Hỏi về xe AT

oto.hanoi

Xe hơi
Biển số
OF-60142
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
100
Động cơ
443,100 Mã lực
Cho em hỏi ngu tí ạ:

Khi dừng đèn đỏ, đối với xe MT thì:
Gài số (1, 2...) + Đạp phanh + KHÔNG cắt côn = Chết máy

vậy thì tại sao với xe AT:
Vào chế độ D + Đạp phanh = KHÔNG chết máy?

Khi đạp phanh, nghe tiếng máy giảm hơn so với khi đi bình thường, có phải máy tính tự nhận biết mình đang phanh dừng đèn đỏ nên xe AT tự giảm ga, và tự cắt côn để xe không chết máy không?

Một số xe đời mới còn có chế độ idle stop, tự tắt máy khi dừng đèn đỏ, và tự khởi động lại khi lái xe muốn đi tiếp. Các cụ giải thích rõ hộ em về công nghệ này được không ạ?

Đã chuẩn bị sẵn rượu thịt mời các cụ :)
 

oto.hanoi

Xe hơi
Biển số
OF-60142
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
100
Động cơ
443,100 Mã lực
Cấu tạo và hoạt động của Torque Converter

Đợi mãi không thấy ai trả lời nên em tự tìm và thấy được trang này: http://auto.howstuffworks.com/auto-parts/towing/towing-capacity/information/torque-converter.htm, xin dịch lại cho cụ nào có nhu cầu (thứ lỗi trước cho vốn tiếng Anh dở ẹc của em).


Giới thiệu


"Như chúng ta đã biết, ở xe MT, động cơ được nối với bộ truyền động (hộp số) bởi côn. Nếu không có cơ chế này, chiếc xe sẽ không thể dừng lại hẳn mà không làm chết máy. Nhưng ở xe AT, người ta không dùng côn để ngắt truyền động từ động cơ, mà thay vào đó, một thiết bị thần kỳ được sử dụng, gọi là bộ chuyển đổi mômen (Torque Converter). Ở bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao xe AT cần bộ chuyển đổi mômen, cách làm việc của bộ chuyển đổi mômen, và những ưu nhược điểm của nó.


Phần cơ bản

Cũng giống như xe MT, xe AT cần một cách nào đó để khiến cho động cơ vẫn chạy trong khi các bánh răng của bộ truyền động (hộp số) ngừng quay. Xe MT sử dụng côn để ngắt hoàn toàn động cơ khỏi hộp số, còn xe AT sử dụng bộ chuyển đổi mômen (Torque Converter).



Bộ chuyển đổi mômen là một loại kết nối bằng dầu (fluid coupling), cho phép động cơ quay một cách tương đối độc lập so với bộ truyền động (hộp số). Trong trường hợp động cơ quay chậm, ví dụ như xe đang dừng chờ đèn đỏ, lực mômen truyền qua bộ chuyển đổi mômen là rất nhỏ, khiến cho việc giữ xe đứng lại cần một lực nhỏ trên bàn đạp phanh. Nếu chúng ta đạp ga khi xe đang đứng yên, sẽ cần một lực phanh lớn hơn để giữ xe lại, bởi vì khi đạp ga, động cơ sẽ quay nhanh hơn và bơm nhiều dầu vào bộ chuyển đổi mômen, khiến cho lực mômen được truyền nhiều hơn đến các bánh xe.


Bên trong bộ chuyển đổi mômen

Như hình minh họa bên dưới, có 4 bộ phận bên trong bộ chuyển đổi mômen:
- Bơm (Pump)
- Tuốc bin (Turbine)
- Stator
- Dầu truyền lực (Transmission Fluid)




Phần vỏ của bộ chuyển đổi mômen được chốt với bánh đà của động cơ, nên phần này xoay đồng tốc với động cơ. Các lá thép (fin) cấu thành bộ phận bơm của bộ chuyển đổi mômen được gắn vào phần vỏ, vì vậy cũng xoay đồng tốc với động cơ.


Hình: Các bộ phận của bộ chuyển đổi mômen (từ trái sang): Tuốc bin, Stator, Bơm.


Bộ phận bơm trong bộ chuyển đổi mômen là một dạng bơm ly tâm. Khi bơm xoay, dầu bị tống ra bên ngoài (cũng giống như nước bị tách ra khỏi quần áo khi được vắt trong máy giặt), khi đó, chân không hình thành ở giữa và hút dầu vào giữa bơm (như hình minh họa bên dưới).


