- Biển số
- OF-847321
- Ngày cấp bằng
- 26/1/24
- Số km
- 68
- Động cơ
- 16,539 Mã lực
- Tuổi
- 32
dữ liệu quốc gia không có thông tin về người đã chếtNghe mấy cụ tư vấn vẫn phải có giấy chứng tử của ông bà nội thì hóa ra Cơ sở dữ liệu về dân cư để làm cảnh ạ?
dữ liệu quốc gia không có thông tin về người đã chếtNghe mấy cụ tư vấn vẫn phải có giấy chứng tử của ông bà nội thì hóa ra Cơ sở dữ liệu về dân cư để làm cảnh ạ?
Chứng từ của bố và ông bà nội là đúng và cần thiết. Vì bố (đứng tên trên GCN) chết mới phát sinh quan hệ thừa kế; ông bà nội thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố nên cũng cần chứng tử (vì nếu họ còn sống họ đương nhiên được hưởng thừa kế). Ông bà ngoại thì sai, vì mẹ còn sống nên ông bà ngoại không được hưởng.Ngoài chứng tử của ông bà nội ngoại còn có chứng tử của ông bố nữa. Không có phải về quê xác nhận nữa. Cơ sở dữ liêu dân cư chưa liên thông đâu. Gấu mình về quê làm sổ đất thừa kế của ông bà nhiêu khê vô cùng.
Thế này cũng chả hơn gì thông tin trong cuốn hộ khẩu giấy, mình cứ tưởng CSDL về dân cư phải phản ánh được 3 đời của mỗi công dân, biến động sinh, tử, kết hôn ly hôn...thì mới giảm được giấy tờ khi làm các thủ tục hành chính cơ.dữ liệu quốc gia không có thông tin về người đã chết
Mình ko nhớ rõ, bạn có thế google tìm, một vụ ở Tây hồ Hà nội, chủ quan không xem xét chứng tử bố mẹ chồng, nên con dâu khai bố mẹ chồng đã chết để hưởng toàn bộ di sản thừa kế của chồng.Đất không tranh chấp mới làm GCN theo luật là đúng. Nhưng người thực thi sơ trách nhiệm hoặc làm khó để vụ lợi nên áp dụng máy móc trong các trường hợp cụ thể nên làm khó cho người dân. Chẳng hạn bà mẹ sở hữu đất gần trăm tuổi còn đòi chứng tử của ông bà thân sinh thì cũng đến ạ luôn với cán bộ làm sổ đỏ.
Cụ nói đúng rồi. Khi chết đi mới có chuyện thừa kế. Ở đây mình đang liên hệ trường hợp thừa kế của gấu. Bố mẹ mất cả bây giờ cũng trên trăm tuổi mà xã còn đòi chứng tử của người sinh ra thì cũng vô lý vì có mấy người sống được cả gần 120 tuổi đâu. Nhưng họ cứ đòi vì đó là những người thừa kế của hàng thứ nhất như gấu.Chứng từ của bố và ông bà nội là đúng và cần thiết. Vì bố (đứng tên trên GCN) chết mới phát sinh quan hệ thừa kế; ông bà nội thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố nên cũng cần chứng tử (vì nếu họ còn sống họ đương nhiên được hưởng thừa kế). Ông bà ngoại thì sai, vì mẹ còn sống nên ông bà ngoại không được hưởng.
Nhiêu khê là do sự phức tạp của luật dân sự quy định về thừa kế
Dữ liệu không tự dưng mà có, nó phải được xây dựng; vấn đề là, liệu người dân, những người mang dữ liệu đó có chịu cung cấp, cập nhật đúng, đầy đủ, chính xác và không vụ lợi không? Ví dụ đơn giản nhất hiện nay, sau khi có dữ liệu nền rồi, khi thay đổi (ví dụ như ly hôn, kết hôn) liệu công dân có lên để đăng ký, cập nhật hay không?Thế này cũng chả hơn gì thông tin trong cuốn hộ khẩu giấy, mình cứ tưởng CSDL về dân cư phải phản ánh được 3 đời của mỗi công dân, biến động sinh, tử, kết hôn ly hôn...thì mới giảm được giấy tờ khi làm các thủ tục hành chính cơ.
