- Đồng ý ạ
- Một bộ nhíp, cho dù là 1 hay nhiều lá đương nhiên sẽ là dao động tắt dần, do ma sát giữa các lá nhíp hoặc nếu là một lá thì sẽ là do tổn thất năng lượng biến thành nhiệt (nếu bẻ đi bẻ lại một lá thép thì sẽ thấy nó nóng lên). Nhưng em nói là nhíp ko dập tắt dao động, bởi vì lý do như sau: một điều rất quan trọng là ko có con đường nào phẳng tuyệt đối, do vậy, luôn luôn có lực tác dụng từ mặt đường lên, và nhíp cũng sẽ luôn luôn dao động -> xe lúc nào cũng nhún nhảy. Chính vì vậy mới cần các ống giảm chấn = thủy lực
- Bác ko hiểu ý em, em chỉ nói là nếu cùng một bộ nhíp, càng nhiều ống giảm chấn xe càng xóc, tức là giảm chấn càng cứng. Còn đương nhiên, nhíp là một loại lò xo lá, mà lò xo cũng có độ cứng của nó -> nhíp cũng có giảm xóc nhiều hay ít. Người ta tổng hợp độ cứng của nhíp + ống giảm chấn suy ra độ cứng của cả hệ thống treo. Cái này mới quyết định là xe đi êm hay là không. Bác Nakio hình như cũng đã nói là độ cứng của ống giảm chấn cũng phải căn cứ vào độ cứng của nhíp đấy thôi
- Đương nhiên là khi thiết kế các lá nhíp, người ta không thể để các lá nhíp hoạt động đến độ nóng đến mức mà thay đổi cơ lý tính, do vậy, nhíp hỏng thì thường là do chở quá tải trọng, hặc hoạt động lâu ngày sẽ bị giảm sức bền mỏi. Nhưng có một điều bác nhầm ở đây là: giữa các lá nhíp luôn có lớp mỡ bôi trơn. Mặc dù người ta xếp các lá nhíp sát nhau, nhưng giữa các lá vẫn luôn tồn tại một lớp mỡ mỏng. (thành xilanh và pítông khít như vậy mà vẫn có lớp dầu bôi trơn đấy thôi). Và do các lá nhíp sát vào nhau nên cũng không nhiều bụi bay vào đâu ạ. Cái mỡ bôi trơn cho nhíp là loại mỡ đặc biệt. Nói thật là bỏ nghề lâu rồi nên em cũng quên mất mã hiệu của loại mỡ này. Nếu ko có cái lớp mỡ này, em chắc với bác là nhíp sẽ bị gãy trước khi kịp mỏi đấy ạ
Quả thực là rất vui được trao đổi với bác về góc kỹ thuật này ạ(b)