Hình (từ trên xuống dưới): Hướng xoay của bơm - Dầu được bơm vào từ trung tâm - Dầu thoát ra ngoài qua các khe bên.


Dầu trong bơm khi bị tống ra sẽ đi vào các lá thép của tuốc bin, tuốc bin được nối với bộ truyền động (hộp số) và làm cho xe chạy. Như hình bên dưới, những lá thép của tuốc bin được uốn cong, làm cho dầu phải đổi hướng từ khi đi vào tuốc bin cho đến khi thoát khỏi đó qua phần trung tâm. Sự đổi hướng này khiến cho tuốc bin xoay.


Hình (từ trên xuống dưới): Hướng xoay của tuốc bin - Dầu thoát ra ngoài ở trung tâm - Dầu được bơm vào từ các khe bên.


(Nguyên nhân của việc dầu có thể làm xoay tuốc bin: Để cần đổi hướng của một vật thể đang di chuyển, chúng ta cần tác động một lực lên vật thể đó, bất kể vật thể là một chiếc xe hay một giọt nước. Và vật thể gây ra lực tác động đó cũng phải chịu một lực phản hồi theo hướng ngược lại (theo định luật 3 Newton). Vì vậy, cấu trúc của tuốc bin làm cho dầu đổi hướng, và phản lực của sự đổi hướng này khiến cho tuốc bin xoay).

Dầu thoát khỏi tuốc bin ở phần trung tâm, di chuyển ở một hướng khác so với khi chúng được đưa vào tuốc bin. Nếu nhìn vào mũi tên ở hình trên, chúng ta thấy dầu thoát khỏi tuốc bin ở hướng ngược lại so với hướng mà bơm (hoặc động cơ) đang quay. Nếu dầu tiếp xúc với bơm, nó sẽ làm động cơ quay chậm lại và làm giảm công suất. Vì lý do đó mà bộ chuyển đổi mômen cần một bộ phận là stator.


Stator

Stator nằm ở phần giữa của bộ chuyển đổi mômen. Công việc của nó là chuyển hướng luồng chảy của dầu từ tuốc bin trước khi được dẫn lại về bơm. Cơ cầu này làm tăng đáng kể hiệu quả của bộ chuyển đổi mômen.


Hình (từ trên xuống dưới): Hướng xoay của stator - Hướng dầu đi vào.


Các lá thép trong stator được thiết kế rất đặc biệt khiến cho nó đổi hướng gần như hoàn toàn dòng chảy của dầu. Stator được kết nói với trục cố định của bộ truyền động (hộp số) thông qua một khớp một chiều (chỉ cho phép xoay theo 1 chiều nhất định, chiều xoay này được thể hiện ở hình vẽ phía bên trên). Bằng cơ chế này, stator không thể xoay cùng với dầu, mà chỉ có thể xoay theo hương ngược lại, khiến cho dầu phải đổi hướng khi tiếp xúc với các lá thép của stator.

Một vài điểm thú vị xảy ra khi xe chạy. Ở vận tốc khoảng 64km/h, cả bơm và tuốc bin quay với vận tốc gần như nhau (bơm luôn luôn quay nhanh hơn một chút). Khi đó, dầu từ tuốc bin được đưa trở về bơm với cùng một hướng, vì vậy tại thời điểm này bộ phận stator là không cần thiết.

Ngay cả khi tuốc bin làm thay đổi dòng chảy của dầu và tống nó ra phia sau, nhưng cuối cùng dầu vẫn chảy cùng hướng với tuốc bin, vì tuốc bin xoay nhanh hơn ở một hướng, trong khi dầu được bơm vào ở một hướng khác. Cũng giống như nếu chúng ta đứng trên môt chiếc xe đang di chuyển về phía trước với vận tốc 100km/h, và ném một quả bóng với vận tốc 60km/h về hướng ngược lại với hướng xe chạy, thì quả bóng vẫn di chuyển với vận tốc 40km/h cùng hướng xe. Điều này tương tự như những gì trong tuốc bin: dầu được tống ra ngoài ở một hướng, những không nhanh bằng khi đi vào bơm với hướng ngược lại.

Ở những tốc độ đó, thực chất dầu sẽ đập vào phía sau các lá thép của stator, làm cho stator quay theo quán tính với khớp một chiều của nó, vì vậy không làm cản trở dòng chảy của dầu khi đi qua.