Cho nên họ cứ yêu cầu theo đúng luật cho an toàn.Mình ko nhớ rõ, bạn có thế google tìm, một vụ ở Tây hồ Hà nội, chủ quan không xem xét chứng tử bố mẹ chồng, nên con dâu khai bố mẹ chồng đã chết để hưởng toàn bộ di sản thừa kế của chồng.
Gần trăm tuổi, kể cả hơn trăm tuổi vẫn có khả năng còn sống, ko xem xét đủ; làm hồ sơ sai, ra công an, ra tòa án, tranh chấp kiện tụng có ai thông cảm cho không???
Họ yêu cầu là đúng, bạn thấy vô lý vì nó phiền phức và khó làm nhưng luật quy định thế, ngoài việc để chứng minh người đã chết còn có giá trị xác định thời điểm chết. nếu ông bà ngoại chết sau mẹ thì còn phát sinh quan hệ thừa kế liên quan đến các con của ông bà ngoại. nếu làm không cẩn thật, thiếu hàng thừa kế, bỏ sót người có quyền lợi liên quan ai sẽ là người chịu trách nhiệm??? Mình tin, khi đó sẽ lại có đơn kêu cứu, rằng cán bộ xã làm sai, rằng là ăn hối lộ... đòi bồi thường....Cụ nói đúng rồi. Khi chết đi mới có chuyện thừa kế. Ở đây mình đang liên hệ trường hợp thừa kế của gấu. Bố mẹ mất cả bây giờ cũng trên trăm tuổi mà xã còn đòi chứng tử của người sinh ra thì cũng vô lý vì có mấy người sống được cả gần 120 tuổi đâu. Nhưng họ cứ đòi vì đó là những người thừa kế của hàng thứ nhất như gấu.
Mình không nói họ làm sai luật. Mà mình chỉ nói làm theo luật chặt chẽ, máy móc thì nhiều khi cũng khổ cho người dân vì mất công chạy đi chạy lại nhiều lần. Mà cái món thừa kế làm không chặt chẽ thì cán bộ sẽ bị kỉ luật như chơi. Cái vụ này mình mới đọc trên báo thấy vỡ ra nhiều điều.Họ yêu cầu là đúng, bạn thấy vô lý vì nó phiền phức và khó làm nhưng luật quy định thế, ngoài việc để chứng minh người đã chết còn có giá trị xác định thời điểm chết. nếu ông bà ngoại chết sau mẹ thì còn phát sinh quan hệ thừa kế liên quan đến các con của ông bà ngoại. nếu làm không cẩn thật, thiếu hàng thừa kế, bỏ sót người có quyền lợi liên quan ai sẽ là người chịu trách nhiệm??? Mình tin, khi đó sẽ lại có đơn kêu cứu, rằng cán bộ xã làm sai, rằng là ăn hối lộ... đòi bồi thường....
Hiện tại giấy tờ gốc tại địa phương nhiều nơi đã thất lạc, hư hỏng và chưa được số hóa qua nhiều năm (thậm chí còn 1 số cán bộ cố tình hủy hoại). Việc yêu cầu giấy chứng tử là đúng thôi vì tránh việc rủi ro có thể xảy ra, dù nhỏ. Các cụ nhà còn giấy tờ thì nên tìm lại, hợp tác với cơ quan nhà nước cho nhanh. Hồ sơ đời các cụ ok thì sau con cháu trên cơ sở sẵn có sẽ nhanh thôi vì cơ sở dữ liệu đã có sẵn. Thời gian đầu nó sẽ hơi loằng ngoằng nhưng sau này sẽ ngon và liên thông cả, đâu cũng vậy thôi. Cố lên cụ, chứ giờ cán bộ làm sai truy vết rất dễ vì số hóa thủ tục đấy, họ cũng không dám làm trái đâu.Bố em mất đi làm thủ tục thừa kế họ đòi chứng tử của ông bà nội đã mất từ những năm 70 thế kỉ trước em cũng đến ạ với thủ tục hành chính hiện nay
Cụ đọc kĩ bài báo này hi vọng có thể giúp được phần nào.Chào các cụ,
Nhà đất của gia đình e , do bố đứng tên trên sổ đỏ (ông bà nội ngoại đã qua đời lâu rồi ) .
