nó kéo theo 2 bánh trước bị trượt ngang.
Còn lực phanh ở 2 bánh trước và 2 bánh sau là như nhau (trong trường hợp ko có abs nhé), chỉ 2 bánh trước đc tác đọng trước rồi mới đến 2 bánh sau
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em ko nói là bánh trước bị bó cứng mà ko bị trượt ngang, mà em chỉ nói là ko xuất hiện lực ngang ( tức là lực ngang tự 2 bánh trước sinh ra bằng 0), còn khi lực ngang ở 2 bánh sau cộng với lực ly tâm > lực ma sát giữa 2 bánh trước và mặt đường thì nó kéo theo 2 bánh trước bị trượt ngang.
Còn lực phanh ở 2 bánh trước và 2 bánh sau là như nhau (trong trường hợp ko có abs nhé), chỉ 2 bánh trước đc tác đọng trước rồi mới đến 2 bánh sau
Thế thì cụ sai rồi. Một khi đã có lực ngang là phải có trượt ngang. Bánh xe đã bị trượt (mất ma sát với mặt đường), cụ thử trả lời câu hỏi: nếu có lực ngang thì tại sao nó không trượt ngang.
Chính vì trượt mà người ta vẫn làm ABS ở bánh trước đấy.
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
lực ngang mà nhỏ hơn lực ma sat giữa bánh xe với mặt đường thì có trượt ngang ko cụ. Có lực ngang chưa chắc là bị trượt ngang đâu cụ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
lực ngang mà nhỏ hơn lực ma sat giữa bánh xe với mặt đường thì có trượt ngang ko cụ. Có lực ngang chưa chắc là bị trượt ngang đâu
cụ.
Bánh xe đã bị bó cứng là đã bị trượt rội, ma sát sẽ rất nhỏ, vậy có lực ngang là nó vẫn phải làm bánh xe trượt ngang, dù ít hay nhiều. Việc các nhà SX phải làm ABS cả bánh trước có nghĩa là họ cũng tính tới sự trượt ngang của bánh trước.
Đồng ý bánh sau bị nặng hơn, và cũng vì vậy mà có một số xe chỉ có ABS ở bánh sau.
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Bánh xe đã bị bó cứng là đã bị trượt rội, ma sát sẽ rất nhỏ, vậy có lực ngang là nó vẫn phải làm bánh xe trượt ngang, dù ít hay nhiều. Việc các nhà SX phải làm ABS cả bánh trước có nghĩa là họ cũng tính tới sự trượt ngang của bánh trước.
Đồng ý bánh sau bị nặng hơn, và cũng vì vậy mà có một số xe chỉ có ABS ở bánh sau.
Vâng cái này cụ chuẩn.
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Vâng cái này cụ chuẩn.
Em dự là với mô hình phanh như trên thì xe mà cụ chủ đang làm đồ án là xe du lịch, dẫn động cầu trước, động cơ đặt phía trước, lái thuận...
Vậy thì cầu trước sẽ chịu tải nhiều hơn cầu sau, hiếm xe đạt 50/50.
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Em dự là với mô hình phanh như trên thì xe mà cụ chủ đang làm đồ án là xe du lịch, dẫn động cầu trước, động cơ đặt phía trước, lái thuận...
Vậy thì cầu trước sẽ chịu tải nhiều hơn cầu sau, hiếm xe đạt 50/50.
Vâng. cái này cụ cũng chuẩn luôn. Nhưng lái thuận hay nghịch thì em ko rõ.
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
eleuleu cụ đọc lại bài của cụ trungson.vnn nhé rồi chạy ngay ra xe oto xem đường dầu phanh nhé e khẳng định với cụ các nhà chế tạo luôn cho bánh sau ăn trước.chả ở xe nào là ngược lai cả.(e thay tổng phanh cũng đuọc vài chục con ròi) còn xe 2 banh hay 4banh thì nguyên lý không bao giờ thay đổi nhé. cụ biết ABS là gi không ( hệ thống chống bó cứng phanh đấy) cụ có bao giờ đặt ra câu hỏi là : ABS chống bó cúng bằng cách nào không) e dự là thế này: nó dựa vào tốc độ bốn bánh xe để điều chỉnh lực phanh xuống từng bánh.vi dụ xe có 4 bánh đang chạy ở 100km/h nhưng khi tả phanh lại có 3 bánh chạy với tốc độ là 40km/h con 1 bánh chỉ chạy có 20km.h( bi bó cứng hơn so với 3 bánh kia) thì lúc này ABS sẽ lam việc.nó sẽ điều chỉnh nhả cho bánh bị bó ra nhiều hơn còn tăng lượng phanh lên 3 bánh co tóc độ cao kia. thực ra hệ thống chống bó cưng phanh.hệ thống cân bằng điện tử .hay điều hòa lực phanh.kả hệ thống chống trượt tất cả chỉ có ý ngĩa như 1 .vì nếu thiếu 1 trong những thứ đó tất kả cũng mất tác dụng( cụ cứ thử dút giắc ABS ra xem những cái đèn của hệ thống khác có hiện nên không.) e thấy cụ hơi bảo thủ. cong tài liệu mà thầy của cụ lấy đâu ra thì e không biết nhưng e nhìn trên thực tế mà nói thui cụ thích e gủi cho cụ vài pic về tổng phanh của các loại xe.[/QUOTE nói:
Nhờ cụ post cho em vài pic về tổng các loại phanh xe cho em tham khảo ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Vâng. cái này cụ cũng chuẩn luôn. Nhưng lái thuận hay nghịch thì em ko rõ.
Cụ eleuleu giận em à? Tại món gầm này em dốt nhất, lục đọc lại sách mà vẫn không giải quyết được vấn đề này. Haizzz....

Em cũng đang là SV ( ko phải hàng xịn) năm cuối như cụ đây. Mọi người cùng phản biện trên tinh thần OF nào.
 
Chỉnh sửa cuối:

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Cụ eleuleu giận em à? Tại món gầm này em dốt nhất, lục đọc lại sách mà vẫn không giải quyết được vấn đề này. Haizzz....

Em cũng đang là SV ( ko phải hàng xịn) năm cuối như cụ đây.
:)) Tranh luận thôi mà cụ. Giận gì chứ ạ.
Em nhận ra chỗ sai của em rồi. Nếu bó cứng thì phải bó cứng 2 bánh sau trước chứ ko phải 2 bánh trước đầu tiên.
Nhưng khi phanh thì lực phanh phải tác dụng ra 2 bánh trước đầu tiên( cái này em giữ quan điểm )
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top