Ưu điểm và nhược điểm

Ngoài chức năng quan trọng là cho phép xe dừng hẳn mà không làm chết máy, bộ chuyển đổi mômen giúp cho chiếc xe có nhiều mômen xoắn hơn khi tăng tốc từ vị trí đứng yên. Các bộ chuyển đổi mômen hiện đại có thể tăng mômen xoắn của động cơ lên gấp 2 hoặc 3 lần. Hiệu ứng này chỉ xảy ra khi động cơ quay nhanh hơn rất nhiều so với bộ truyền động (hộp số).

Ở những tốc độ cao hơn, bộ truyền động (hộp số) bắt kịp với động cơ, và cuối cùng sẽ xoay với vận tốc gần như tương đương. Ở mức lý tưởng, bộ truyền động (hộp số) sẽ xoay với vận tốc bằng chính xác với với vận tốc của động cơ, mọi sự chênh lệch sẽ làm lãng phí công suất. Đây là một phần lý do khiến cho xe AT ăn xăng hơn xe MT.

Để đối phó với hiệu ứng này, một vài mẫu xe có bộ chuyển đổi mômen được thiết kế với bộ khớp móc nối. Khi hai nửa của bộ chuyển đổi mômen đạt tới tốc độ nhất định, khớp này sẽ khóa hai phần lại, giúp giảm sự chênh lệch về tốc độ và tăng cường hiệu quả cho bộ chuyển đổi mômen."

(dịch từ http://auto.howstuffworks.com/auto-parts/towing/towing-capacity/information/torque-converter.htm)


 

toanvinh_forever

Xe điện
Biển số
OF-35085
Ngày cấp bằng
11/5/09
Số km
3,333
Động cơ
507,380 Mã lực
Tuổi
40
Số tự động thì khi cụ ga lên nó tự lên số, khi cụ dừng xe thì nó tự về số rồi sao chết máy được, nhả phanh ra là lại tự vào số
 

oto.hanoi

Xe hơi
Biển số
OF-60142
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
100
Động cơ
443,100 Mã lực
Số tự động thì khi cụ ga lên nó tự lên số, khi cụ dừng xe thì nó tự về số rồi sao chết máy được, nhả phanh ra là lại tự vào số
Dạ theo như những gì em biết từ bài trên thì không phải như vậy ạ. Khi để ở D mà đạp phanh để dừng xe thì xe vẫn đang vào số chứ không tự động về N. Lý do không chết máy là vì bộ phận stator khi đó làm đổi hướng dòng chảy của dầu trong Torque Converter, giúp cho động cơ không bị ảnh hưởng.
Trong video này họ cũng có giải thích về điều đó:
http://www.youtube.com/watch?v=MvLoX0z9qoY
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Số tự động là có bộ côn tự động, nó giống như xe dream (hơn dream là số cũng tự động luôn). Khi bác dừng đèn đỏ, đạp phanh, nó tự chuyển về số 1 và cắt ly hợp (côn). Nhưng nó ko cắt hoàn toàn nên vẫn có lực đẩy xe đi chút xíu, như vậy bác bỏ phanh ra là nó tự bò. Chính vậy nên xe AT tốn xăng hơn. Khi bác tăng ga, nó tự tăng số tùy thuộc vào tốc độ xe.
 

oto.hanoi

Xe hơi
Biển số
OF-60142
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
100
Động cơ
443,100 Mã lực
Số tự động là có bộ côn tự động, nó giống như xe dream (hơn dream là số cũng tự động luôn). Khi bác dừng đèn đỏ, đạp phanh, nó tự chuyển về số 1 và cắt ly hợp (côn). Nhưng nó ko cắt hoàn toàn nên vẫn có lực đẩy xe đi chút xíu, như vậy bác bỏ phanh ra là nó tự bò. Chính vậy nên xe AT tốn xăng hơn. Khi bác tăng ga, nó tự tăng số tùy thuộc vào tốc độ xe.
Xe AT không có côn, thay vào đó là bộ chuyển đổi mômen (Torque Converter) mà em đãt trình bày ở trên cụ ạ.

Em đã dịch lại và post lên đây rồi nhưng chẳng có cụ nào đọc trước khi trả lời cả.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xe AT không có côn, thay vào đó là bộ chuyển đổi mômen (Torque Converter) mà em đãt trình bày ở trên cụ ạ.