Giờ bố mất rồi, còn mẹ. Mẹ em cho 2 người con 2 phần bằng nhau. Cả gia đình đều đồng ý phương án chia
Thì thủ tục ra sao, xin nhờ các cụ hướng dấn
bên mình có 1 vụ, nhà đất của bố mẹ chết, 3 người con khai nhận rồi bán. 2 năm sau người con thứ 4 xuất hiện kiện đòi thừa kế (ông này trốn đi nước ngoài trồng cỏ - bị trục xuất về nước); để êm thắm, ko bị mất việc, cán bộ ký hồ sơ bỏ tiền túi 300tr ra đền.Mình không nói họ làm sai luật. Mà mình chỉ nói làm theo luật chặt chẽ, máy móc thì nhiều khi cũng khổ cho người dân vì mất công chạy đi chạy lại nhiều lần. Mà cái món thừa kế làm không chặt chẽ thì cán bộ sẽ bị kỉ luật như chơi. Cái vụ này mình mới đọc trên báo thấy vỡ ra nhiều điều.
"Mẹ chồng 84 tuổi thắng kiện trong vụ tranh chấp tài sản thừa kế với con dâu - Tuổi Trẻ Online" https://tuoitre.vn/me-chong-84-tuoi-thang-kien-trong-vu-tranh-chap-tai-san-thua-ke-voi-con-dau-20241109121846493.htm
Nếu phát hiện hối lộ cố tình làm trái luật lộ ra có khi còn bị truy tố ấy chứ, mất việc là còn nhẹ đó cụ.bên mình có 1 vụ, nhà đất của bố mẹ chết, 3 người con khai nhận rồi bán. 2 năm sau người con thứ 4 xuất hiện kiện đòi thừa kế (ông này trốn đi nước ngoài trồng cỏ - bị trục xuất về nước); để êm thắm, ko bị mất việc, cán bộ ký hồ sơ bỏ tiền túi 300tr ra đền.
Sau 30 ngày ko đăng ký sang tên bị phạt hành chính đó cụ à, còn trốn thuế là chuyện của những năm trước kia, ghi thấp cơ quan thuế trả hồ sơ làm phụ lục hợp đồng cho sát thị trường mới giải quyết. Khi Luật ĐĐ mới có hiệu lực thì căn cứ Bảng giá đất thôi, Hợp đồng giao dịch ghi bao nhiêu tùy thích.Dữ liệu không tự dưng mà có, nó phải được xây dựng; vấn đề là, liệu người dân, những người mang dữ liệu đó có chịu cung cấp, cập nhật đúng, đầy đủ, chính xác và không vụ lợi không? Ví dụ đơn giản nhất hiện nay, sau khi có dữ liệu nền rồi, khi thay đổi (ví dụ như ly hôn, kết hôn) liệu công dân có lên để đăng ký, cập nhật hay không?
Ví dụ cụ thể khác: Sau 30 ngày kể từ ngày mua bán nhà đất; người mua phải đăng ký sang tên, nhưng liệu có bao nhiêu người sau khi mua nhà - đất thực hiện đúng quy định này và giá mua bán ghi trên hợp đồng có đúng với thực tế trao đổi, chuyển nhượng. Ông A bán cho ông B, bìa đỏ, hợp đồng cất tủ, đến lúc thu hồi đất phương án bồi thường mang tên ông A thì lại phát sinh khiếu nại; hợp đồng để vài trăm triệu để trốn thuế, phương án bồi thường tính theo giá chuyển nhượng trên hợp đồng...
