Ngoài các kiến thức sâu và có tính thực tiễn cao mà các cụ đã nói, đặc biệt là cụ Nguyễn Anh Phan (NAP) em thêm vài ý:
- Động lực: từ dùng trong cái khoan về bản chất là từ vùng miền, không đại diện. Cụ NAP có giải thích về hệ bánh răng là chuẩn. Cá nhân em coi động lực là cái tạo ra sức quay mà thôi, vậy các máy đều có hệ động lực là cái động cơ điện, và do vậy không dùng từ khoan động lực mà gọi là khoan xung lực. Cái xung lực này và cái khoan búa cụ NAP cũng giải thích đầy đủ. Sẽ có chỗ bán hàng vô tình hay cố ý nói với người mua khoan xung lực = khoan búa.
- Lưỡi cắt lắp vào máy cầm tay: lưỡi cắt không răng (liền) hoặc răng cực mịn lắp vào máy mài góc để cắt vật liệu phù hợp với lưỡi cắt và tốc độ cắt của cả lưỡi cắt và máy thì vẫn dùng được chứ không phải cấm kỵ gì. Đối với các lưỡi cắt răng thưa, nhìn thấy và có khi đếm được thì phải lắp vào máy chuyên dùng hoặc có kỹ năng thì dùng tạm với máy phù hợp. Thí dụ: đĩa cắt gỗ loại nhỏ (d 125) nó phổ biến 24-36-60 răng (mỗi răng thực chất là 1 lưỡi cắt), đem lắp vào máy mài góc thì rất dễ gây tai nạn, vì máy mài góc 100÷125 có tốc độ không tải trên 10.000v/p, lưỡi cắt răng thô đó thiết kế cho máy khoảng 4.500÷5000 v/p. Siêu thợ mới dám dùng tạm nếu quá bí dụng cụ. Nhưng nếu lắp vào máy cầm tay tốc độ dưới 3000vp thì người hay dùng vẫn cắt xẻ các loại gỗ không quá cứng được, vẫn nguy hiểm nhưng không quá nguy hiểm (quen tay, cẩn thận).
.....