Em đã dịch lại và post lên đây rồi nhưng chẳng có cụ nào đọc trước khi trả lời cả.
Đó chỉ là cách dùng từ của tôi chưa hợp lý thôi về bản chất đều là bộ ly hợp mà. Tác dụng : cắt và truyền tải từ bánh răng dẫn động sang bánh răng bị động.
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực
Xe AT không có côn, thay vào đó là bộ chuyển đổi mômen (Torque Converter) mà em đãt trình bày ở trên cụ ạ.

Em đã dịch lại và post lên đây rồi nhưng chẳng có cụ nào đọc trước khi trả lời cả.
Hehe, thế kụ đã đọc kĩ về hộp số AT chưa ạh?;)
 

bam2lo

Xe máy
Biển số
OF-70759
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
58
Động cơ
428,580 Mã lực
Cái Torque converter mà Bác đã dịch rất kỹ ở trên chỉ là 1 bộ phận trong hộp số tự động thôi bác ạ. Ngoài ra trọng nó còn rất nhiều thứ khác nữa như: bánh răng mặt trời, bánh răng hành tinh, lá côn, lá thép, bộ điều khiển thủy lực, phanh hãm... Nói ra thì dài dòng nhưng chỉ cần hiểu nôm na như thế này: cơ chế chuyển số của hộp số tự động được điều khiển tự động tùy theo chế độ hoạt động của xe thông qua bộ điều khiển thủy lực- điện từ mà người lái xe chỉ cần một thao tác duy nhất là gạt gần đi số.:)
 

HwngHD

Xe tăng
Biển số
OF-3528
Ngày cấp bằng
26/2/07
Số km
1,453
Động cơ
569,163 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
TP Hai Duong
Hehe, thế kụ đã đọc kĩ về hộp số AT chưa ạh?;)
Em vẫn thắc mắc mãi là số AT, đi chế độ Manual thì khi tăng giảm số có phải ngớt ga ko cụ or ngớt ga thì có tốt cho hộp số hơn không. Lý thuyết thì không cần phải không cụ?
 

Cai banh xe

Xe buýt
Biển số
OF-6621
Ngày cấp bằng
2/7/07
Số km
666
Động cơ
543,815 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xe AT không có côn, thay vào đó là bộ chuyển đổi mômen (Torque Converter) mà em đãt trình bày ở trên cụ ạ.

Em đã dịch lại và post lên đây rồi nhưng chẳng có cụ nào đọc trước khi trả lời cả.
Cái này bác nhầm to, AT có rất nhiều đĩa ly hợp (côn) đấy ạ
Kính bác!
 

Cai banh xe

Xe buýt
Biển số
OF-6621
Ngày cấp bằng
2/7/07
Số km
666
Động cơ
543,815 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Số tự động thì khi cụ ga lên nó tự lên số, khi cụ dừng xe thì nó tự về số rồi sao chết máy được, nhả phanh ra là lại tự vào số
Cụ trả lời ẩu quá, MT em cũng về số mà vẫn chết máy. Vấn đề nằm ở chỗ khác, không phải là do nó về số đâu ạ!
 

Cai banh xe

Xe buýt
Biển số
OF-6621
Ngày cấp bằng
2/7/07
Số km
666
Động cơ
543,815 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Số tự động là có bộ côn tự động, nó giống như xe dream (hơn dream là số cũng tự động luôn). Khi bác dừng đèn đỏ, đạp phanh, nó tự chuyển về số 1 và cắt ly hợp (côn). Nhưng nó ko cắt hoàn toàn nên vẫn có lực đẩy xe đi chút xíu, như vậy bác bỏ phanh ra là nó tự bò. Chính vậy nên xe AT tốn xăng hơn. Khi bác tăng ga, nó tự tăng số tùy thuộc vào tốc độ xe.
Bác cũng nhầm rồi, AT ăn xăng vì lý do khác. MT cũng vẫn có lực đẩy xe mặc dù không đi ga tí nào cả bác ạ!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác cũng nhầm rồi, AT ăn xăng vì lý do khác. MT cũng vẫn có lực đẩy xe mặc dù không đi ga tí nào cả bác ạ!
Bác nhầm thế nào ấy chứ. xe MT tôi ấn hết côn, thả chân phanh nó có đi tí nào đâu?. Xe AT nếu ko về mo, bao giờ cũng tồn tại một lực đẩy. Hơn nữa, ở hệ thống ly hợp của xe AT (torque converter) luôn luôn có sự trượt, nghĩa là tốc độ bánh răng chủ động luôn lớn hơn bánh răng bị động 1 chút. Trường hợp xe MT, ko thể có chuyện này nếu côn không bị mòn. Đó là một trong những nguyên nhân để xăng ăn hơn.
 

