E nghe chối nhất là thẻ CC ghi tên bố mẹ, vợ con,..........
E chả biết nói gì nữa về cái này...
chắc sau lắm chuện hài nữa .............
E chả biết nói gì nữa về cái này...
chắc sau lắm chuện hài nữa .............
ghi bệnh viện và địa giới hành chính của bệnh viện VD Bệnh viện phụ sản hà nội, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà NộiNơi sinh nếu ghi chi tiết hơn nữa có được không Cụ.
Cư trú sinh sống làm ăn có thể khắp nơi, nhưng quê quán chỉ có một. Như nhà cụ thì sẽ là Bắc Ninh hết.Ông nội em sinh ra ở Bắc Ninh, gia đình ông nội em chuyển về Hải Phòng sinh sống. Ông nội em lớn lên ở Hải Phòng, sang Nga làm việc rồi sinh ra cha em tại Đức . Sau đó gia đình ông nội em về Hà Nội và cha em sinh sống + lớn lên ở Hà Nội. Cha em sang Mỹ học và sinh ra em, sau đó cả gia đình em lại về TPHCM sinh sống đến khi em lớn.
Sau đó em chuyển ra Đà Nẵng sinh sống và sinh ra con gái em.
Vậy quê quán của ông nội em, cha em , em và con gái em sẽ là ở đâu? Chả nhẽ mỗi người 1 quê
Cụ đọc kỹ thông tư 59/2012 của bộ CA chưa ?Cư trú sinh sống làm ăn có thể khắp nơi, nhưng quê quán chỉ có một. Như nhà cụ thì sẽ là Bắc Ninh hết.
Thằng con lớn nhà em 2007 đẻ ở HN trong giấy khai sinh có quê quán, đứa bé 2011 giấy khai sinh k còn quê quán nữa cụ ạ. Chỉ có mỗi nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện tại thôi.Nguyên quán: Đã bỏ;
Quê quán: Nơi sinh trưởng của Bố; Kinh nghiệm ghi hồ sơ chỉ nên ghi cấp Tỉnh ví dụ: Thái Bình, Hà Nội;
Nơi ĐKHKTT: Theo sổ hộ khẩu;
Nơi cư trú có thể là nơi ĐKHKTT hoặc Nơi ở hiện tại
Cụ có nhầm không ? Nhóc thứ 2 nhà em 2016 vẫn còn nguyên quán . Khai sinh trên web rồi in ra , mẫu khai sinh như tờ in A4 đen trắng không có màu mè gìThằng con lớn nhà em 2007 đẻ ở HN trong giấy khai sinh có quê quán, đứa bé 2011 giấy khai sinh k còn quê quán nữa cụ ạ. Chỉ có mỗi nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện tại thôi.
Còn chứ cụ, có thể cụ quên không ghi thôi;Thằng con lớn nhà em 2007 đẻ ở HN trong giấy khai sinh có quê quán, đứa bé 2011 giấy khai sinh k còn quê quán nữa cụ ạ. Chỉ có mỗi nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện tại thôi.
nói thật cụ nha 2 thằng đó cụ trích quy định pháp luật bị cũ, tức là nó đã hết hiệu lực, giờ chỉ được quy định trong Luật Hộ tịch do quốc hội ban Hành 2 ông ấy chả đủ tuổi mà cãi nhau, ngày xửa chưa có luật hộ tịch 2 ông ấy mới cãi nhau, cụ đọc thêm trong luật nha
Bộ Tư pháp và bộ Công an vẫn còn tranh cãi về nguyên quán và quê quán kìa cụ.
Đối với chứng minh nhân dân, hướng dẫn thi hành Nghị định số 05/1999/NĐ-CP và Nghị định số 170/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chứng minh nhân dân, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 27/2012/TT-BCA. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2012 trên mẫu chứng minh nhân dân mới (giống như thẻ ATM) sẽ không còn ghi nguyên quán mà được thay bằng quê quán.
Đối với Giấy khai sinh, hướng dẫn thi hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2008/TT-BTP. Theo đó, khi đăng ký khai sinh, quê quán của con được xác định theo quê quán của người cha hoặc quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Tuy nhiên quê quán của cha được xác định thế nào thì Thông tư lại không quy định.
Tuy nhiên, trên thực tế do khái niệm nguyên quán và quê quán chưa được định nghĩa một cách chính thức trong bất kỳ văn bản pháp luật nào nên có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng trong một số trường hợp còn chưa thống nhất.