Sao cán bộ ko check sổ hộ khẩu cũ nhỉ? Hay do nghiệp vụ kémbên mình có 1 vụ, nhà đất của bố mẹ chết, 3 người con khai nhận rồi bán. 2 năm sau người con thứ 4 xuất hiện kiện đòi thừa kế (ông này trốn đi nước ngoài trồng cỏ - bị trục xuất về nước); để êm thắm, ko bị mất việc, cán bộ ký hồ sơ bỏ tiền túi 300tr ra đền.
Cụ cho hỏi nếu ông bà mất đã lâu thì về địa phương xin văn bản gì chứng minh cụ nhỉ??Bạn cần chuẩn bị:
1. Bìa đỏ bản chính.
2. Bản sao công chứng :Giấy chứng tử của bố bạn, chứng tử của ông nội và bà nội.
3. Bản sao giấy khai sinh 2 anh em.
Mang các hồ sơ trên ra Văn phòng Công chứng gần nhất, đề nghị lập văn bản khai nhận và tặng cho di sản thừa kế theo hướng khai nhận thừa kế và tặng cho hết lại tài sản cho mẹ bạn.
Sau khi có văn bản khai nhận thừa kế, mẹ bạn mang các hồ sơ trên nộp tại Văn phòng Đăng ký đất đai quận/huyện.
Sau 15 ngày Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ trả về GCN mang tên mẹ bạn.
Mẹ bạn nộp lại GCN cho Văn phòng Đăng ký đất đai quận/huyện đề nghị được chia tách thửa.
Trong trường hợp không đủ điều kiện chia tách theo quy định của UBND cấp tỉnh thì họ sẽ từ chối nhận hồ sơ.
Nếu đủ điểu kiện chia tách họ sẽ lập hồ sơ tách thửa, tách thành 02 thừa và cấp 02 GCN cho mẹ bạn.
Mẹ bạn và hai anh em ra tiếp Văn phòng Công chứng làm hợp đồng tặng cho.
Quay trở lại Văn phòng công chứng nộp hồ sơ đề nghị đăng ký biến động đất đai do tặng cho.
Thường là phường sẽ cấp giấy chứng tử mà cụ. Giống như giấy khai sinh. Lúc các cụ mất mà gia đình ko khai báo ah cụCụ cho hỏi nếu ông bà mất đã lâu thì về địa phương xin văn bản gì chứng minh cụ nhỉ??
Hay phải làm thủ tục xin cấp chứng tử cho ông bà cụ nhỉ?
Vì ông em đã mất lâu rồi
Luật đất đai mới đã có hiệu lực từ 1/8/2024, bảng giá đất mới một số nơi đã ban hành, nhưng giá cao (tiệm cận với giá thị trường) khiến chi phí chuyển mục đích sdd, thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ cao. Dân lại ý kiến ngược ý kiến xuôi (tp hồ chí minh chẳng hạn).Sau 30 ngày ko đăng ký sang tên bị phạt hành chính đó cụ à, còn trốn thuế là chuyện của những năm trước kia, ghi thấp cơ quan thuế trả hồ sơ làm phụ lục hợp đồng cho sát thị trường mới giải quyết. Khi Luật ĐĐ mới có hiệu lực thì căn cứ Bảng giá đất thôi, Hợp đồng giao dịch ghi bao nhiêu tùy thích.
Thế có chắc trong hộ khẩu cũ có đầy đủ không? Yêu cầu cung cấp hộ khẩu thì các cụ có kêu phiền hà sách nhiễu không?Sao cán bộ ko check sổ hộ khẩu cũ nhỉ? Hay do nghiệp vụ kém