oto.hanoi

Xe hơi
Biển số
OF-60142
Ngày cấp bằng
28/3/10
Số km
100
Động cơ
443,100 Mã lực
Cái Torque converter mà Bác đã dịch rất kỹ ở trên chỉ là 1 bộ phận trong hộp số tự động thôi bác ạ. Ngoài ra trọng nó còn rất nhiều thứ khác nữa như: bánh răng mặt trời, bánh răng hành tinh, lá côn, lá thép, bộ điều khiển thủy lực, phanh hãm... Nói ra thì dài dòng nhưng chỉ cần hiểu nôm na như thế này: cơ chế chuyển số của hộp số tự động được điều khiển tự động tùy theo chế độ hoạt động của xe thông qua bộ điều khiển thủy lực- điện từ mà người lái xe chỉ cần một thao tác duy nhất là gạt gần đi số.:)
Dạ bác nói rất phải. Ở trên em chỉ dịch lại bài về Torque converter là vì nó giải thích được câu hỏi ở đầu thread của em (tại sao xe AT nổ máy vào D đạp phanh lại không bị chết máy) chứ không nói hộp số AT chỉ có torque converter.

Cái này bác nhầm to, AT có rất nhiều đĩa ly hợp (côn) đấy ạ
Kính bác!
Em đoán là bác đọc tài liệu ở đó đề cập đến các bộ phận gọi là "clutch" trong hộp số AT phải ko ạ? Từ đó dịch ra là "côn" cũng được nhưng không phải là bộ phận em đang muốn nói đến (nối truyền động giữa động cơ và hộp số).

Hehe, thế kụ đã đọc kĩ về hộp số AT chưa ạh?;)
Nếu cụ biết thêm thông tin gì thì xin cụ chia sẻ với anh em luôn ở đây, chứ post bài kiểu này mọi người cũng chẳng nghĩ là cụ giỏi hơn được tí nào đâu ạ.
 

Trop

Xe tăng
Biển số
OF-42859
Ngày cấp bằng
10/8/09
Số km
1,015
Động cơ
475,250 Mã lực
cụ chịu khó ngồi dịch nhỉ :)
 

Raubac

Xe tăng
Biển số
OF-158
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
1,638
Động cơ
597,359 Mã lực

bam2lo

Xe máy
Biển số
OF-70759
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
58
Động cơ
428,580 Mã lực
Bác cũng nhầm rồi, AT ăn xăng vì lý do khác. MT cũng vẫn có lực đẩy xe mặc dù không đi ga tí nào cả bác ạ!
xe có AT chỉ tốn xăng hơn so với MT khi đi trong thành phố thôi ạ. Bởi vì khi ấy nó phải liên tục chuyển số cho phù hợp với tải của xe.
Nhưng mà nói chung là mức tiêu hao nhiên liệu của xe phụ thuộc phần lớn vào người lái. Cứ phóng nhanh, phanh gấp như xe F1 thì xăng nào cho lại các Bác nhỉ?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
xe có AT chỉ tốn xăng hơn so với MT khi đi trong thành phố thôi ạ. Bởi vì khi ấy nó phải liên tục chuyển số cho phù hợp với tải của xe.
Nhưng mà nói chung là mức tiêu hao nhiên liệu của xe phụ thuộc phần lớn vào người lái. Cứ phóng nhanh, phanh gấp như xe F1 thì xăng nào cho lại các Bác nhỉ?
Các xe AT có sử dụng bộ torque converter luôn xẩy ra hiện tượng không đồng bộ: có nghĩa là bánh răng chủ động nhanh hơn bánh răng bị động. Bởi vậy đi ở tốc độ nào cũng có 1 sự trượt nhất định. Đó là 1 trong những lý do xe AT ăn xăng hơn.
 

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,227
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Các xe AT có sử dụng bộ torque converter luôn xẩy ra hiện tượng không đồng bộ: có nghĩa là bánh răng chủ động nhanh hơn bánh răng bị động. Bởi vậy đi ở tốc độ nào cũng có 1 sự trượt nhất định. Đó là 1 trong những lý do xe AT ăn xăng hơn.
Nếu đơn giản như thế thì nhà SX chỉ cần tăng cái tỉ số truyền sau cái Torque Converter lên ( so với xe MT) là xong.
VD xe ấy, máy ấy ở MT nó là 4.5:1 thì thiết kế AT là 4.0:1
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top