Thực tiễn áp dụng mang tính phổ biến thì nguyên quán của một người là nơi sinh của cha người đó và không phụ thuộc người cha có lớn lên ở đó hay không còn quê quán của một người là nơi sinh ra và lớn lên (sinh trưởng) của cha người đó. Đối với trường hợp một người không xác định được cha thì nguyên quán, quê quán được xác định theo mẹ.
Với cách hiểu và áp dụng như trên thì với trường hợp bạn hỏi do ông nội của bạn sinh trưởng ở Hà Nội nên cha bạn có quê quán là Hà Nội. Cha bạn sinh ra ở Hà Nam nên bạn có nguyên quán ở Hà Nam nhưng quê quán của bạn có ở Hà Nam hay không lại phụ thuộc cha bạn có lớn lên ở Hà Nam hay không. Nếu cha bạn chỉ sinh ra ở Hà Nam mà không lớn lên ở Hà Nam thì quê quán của bạn không thể là Hà Nam. Trường hợp này quê quán của bạn là Hà Nội. Còn quê quán của con bạn thì được xác định theo quê quán của bạn. Nếu quê quán của bạn là Hà Nội thì quê quán của con bạn cũng là Hà Nội.
https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tu-van/cach-xac-dinh-nguyen-quan-2410668.html
Ông nội em sinh ra ở Bắc Ninh, gia đình ông nội em chuyển về Hải Phòng sinh sống. Ông nội em lớn lên ở Hải Phòng, sang Nga làm việc rồi sinh ra cha em tại Đức . Sau đó gia đình ông nội em về Hà Nội và cha em sinh sống + lớn lên ở Hà Nội. Cha em sang Mỹ học và sinh ra em, sau đó cả gia đình em lại về TPHCM sinh sống đến khi em lớn.
Sau đó em chuyển ra Đà Nẵng sinh sống và sinh ra con gái em.
Vậy quê quán của ông nội em, cha em , em và con gái em sẽ là ở đâu? Chả nhẽ mỗi người 1 quê
E cũng k hiểu rõ khái niệm "quê quán" như thế nào. Như ông già e gốc Thái Bình, mẹ e người HN, e sinh ra ở HN. Trên cmt của e ghi quê Thái Bình, vẫn hiểu đc. NHưng đến đời F1 nhà e, cũng ghi quê TB . Cứ đà này đến F1 của F1 e sẽ vẫn quê TB mất . Và chẳng bao giờ đc công nhận là người HN cả
Cụ mợ nào giải ngố cho e với ạ
Theo hướng dẫn thấy ghi là nơi sinh trưởng của cha đẻ đấy. Nhưng mà em thấy F1 nhà em mà ghi quê quán HN thì em thấy nó làm sao đó. Hơn nữa từ nhỏ đến lớn em di chuyển mấy chỗ, biết lấy chỗ nào?
Luật hộ tịch nhé:
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Vậy cụ có thể khai cho F1 là quê Thái Bình (theo quê của cụ), hoặc quê của vợ cụ, hoặc tại nơi sinh là Hà Nội. Cái này do ý muốn của cụ thôi.
Cụ nhớ chuẩn rồi ạ!
Quê quán của con khi khai sinh sẽ được xác định căn cứ theo khoản 8, điều 4, Luật hộ tịch năm 2014 (Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh)
Và trong nghị định hướng dẫn thi hành Luật này có khoản thể hiện như sau: "Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch"
Em hỏi anh Gúc hộ các cụ ạ!
Ba cái lằng nhằng này cũng không cải cách được còn đòi 4.0 . Mỗi lần muốn làm cái gì cũng phát ớn. Hôm trước em vừa chửi cho cái thằng hành chính trong phường trận vì ăn nói mất dạy!
Nơi sinh và quê quán hải từ khác nhau,
Nơi sịnh giờ 98% là trong bệnh viên,
Quê là gốc gác còn người
Quê quán là nơi sinh của cha
Cái này mà có trong luật thì e thấy luật nó ngu ngu thế nào ý. Định nghĩa Quê quán của cá nhân là quê quán của bố mẹ. Thế quê quán của bố mẹ lại là quê quán của ông bà. Cứ như vậy thì đeó biết quê ở đâu.
E vẫn hiểu và khai quê quán là nơi bố mẹ mình sinh ra và lớn lên
Cám ơn các bác. Mình xin đặt lại câu hỏi cụ thể hơn để các bác chỉ giáo:
Trong giấy khai sinh ghi quê quán của mình là Ninh Sơn - Hoa Lư - Ninh Bình. Bây giờ Ninh Sơn không còn là xã thuộc huyện Hoa Lư nữa, mà chuyển thành phường Ninh Sơn thuộc thành phố Ninh Bình.
Vậy theo các bác thì bây giờ làm thẻ CCCD sẽ ghi quê quán là gì? Nếu bắt buộc phải cập nhật thì ai sẽ là người thực hiện, cá nhân có phải về quê xác nhận lại như lời của cán bộ CA không?
Và giấy khai sinh có cần phải cập nhật lại quê quán không?
Bài này giải thích đúng những gì diễn ra trong thực tế:
http://luatvietphong.vn/que-quan-trong-giay-khai-sinh-cua-con-ghi-theo-que-quan-hay-noi-sinh-cua-cha-n9457.html
Tôi không nói như thế là đúng hay sai, vì có nhiều ý kiến lắm. Tôi chỉ nói: Cách ghi quê quán hiện nay đúng như bài trên giải thích.
Tôi đã hỏi cán bộ: Vậy thì con cháu 100 đời của tôi vẫn ghi quê giống tôi hay sao? Cán bộ đáp: Đúng vậy!
Các cụ cho em hỏi ngu là cái Quê quán hay Nguyên quán này nó có tác dụng gì cho quản lý xã hội không ạ? Iem sinh ra ở nước ngoài nhưng khai mấy lần giấy tờ đều phải ghi Nguyên quán là Hưng Yên, dù iem éo biết cái quê HY ấy nó ra làm sao.
Nguyên quán theo quê bố cụ ơi
Đến đời chắt cụ thì ghi chuẩn vẫn là thái bình
Nguyên quán: Đã bỏ;
Quê quán: Nơi sinh trưởng của Bố; Kinh nghiệm ghi hồ sơ chỉ nên ghi cấp Tỉnh ví dụ: Thái Bình, Hà Nội;
Nơi ĐKHKTT: Theo sổ hộ khẩu;
Nơi cư trú có thể là nơi ĐKHKTT hoặc Nơi ở hiện tại
Sai, là quê quán của bố đẻ
Quê quán sẽ là Ninh sơn, Ninh bình. Trong sổ hộ khẩu của cụ đã đổi thành NS, NB chưa hay vẫn Hoa lư? Nếu hộ khẩu đổi rồi thì nghiễm nhiên cccd viết theo HK. Còn nếu chưa đổi cụ phải viết 1 đơn xin chỉnh lại, cụ mang đơn về địa phương xin xác nhận rồi mang lên phòng HK điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong thì quay lại chỗ cấp đổi cccd. Giấy ks gốc còn thì cứ để thế ko cần đổi cụ nhé. Nếu mất mà xin lại thì địa phuơng họ tự chỉnh lại theo bản mới rồi
Cụ có nhầm không ? Nhóc thứ 2 nhà em 2016 vẫn còn nguyên quán . Khai sinh trên web rồi in ra , mẫu khai sinh như tờ in A4 đen trắng không có màu mè gì
Để chiều em về xem lạiCòn chứ cụ, có thể cụ quên không ghi thôi;
Quê quán là nguồn gốc xuất thân, bỏ làm sao được;
Theo em được biết thì trường hợp của cụ thì đời cháu của cụ sẽ được ghi quê quán Hà Nội ạE cũng k hiểu rõ khái niệm "quê quán" như thế nào. Như ông già e gốc Thái Bình, mẹ e người HN, e sinh ra ở HN. Trên cmt của e ghi quê Thái Bình, vẫn hiểu đc. NHưng đến đời F1 nhà e, cũng ghi quê TB . Cứ đà này đến F1 của F1 e sẽ vẫn quê TB mất . Và chẳng bao giờ đc công nhận là người HN cả
Cụ mợ nào giải ngố cho e với ạ
Cụ khai sáng cho các cụ trên này đi ạ !Đọc câu chuyện " đau bụng uống nhân sâm ... tắc tử" thì hầu hết các cụ cười hô hố.
Dưng mờ đọc ở thớt này mới thấy hầu như các cụ cũng tuyền đọc quy định/luật... theo kiểu ấy.
4 trang, vi chi là gần 80 còm thì chỉ có vài còm là đọc/hiểu đầy đủ.
Trong khi giờ tra anh gù thì cũng rất dễ. Tra rồi thì cố gắng mà đọc hết, đừng đọc kiểu "đau bụng uống nhân sâm " là được.
em chưa làm thẻ căn cước nên ko biết, nhưng có khai sinh cho cháu nó cách đây 1 số năm thì ko thấy có mục quê quán nguyên quán, chủ yếu là nơi sinh thôinguyên quán thì mãi vẫn là cái của ông cha ban đầu nếu ko có sự thay đổi